Home > Khai Thị Phật Học > Chanh-Tri-Kien
Chánh Tri Kiến
Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Vọng Tây, Việt Dịch


“Tri kiến” rất quan trọng, chính là “Chánh tri chánh kiến”. Cương lĩnh tu hành của pháp môn niệm Phật chúng ta là “Phát tâm Bồ Đề, một lòng chuyên niệm”.  

“Phát tâm Bồ Đề” chính là Chánh tri chánh kiến, cho nên chưa có Chánh tri chánh kiến, cho dù làm đến được một lòng chuyên niệm, cũng rất khó vãng sanh, cái điểm này rất then chốt. Thành thật mà nói, nếu chưa có Chánh tri chánh kiến, tuy là một lòng chuyên niệm, cũng rất khó mà thành tựu. Bởi vì một là nhất tâm, tâm có tạp niệm thì không phải nhất tâm, xen tạp chuyên niệm Phật A Di Đà, tất cả pháp môn khác đều buông bỏ, dường như là một lòng chuyên niệm, kỳ thật không phải vậy, bạn vẫn còn xen tạp vọng tưởng, còn xen tạp lấy phiền não, cho nên vẫn là không thể thành tựu. Có thể biết trong việc tu hành, Tri kiến rất là quan trọng.

“Tri kiến” nếu dùng lời hiện đại mà nói, chính là “ nhận thức”, nhận thức đối với Phật pháp, nhận thức đối với pháp thế gian. Có nhận thức chuẩn xác, chính là Chánh tri chánh kiến. Phật pháp ở thế gian giáo hóa chúng sanh, không gì khác hơn, chính là giúp đỡ tất cả chúng sanh xây dựng “Chánh tri chánh kiến”, có được chánh tri kiến rồi, thì tu hành sẽ rất dễ dàng. Cho nên tu hành ở mỗi cá nhân, nếu không thể khắc phục được phiền não, không thể khắc phục được tập khí, vấn đề vẫn là ở trên Tri kiến. Do đó, khi vừa mở đầu “ Kinh Pháp Hoa”, Thế Tôn liền đem tông chỉ của giáo học nói ra: “khai thị ngộ nhập, Phật chi tri kiến”. Phật vì chúng ta khai thị, chúng ta chính mình phải có năng lực ngộ nhập. “ Ngộ” là hiểu rõ, “nhập” chính là chân thật làm đến được. Cũng chính là đem Chánh tri chánh kiến dung họp, có thể cùng với đời sống của chính mình hòa thành một thể, nên gọi là dung họp, thường gọi là chứng quả, “nhập” chính là ý nghĩa của sự chứng ngộ. 

Chúng ta chính mình tu học cũng phải có mục tiêu, có một tiêu chuẩn. Mỗi năm phải có tiến bộ hơn, như vậy thời gian sẽ không bị luống qua. Người học Phật có tiến bộ hay không, phải dựa vào hai điểm sau đây, để làm phản tỉnh, kiểm cho chính mình:

Thứ nhất là khai mở trí tuệ. Cũng chính là vừa rồi đã nói, là “Chánh tri chánh kiến”, càng ngày càng rõ ràng, tường tận. Đạo lý trong kinh điển đã nói, ngày nay hiểu rõ hơn ngày trước rất nhiều, sự lãnh ngộ được nhiều hơn.

Thứ hai là đoạn phiền não. Vọng tưởng, phiền não, tập khí nhẹ hơn so với trước. Nếu như trí tuệ không tăng trưởng, phiền não tập khí vẫn còn rất nặng, thì năm này đã uổng đi qua.