Cho nên hiện tại chúng ta ở thế gian này, sống một ngày tính một ngày, không nên nghĩ còn có năm tới. Tôi ngay đến ngày mai cũng không nghĩ. Như vậy chúng ta mới tự tại ! Nghĩ đến ngày mai làm gì? Ngày mai vẫn chưa đến, hôm nay có được thời gian của một ngày, cố gắng niệm một ngày phật, tụng một ngày kinh, bạn nói xem, thật nhiều tự tại.
Vì sao phải nghe kinh? Không nghe kinh thì là nghĩ tưởng xằng bậy, không nghe kinh thì tâm không thể định, nghe kinh là phương pháp tu định. Nếu như mỗi ngày bạn có thể nghe được tám giờ đồng hồ, thì bạn tu được tám giờ định. Định huệ đều học. Khi nghe kinh không khởi vọng niệm là tu định. Nghe được rất tường tận, nghe được rất thông suốt, đó là tu huệ. Định huệ đều học, giới tự nhiên ở ngay trong đó, vì sao vậy? Bạn sẽ không khởi ác niệm, bạn không thể có ác niệm ác hạnh đối với người khác, cho nên phương pháp này là giới định huệ tam học một lần đầy đủ.
Bạn mỗi ngày có thể nghe kinh được tám giờ, sáng sớm niệm Phật được hai giờ, buổi tối niệm Phật được hai giờ, một ngày 12 giờ suốt cả năm không hề gián đoạn, theo tôi nghĩ hai ba năm thì bạn được Niệm Phật Tam Muội. Niệm Phật Tam Muội là gì? Công phu thành khối, điều kiện vãng sanh liền đầy đủ. Nếu như cách tu không phải như vậy thì không thể nắm phần vãng sanh.
Trên thế giới này loạn thì mặc cho nó loạn, Phật cũng còn không có cách gì, chúng ta có năng lực gì để giúp chứ? Cho nên ở trong những năm này, cứu chính mình là quan trọng. Lão cư sĩ Lý Bĩnh Nam ngày đầu vãng sanh, lúc đó tôi giảng kinh ở Cảnh Mỹ, hơn 5 giờ sáng thì thầy vãng sanh. Đồng tu Đài Trung gọi điện cho tôi nói lão sư vãng sanh, buổi chiều hôm trước một ngày thầy vãng sanh, thầy nói với mấy đồng tu ở bên cạnh mấy câu, di giáo sau cùng là “thế giới này loạn, Phật Bồ Tát thần tiên hạ phàm cũng không cứu được, chúng ta chỉ có một đường sanh lộ, chính là niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ”. Di ngôn sau cùng của lão sư Ngài, chúng ta phải ghi nhớ, chúng ta phải tin tưởng, y giáo phụng hành.
Thế giới này dù có loạn thế nào, ta cũng không loạn. Tai nạn không thể tránh được, tai nạn đến rồi, người niệm Phật chúng ta ở ngay trong tai nạn vãng sanh là việc tốt, không phải việc xấu. Người chết ngay trong tai nạn, có người đi đến thế giới Cực Lạc, có người đi đến cõi trời, có người đổi cái thân này lại trở lại, họ lại đầu thai, lại trở lại, có một số người đến ba đường ác. Cũng đồng là chết ngay trong tai nạn, nhưng chỗ đi không như nhau, cho nên không lo lắng, không khiếp sợ, tâm luôn là an định không nên bị cảnh giới xoay chuyển. Nơi chúng ta đi thì tốt rồi, nếu như tai nạn đến rồi, kinh hoàng, lo lắng, khiếp sợ, vậy thì khẳng định đến ba đường ác. Chính họ không làm chủ được nên đã bị cảnh giới chuyển. Cho nên hiện tại chúng ta ở thế gian này, sống một ngày tính một ngày, không nên nghĩ còn có năm tới. Tôi ngay đến ngày mai cũng không nghĩ. Như vậy chúng ta mới tự tại! Nghĩ đến ngày mai làm gì? Ngay mai vẫn chưa đến, hôm nay có được thời gian của một ngày, cố gắng niệm một ngày Phật, tụng một ngày kinh, bạn nói xem, thật nhiều tự tại. Đó chính là người đại phước đức, đó chính là người đại tự tại.
