Giàu có, sống lâu, khỏe mạnh, vui vẻ... người người đều muốn có để hưởng, nhưng người đạt như nguyện ít lại càng ít. Có người nghèo khổ, có người nhiều bệnh hoặc tàn phế, có người đoản mạng chết sớm. Chỉ có sự vui vẻ, người người đều có thể hưởng thụ được, nhưng thật đáng tiếc, có một số người tóm lại không nhìn rõ, lệch lạc tự tìm khổ não, từ bỏ vui vẻ, lui trốn trong ba nhà, trốn lánh vui tươi thường sống lỗi lầm trong khổ não.
Vui vẻ không chỉ là sản phẩm có lợi chỉ chuyên của những người giàu có còn người nghèo khổ thì không có phần. Vui vẻ, việc đó không phân là người giàu có hay nghèo hèn, già trẻ nam nữ đều được bình đẳng, mọi người đều có thể hưởng thụ vui vẻ. Hằng ngày sự vui vẻ thường có, xem ra vì sao chỉ đối với chính mình thôi. Nhận thức chân thật mà nói thì việc tìm cầu của một đời người chính là: vui vẻ!
Vui vẻ, mà phải “thiểu dục tri túc” thì mới đầy đủ. Tiếp nhận tất cả, trong tâm tự được, tự đầy, tự đủ, ở địa ngục cũng như thiên đường, có bệnh ở nơi thân hoặc tàn phế, biết nhân quả, không oán trời trách người, có bệnh mà hay lấy vô bệnh quán sát, lại bất giác khổ, đoản mạng chết sớm cũng có thể mỉm cười mà đi.
Một người trọn đời mong cầu là cái gì? Vàng bạc, danh vị, quyền thế hoặc học vị đều là thứ yếu, vì những cái này chỉ là cái bề mặt, cái mà thấy được, chỉ là một loại cảm thọ đầy đủ tạm thời ngắn ngủi, mà chẳng phải là cái vui vẻ lâu dài; có thể lâu dài vui vẻ mới là nhân chính. Vui vẻ là một loại tâm cảnh, một loại cảm giác nội tại thần túy, cũng chẳng phải hoàn toàn nương gá vật bên ngoài có hình thể, cũng chẳng phải là hoàn toàn xa lìa ra ngoài vật bên ngoài có hình thể. Vui vẻ là một sự cảm thọ vô hình của tâm linh sâu xa, nó được chứa nhóm từ chỗ sâu thẳm của tâm linh, ngay lúc chúng ta muốn dùng nó, tâm chúng ta lại có thể cảm giác sâu sắc, vượt lên trên cái tâm, mai một đi cái chẳng vui sở hữu, cái đó chúng ta gọi là vui vẻ, một vài lúc lại biến khắp toàn thân chúng ta, thậm chí không khí chung quanh sung mãn lâng lâng cảm giác vui sướng.
Người giàu nếu không biết đủ (tri túc) thì không đầy đủ, có rồi càng muốn càng nhiều, tốt rồi càng muốn càng tốt, được rồi lại sợ mất đi, lại sợ tai họa tới mình, lại sợ sanh bệnh, lại sợ chết mất, cả ngày tổn thương gân não, bàng hoàng không an, buồn bực lo sầu sợ sệt lúc nào mới hết? Ở thiên đường cũng như là ở địa ngục.
Chỉ cần có một khoảnh khắc vui vẻ thì những việc tham, sân, si, nghi, mạn, đấu tranh, tư riêng, sợ sệt, khẩn trương, giận, buồn phiền, lo nghĩ, tính toán... sẽ mất thôi, tâm tình có thể mở mang thoải mái trở lại! Đâu phải có tiền, có danh, có thế lực, ăn ngon, mặc đẹp, ở cao sang, mà không có tâm tình thoải mái để hưởng thụ, thì đâu phải là vui vẻ!
Người nghèo mà biết thiểu dục tri túc thì là đầy đủ, biết nhân quả, rõ thị phi, không bạo ngược, không tự ti, không thèm muốn của người, không tham, không sân, không oán, không tranh, không ghét, không sợ thẹn, không so sánh nhà người, tự mình buôn bán bao nhiêu ăn bấy nhiêu, không tủi hổ hình vóc xấu, lại không vì không có tiền mà buồn rầu làm tổn thương gân não, mặc áo vải, ăn cơm hẩm, ở nhà tranh, đầy đủ với hiện thực, không kêu ca khuất phục, lại còn mừng vui hạnh phúc, không có lạnh lẽo đói rét thì tự mình được cái vui.
