Home > Khai Thị Phật Học
Ứng Cơ Chỉ Bày Của Địa Tạng Bồ Tát
Nguyên Tác Hán Văn | Cư Sĩ Liêu Nguyên, Việt Dịch


Địa Tạng Bồ Tát thường tùy theo căn cơ giáo hóa chúng sinh. Ngàn vạn lần kỹ lưỡng dặn dò, chúng ta phải hiểu rõ lẽ phải  nhân quả,  để khỏi bị đau khổ. Bởi vì  nếu chúng ta trồng nhiều căn lành, sẽ hái được quả tốt, trồng nhân ác sẽ nhất định bị quả ác. Giống như trồng bí được bí, trồng đậu được đậu, quyết định luật đó nhân quả  không sai, cho nên Bồ Tát gặp kẻ giết người,  nói là sẽ bị quả báo đoản mệnh, kẻ trộm cướp sẽ bị quả báo khổ, những kẻ tà dâm sẽ đọa làm chim bồ câu, uyên ương báo. Những kẻ độc ác phỉ báng người sẽ bị lưỡi mọc mụn khổ báo, những kẻ giận hờn sẽ gặp quả báo xấu xí, những kẻ bỏn sẻn gặp quả báo cầu chẳng được. Kẻ bất hiếu với Cha Mẹ sẽ gặp quả báo tại trời sát hại. Phỉ báng Tam Bảo sẽ gặp quả báo câm điếc. Kẻ săn bắn háo sát sẽ gặp quả báo phải luân hồi xa cách. Kẻ ngạo mạn tự cao sẽ gặp quả báo hèn hạ như gặp những kẻ tội nhân. Bồ Tát sẽ nói cho họ biết quả báo của mọi thứ tội, nếu những kẻ tội lỗi đó, mà không biết sám hối, sau khi bị quả báo, khi chết đi còn phải xuống địa ngục chịu mọi sự khổ sở. Người đời phần nhiều chỉ biết hơn thua trước mắt, không hiểu luật nhân quả, làm những điều phi pháp không còn biết luật nhân quả là gì. Quả thực không biết sự đau khổ mai này ra sao ?  Thật là điều đáng thương và đáng tiếc. 

Nên biết rằng luật  báo ứng chia làm 3 loại: Loại thứ nhất là hiện báo, tức là làm những chuyện thiện ác trong đời này của mình, phước hay họa cũng đến ngay trong đời này. Loại thứ 2 là sinh báo trong đời này, làm việc thiện hay ác, để đến đời sau sẽ gặp được phước hay họa. Loại thứ 3 là hậu báo, đời này mình làm những việc thiện hay ác, phải đợi đến đời thứ 3, thứ 4, hay hàng ngàn vạn kiếp hoặc cho đến vô lượng kiếp mới biết  phước hay họa. Nóí tóm lại, phàm những ai tạo nghiệp chướng, không có lẽ gì là không có quả báo. Trong đời này những người gặp tai ương, nếu không oán trời thì trách người, không chịu nghĩ đến trả nợ của tiền kiếp mà hối hận. Loại người này chỉ nhìn thấy lành dữ trước mắt, có lúc ngẫu nhiên làm một việc thiện mà gặp họa thì cho là không nên làm việc thiện. Có khi làm những điều ác phước thì cho rằng làm việc ác cũng không đáng ngại. Vì họ không hiểu luật báo ứng của việc thiện ác, không phải việc một sớm một chiều mà là việc tích lũy từ nhiều đời. Thí dụ như mùa đông băng tuyết đóng dày 3 thước, đâu phải chỉ do một ngày lạnh mà kết thành. Họ chỉ biết tính toán sự lợi ích của nhất thời trước mắt. Cho nên tham lam làm những việc hại người, ích kỷ, người đời nay phần nhiều là không có tâm từ. Như vậy trách sao cho khỏi thiên hạ lại đến mức độ này. 

