Home > Khai Thị Phật Học
Phật Khuyên Bảo Chúng Ta Phải Minh Tín Nhân Quả
Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Vọng Tây, Việt Dịch


Bốn chữ này rất hay. Minh là trí tuệ, không phải mê tín. Đối với chân tướng sự thật, bạn phải làm cho rõ ràng, tường tận, thông suốt, thấu đáo, bạn chân thật tin tưởng đối với nhân quả này. Phật nói tất cả Kinh đều không rời nhân quả, thế gian pháp không thể thoát khỏi nhân quả, Phật pháp cũng không thể thoát khỏi nhân quả. Nhân quả tuyệt đối không phải mê tín. Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, đó là nhân quả. Quyết định không thể trồng đậu được dưa, trồng dưa được đậu, không hề có đạo lý này, vì nhân quả không tương ưng. Cho nên nhân thiện nhất định được quả thiện, nhân ác nhất định cảm ác báo, làm gì sai chứ! Thế nhưng có lẽ chúng ta sẽ xem thấy có một số hiện tượng trong xã hội dường như không hề tương ưng với những gì Phật pháp đã nói. Chúng ta xem thấy một số người ác hưởng phước, người thiện thì bị chịu tội, đời sống vô cùng khốn khổ, việc này dường như không phù hợp với sự thật nhân duyên quả báo mà Phật pháp đã nói. Đó là do bạn đối với sự thật và luân lý của nhân quả chưa tường tận, chưa được thông suốt, bốn chữ “minh tín nhân quả” bạn không hiểu được nên bạn mới sanh ra hiểu lầm.

Nhân quả thông cả ba đời, điểm này chúng ta nhất định phải tin tưởng, phải khẳng định. Bất cứ một chúng sanh nào cũng có đời quá khứ, có đời hiện tại và còn có đời tương lai, nhân quả thông cả ba đời. Đời trước tu thiện tích đức, đó là trồng nhân thiện thì đời này họ được giàu sang phú quý. Cái họ hưởng là phước báo. Do quả này của họ quá lớn, cho nên đời này cho dù họ tạo ra rất nhiều tội nghiệp, nhưng phước thừa của họ vẫn chưa hưởng hết, cho nên họ vẫn đang tiếp tục hưởng phước. Thế nhưng các vị phải nên biết, ngay trong đời này họ chỉ hưởng phước, lại không chịu tu phước mà còn tạo tội nghiệp, thì phước báo tuy lớn nhưng sẽ tiêu hao rất nhanh. Phước báo của họ rất lớn, có thể ngay trong đời này của họ mãi đến lâm chung đều là phước báo lớn hiện tiền, tội báo của họ chưa hiện ra, thế nhưng đời sau của họ thì thê thảm. Việc này chúng ta thường hay xem thấy. Còn có một số phước báo rất lớn nhưng không lớn như những người vừa nói trên, họ hưởng phước nhưng không chịu tu phước, hơn nữa còn đang ở đó tạo ác, nên phước của họ hưởng 20 30 năm thì cũng sẽ không còn. Việc này hiện tại thông thường gọi là phá sản, họ bị sụp đổ, cuối đời của họ không bảo đảm. Đó là nói phước báo của họ ở ngay trong mấy mươi năm đó thảy đều tiêu hao hết. Chúng ta ở trong xã hội xem thấy rất nhiều hiện tượng này. Còn người tu phước mà cả đời này cuộc sống rất là khổ cực, đó là do đời quá khứ không có tu phước, hiện tại họ phải chịu quả báo này. Ngày nay họ tu phước tích thiện, trồng nhân tốt thì đời sau họ được phú quí. Cho nên, người phú quí không phải đời đời phú quí, người nghèo khổ cũng không phải đời đời nghèo khổ, tạo hóa đối với người rất công bình. Người đời này hưởng phước thì đời sau chịu tội, người đời này chịu tội thì đời sau hưởng phước. Nhân duyên quả báo không hề sai lọt.