Đời người lạc quan, biết sống vui, tâm não rộng rãi, quán xem các pháp, ít ham muốn và biết đủ thì sẽ đầy đủ. Giàu từ người khác mà giàu, nghèo từ người khác mà nghèo, là vật ngoài thân, thuận với tự nhiên, không cưỡng cầu, tốt hoại, đắc thất, khổ vui, chê khen, vinh nhục, không so tính, phàm việc gì chỉ hỏi tâm không hổ thẹn, tùy gặp cảnh mà an, tâm an thì lý được, không bị hai cảnh thuận nghịch chi phối. Bình thường đời sống bất hạnh bị nghèo thiếu vây quanh, cũng có thể an bần lạc đạo, không oán trời trách người, chẳng vì nghèo khổ mà tự ti, thản nhiên mà tiếp nhận những ngằn mé bất hạnh, quên đi cái khổ nghèo thiếu, mạnh khỏe, mẻ sứt hoặc tàn phế, cũng có thể vui sống hằng ngày, chẳng thể nhân nơi bệnh khổ mà lẩn quẩn rên la, trên tâm linh là: an tường, tự tại và vui sướng.
Thật sự mà nói, vui vẻ do sự kích thích của vật bên ngoài sản sinh phần nhiều thuộc về khoái lạc cảm quan; sự vui vẻ xuất phát từ nội tâm thì là khoái lạc của tâm linh. Nguồn gốc của hai sự khoái lạc ấy không đồng, thứ lớp cũng có sai khác. Đứng một phía mà nói, sự vui vẻ của cảm quan - đến vui đi cũng vui, như ngày mùa hạ mây tụ, lại vẹt tan ngay mà qua đi; sự vui vẻ của tâm linh thì sanh lần hồi rồi chậm chạp đầy lên, giống như nước suối của núi mùa xuân nhởn nhơ chẳng khô. Ngài Trí Giả nói: “ Biết đủ có thể đem niềm vui chất chồng thành núi, càng chứa càng dày; không biết đủ, thì sẽ đem niềm vui đục khoét thành vực, càng khoét càng sâu”.
Con người, cuối cùng một đời, tìm tìm kiếm kiếm, tranh tranh nghiệp nghiệp, tóm lại chỗ truy cầu thoát ly không được sự hào hoa nơi vật chất và sự rõ ràng nơi danh lợi, chỉ tất cả cần thấu rõ lương tâm, đạo đức, nhân nghĩa, tâm mới an, tâm an! Để được vui vẻ, nếu chỉ vì thỏa mãn đầy đủ lòng ham muốn của mình, tha hồ làm điều trái lẽ, thì có cái gì mà chẳng thể làm; chẳng phải chờ đợi báo ứng đời sau mà thọ khổ, đời này cũng có thể hiển hiện tai họa trùng trùng, như thế có thể vui vẻ được chăng!
Rất nhiều người không được vui vẻ là bởi do từ lòng ham muốn ngóc ngách sâu xa. Nếu hay xem phú quý như mây nổi, danh lợi như khói sương, được mất không vinh ở nơi tâm, tự nhiên, gió mưa buồn rầu cũng chẳng xâm phạm ở trong lòng, huống gì, tiếng buồn khí thảm không giúp được đối với công việc. Sao chẳng lấy riêng một món tâm tình xem cho tất cả.
Người học Phật tu hành chuyên nhất chí thành ở nơi chân tâm, tin thọ vưng làm, chẳng cầu điều kiện hư vinh trước mắt, mà cầu ở nơi chỗ sâu xa của nội tâm, dứt bỏ dục vọng chính mình và chấp trước, giữ gìn tâm thanh tịnh. Từ việc hành trì không gián đoạn, tự nhiên được an ninh, đầy đủ và vui vẻ trong tâm linh. Nhân người tu hành có chánh kiến, chánh tư duy, tâm từ bi, làm việc thiện, không làm ác, thiểu dục tri túc, ít phiền não, có sự ký thác trên tinh thần là: Tin Phật. Có lý tưởng: Thành Phật, tự nhiên cuộc sống được vui vẻ nhiều.
Đương nhiên chẳng phải ngay khi mới bắt đầu tu thì có thể được sự vui vẻ trên tâm linh, quyết cần phải thanh trừ tập khí vô minh chính mình: tham, sân, si... Cải chánh hành vi hư hoại, sự vui vẻ mới có thể hưởng thọ được.