Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Hai-Yeu-To-Khien-Cho-Phat-Phap-Huy-Diet
Chánh kinh:  

Phật bảo tỳ-kheo:
- Lại có hai sự khiến pháp hủy diệt, những gì là hai?
Một: chẳng giữ cấm giới, chẳng nhiếp tâm ý, chẳng tu trí huệ, chứa vợ nuôi con, buông lung tâm ý, buôn bán kiếm lợi để cùng chung sống)
Hai: đắm chấp bè đảng, ghét kẻ kính pháp, muốn cho kẻ ấy bị hãm đọa, cố làm [ra vẻ] nói năng tốt lành, thật ra là dua dối, siểm nịnh. Trong phạm ác hạnh, ngoài giả vờ thanh bạch.
Đấy là hai sự khiến pháp hủy diệt.


Thứ nhất là “chẳng giữ cấm giới, chẳng nhiếp tâm ý (chẳng thể giữ tâm), chẳng tu trí huệ”: Ở trên đã giải thích rồi, ở đây chẳng cần phải nhắc lại nữa.

“Nuôi con chứa vợ”: trong thời kỳ Mạt Pháp, người xuất gia bèn nuôi dưỡng vợ con. Trước kia, trong thời kỳ Duy Tân dưới đời Minh Trị Thiên Hoàng ở Nhật Bản, vì chánh sách quốc gia, người xuất gia nhất định phải lấy vợ sanh con rồi sau đó mới được phép xuất gia. Đến nay, ngoại trừ những vị tăng khổ hạnh trên núi cao, những người xuất gia dưới đồng bằng của Nhật Bản đại đa số đều có gia đình.

“Phóng tâm tứ ý” (buông lung tâm ý) giống như câu “phóng dật kỳ ý” [ở phần trên].

“Buôn bán kiếm lợi để cùng chung sống”: chỉ người xuất gia hiện thời tâm chẳng hướng đến đạo, sanh sống chẳng nhờ vào hai chúng tại gia cúng dường, bọn họ cũng có các cách kiếm lợi, hành vi chẳng đúng pháp như thế đó, tâm chẳng an trụ nơi đạo, nên càng chẳng thể thanh tịnh.

Thứ hai là “đắm chấp bè đảng”: chỉ người xuất gia chia phe, chia đảng, tạo ra những tổ chức nhỏ, đoàn thể nhỏ, bài xích những con người, những sự vật xung đột với quyền lợi của chính mình.

“Ghét người kính pháp”: phàm những ai tu hành chân chánh bèn nghĩ cách bài xích họ, chẳng ủng hộ, tạo đủ mọi chướng ngại.

“Cố làm ra vẻ nói năng tốt lành, thật ra là dua dối, siểm nịnh”: Những kẻ đó có thể nói lời tốt lành, chuyên môn săn đón bợ đỡ người, ngoài miệng nói nghe rất hay. Người chẳng hiểu rõ, tưởng câu nào cũng tốt lành cả, rốt cuộc bị họ lừa dối, mắc hại. Thiện tri thức chân chánh thì xử thế, đãi người, tiếp vật, thái độ hoàn toàn chẳng giống với bọn họ. Phàm những bậc thiện tri thức khuyên đời, những lời nói ra đều là “trung ngôn nghịch nhĩ” (lời thật chối tai), thế mà người đời cứ thích nghe lời dối gạt, chẳng thích nghe khuyên nhủ.

“Trong phạm hạnh, ngoài giả vờ thanh bạch”: Câu kinh này ý nói có hạng người xuất gia làm ra vẻ đạo mạo nghiêm nghị, bề ngoài giả vờ như rất đúng pháp, trang nghiêm hệt như Phật, như Bồ Tát, còn bên trong thì tư tưởng, kiến giải, hành vi, thậm chí còn kém hơn cả người ngoài đời. Hai điều nói trên là hai yếu tố khiến cho Phật pháp hủy diệt.
 
Trích từ: Phật Thuyết Đương Lai Biến Kinh
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Phạm Võng Bồ Tát Giới Bổn, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang Tải Về
2 Phạm Võng Bồ Tát Giới, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang Tải Về
3 Phật Thuyết Kinh Phạm Võng Phẩm Bồ Tát Tâm Địa, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Tải Về
4 Phật Nói Kinh Phạm Võng Bồ Tát Tâm Địa Phẩm Lược Sớ, Ni Sư Thích Nữ Trí Hải Tải Về
5 Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới Giảng Giải, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Tải Về
6 Phật Thuyết Đương Lai Biến Kinh Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về