Không nên nhiều chuyện, hễ người nhiều chuyện thì họ sẽ tự tìm lấy phiền não. Vạn duyên buông bỏ, người khác tranh danh đoạt lợi, chúng ta danh vọng lợi dưỡng thảy đều buông bỏ. Đó là gì vậy? Đó đều là làm chuyện sáu cõi ba đường, đó là việc của họ, chúng ta buông bỏ rồi, không làm việc đó nữa, chúng ta đến thế giới Tây Phương Cực Lạc để làm Bồ Tát, để làm Phật. Phải có nhận biết như vậy thì tốt, vạn nhất không nên để lỡ cơ duyên tốt lớn như vậy. Có tai nạn này là cơ duyên tốt lớn, vì sao vậy? Ép chúng ta không dụng công không được. Nếu không dụng công thì đi vào ba đường. Bạn từ góc độ này mà nhìn là một việc tốt, không phải việc xấu. Không có tai nạn thì người giải đãi, không cần lo, còn có năm tới, còn có năm tới nữa, vĩnh viễn giải đãi lười biếng, công phu không đắc lực. Hiện tại tai nạn ép bức bạn, không làm không được, phải liều mạng mà làm, vậy mới có thành tựu. Trên kinh, Phật có hai câu nói “nhật nhật thị hảo nhật, thời thời thị hảo thời”. Hai câu này đúng, một chút cũng không sai.
Tôi những năm qua giảng kinh đã có thêm được hai câu, “nhân nhân thị hảo nhân, sự sự thị hảo sự”. Thiên tai nhân hoạ đều là việc tốt, không có việc nào không là việc tốt, người thiện người ác đều là người tốt, nhất là người ác. Người ác là gì? Thành tựu ta nhẫn nhục Ba La Mật, xem ta có thể nhẫn hay không. Có thể nhẫn thì đạo nghiệp nâng lên cao, không thể nhẫn thì đọa lạc. Có thể nhẫn thì chúng ta từ phàm phu thăng cấp đến Phật, Bồ Tát. Phật, Bồ Tát có thể nhẫn, không thể nhẫn thì thế nào? Thì kết oán thù với đối phương. Oán thù này vừa kết thì đời đời kiếp kiếp không thể ngừng dứt, bạn nói xem, đó không phải tự tìm phiền não hay sao? Cho nên người xấu đó rốt cuộc là tốt hay không tốt? Chúng ta có thể nhẫn thì họ là người tốt, họ thành tựu nhẫn nhục Ba La Mật cho ta, họ giúp ta nâng lên cao. Nếu ta không thể nhẫn thì họ là người xấu, họ là oan gia trái chủ của ta, đời sau ta báo thù họ. Cho nên bên ngoài không có người tốt người xấu, người tốt người xấu ở chính nội tâm chính mình. Tâm của ta tốt thì họ đều là người tốt, tâm của ta không tốt thì toàn là người xấu. Đó là đại sư Ngẫu Ích nói, cảnh duyên không tốt xấu. Cảnh chính là người bên ngoài, duyên là hoàn cảnh vật chất. Hoàn cảnh vật chất cùng hoàn cảnh nhân sự không có tốt xấu, là bình đẳng. Tốt xấu là do đâu vậy? Tốt xấu do tâm của chính mình. Tâm của chính mình tốt thì không có thứ gì không tốt, tâm của chính mình không tốt thì không có thứ gì tốt cả.
Thế giới Cực Lạc sở dĩ đẹp đến như vậy cũng không gì khác hơn là vì tâm của mỗi một người ở nơi đó đều tốt, cho nên cảm được y chánh trang nghiêm không gì bằng...
Trích từ: Tịnh Nghiệp Tam Phước