Trong 10 năm nay, một trận đao chiến miền Tây Dương, tử thương cả ngàn vạn người, chết đói mấy trăm triệu người. Ngay các tỉnh ở Trung Quốc, thiên tai nhân họa chết quá triệu người. Một trận động đất tại Nhật Bản chết khá nhiều vạn người. Ta thử nghĩ chỉ trong khoảng 10 năm mà đã tai hại như vậy, lòng người trước kia so với lòng người ngày nay tốt hơn nhiều, là vì phần nhiều tin ở đạo lý nhân quả. Cho nên hơn một trăm năm mười năm được thiên hạ thái bình thật không có gì là đáng kể. Người đời chỉ biết lòng người hiện nay so với cổ nhân ngày xưa thì hư đốn, thế đạo hiện tại không bằng ngày xưa, chúng ta có thể biết đó là đạo lý của nhân quả. đó là một sự thật rất minh bạch. Một thế giới như vậy, một gia đình hay một con người cũng như vậy. Từ cổ chí kim không thiếu gì những chứng cớ thật hiện ra. Như vậy còn chưa tin ư? Ta hãy nhìn những người trên thế giới này, có kẻ nghèo có người giàu, có người khổ có người sướng. Có người mạnh cũng có kẻ yếu: Có người đẹp cũng có người xấu. Có người khôn cũng có người dại, đều không giống nhau. Trong đó nhất định có một lý do. Lý do đó là nhân quả. đời người thế nào cũng có sự chết, nhưng chết đâu có xong, thế nào cũng có đời sau. Tức đã có đời sau thì thế nào cũng có luân hồi, đã có luân hồi thì thế nào cũng có đạo lý nhân quả, làm chủ trong đó. 
địa Tạng Bồ Tát từ bi vô cùng, chỉ muốn mọi người đời lìa khỏi đau khổ, được sung sướng, cho nên tìm đủ mọi cách khuyến hóa mọi người hiểu rõ đạo lý nhân quả. đã như vậy thì chúng tôi nhân dịp này khẩn thiết kêu gọi mọi người cần phải hiểu rõ đạo lý nhân quả, cần phải biết trong các tội nghiệp, sát sanh là nặng nhất. Mọi người chúng ta cần phải ăn chay niệm Phật. Nếu hiện thời chúng ta chưa thể ăn chay được thì tốt hơn hết là đừng sát hại sinh mạng.

Hiệu đính toàn văn Quyển Sách: HT Thích Như Điển
Trích từ: Địa Tạng Bồ Tát Bản Tích Linh Cảm Lục


Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục, Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
2.    Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Tinh Hoa Lục, Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
3.    Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, Cư Sĩ Viên Đạt | Cư Sĩ Vọng Tây, Việt Dịch
4.    Bồ Tát Địa Tạng Thánh Đức Hỏi - Đáp, Cư Sĩ Lý Viên Tịnh | Thích Giác Nguyên, Việt Dịch
5.    Địa Tạng Bồ Tát Bản Tích Linh Cảm Lục, Hòa Thượng Thích Như Điển, Việt Dịch
6.    Địa Tạng Bồ Tát Bốn Nguyện Kinh Giảng Ký, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Diệu Âm, Việt Dịch
7.    Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Khoa Chú, Đại Sư Cổ Diêm Khuông Am Thanh Liên bật-sô Linh Thừa | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
8.    Địa Tạng Bồ Tát Thánh Đức Đại Quan, Đại Sư Hoằng Nhất | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
9.    Mười Điều Tâm Niệm, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, Việt Dịch
10.    Phổ Khuyến Đạo Hữu Tịnh Độ Trì Tụng Kinh Địa Tạng, Pháp Sư Tâm Nhiên | Hòa Thượng Thích Pháp Chánh, Việt Dịch
11.    Sự Tích Linh Nghiệm Của Ngài Bồ Tát Địa Tạng, Pháp Sư Tâm Nhiên | Hòa Thượng Thích Pháp Chánh, Việt Dịch
12.    Tiểu Sử Và Công Hạnh Của Di Lặc Bồ Tát, Đại Lão Hòa Thượng Thích Hành Trụ
13.    Ý Nghĩa Chữ Không Trong Trung Quán, Đại Sư Thích Ấn Thuận | Thượng Tọa Thích Hạnh Bình, Việt Dịch