Nếu như bạn hiểu rõ đạo lý này, thông đạt chân tướng sự thật thì ngay trong đời này chăm chỉ nỗ lực đoạn ác tu thiện, sám trừ nghiệp chướng, quả báo đó của bạn ngay đời này liền có thể hiện tiền, liền có thể hưởng thụ được. Đó là người thông minh, người sáng suốt. Cho nên, nếu như bạn chân thật hiểu rõ bốn chữ “minh tín nhân quả”, chịu đi làm, thì sẽ như quá khứ tiên sinh Viên Liễu Phàm đời nhà Minh đã thay đổi được vận mạng của chính mình. Chúng ta xem thấy những thứ ông mong cầu trong mạng của ông đều không có, trong mạng của ông không có công danh (công danh này dùng lời hiện đại mà nói chính là học vị), ông đi học không lấy được học vị. Trong mạng không có thì dù sách đọc có tốt hơn, đi thi cũng không đậu, vậy có cách nào đây? Vì trong mạng không có. Nếu trong mạng bạn có, sách học không được tốt lắm, khi đi thi thì cũng vừa vặn gặp được mấy đề mục mà bạn biết, thì bạn liền thi đậu. Đây là do trong mạng của bạn có, trong mạng của bạn không có thì không còn cách nào.

Tiên sinh Liễu Phàm trong mạng không có học vị cao. Học vị của ông chỉ đến tú tài, nhưng bạn thấy sau cùng ông lấy được bằng tiến sĩ. Tiến sĩ là học vị cao nhất. Nếu như dùng học vị của trường học hiện nay để so sánh, thì tú tài  bằng với học sĩ, cử nhân bằng với thạc sĩ, tiến sĩ bằng với cao học. Ông lấy được học vị cao học là do ông đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức mà cầu được, chân thật là “Phật thị môn trung hữu cầu tắc ứng”. Trong mạng của ông không có con cái, ông cũng cầu được con trai, kết quả sau đó ông sanh được hai đứa con trai. Hai đứa con trai đều ngoan, đều là hiếu tử hiền tôn. Trong mạng tuổi thọ không dài, chỉ có 53 tuổi. Ông tuyệt nhiên không có cầu tuổi thọ. Tuy không có cầu trường thọ, thế nhưng do tích công bồi đức nên tự nhiên liền được tăng thêm tuổi thọ, ông sống đến hơn 70 tuổi. Trong mạng không có nhưng có thể cầu đến được, đó là chân thật cầu được.

Hiện tại các vị đã xem thấy, rất nhiều người đến chùa miếu thắp hương, bái Phật dập đầu để cầu thăng quan phát tài. Khi vừa cầu liền được thì cho là Phật Bồ Tát rất linh, kỳ thật việc này thế nào vậy? Vì trong mạng của bạn có, cũng vừa lúc vào năm đó bạn sẽ phát tài, bạn cầu cũng vừa đúng lúc gặp được. Sự việc này là như vậy, không phải Phật Bồ Tát bảo hộ, mà đó là trong mạng có, cũng vừa lúc gặp được. Giả như Phật Bồ Tát thật linh nghiệm như vậy thì mỗi một người cầu nguyện, mỗi một người đều được phát tài, như vậy mới đúng! Một trăm người cầu nhưng chỉ có một người phát, còn chín mươi chín người kia không phát, tôi không tin là do Ngài linh. Việc này đầu óc phải tường tận một chút, làm gì mà mê hoặc điên đảo đến như vậy? Mỗi người cầu nguyện thì mỗi người đều phát; mỗi người cầu thăng quan thì mỗi người đều thăng quan, vậy mới gọi là thật linh. Bạn xem thấy có mấy người cầu được? Ngay trong một vạn người đi cầu nguyện, chân thật có được chỉ một hai người mà thôi, còn nhiều người đều không cầu được. Phật dạy cho chúng ta là thật, một người cầu thì một người nhận được, một vạn người cầu thì một vạn người nhận được, một người cũng không thể sót, đó là thật, nó có đạo lý trong đó. Chúng ta phải chân thật tin sâu đối với nhân quả. Học Phật phải từ ngay nơi đây mà bắt đầu, phải từ ngay nơi đây mà học.

Ở mọi nơi, tôi đều khuyên bảo mọi người học Phật, tôi đều dạy người phải từ “Liễu Phàm Tứ Huấn” mà học, tôi không dạy họ phải bắt đầu từ bộ Kinh luận nào. Trước tiên bạn đem “Liễu Phàm Tứ Huấn” đọc qua ba trăm biến. Phải hạn định thời gian đọc cho xong, không thể nói một tháng, nửa tháng đọc qua một lần, vậy thì không ích gì, chí ít mỗi ngày đọc một lần, đọc một năm thì bạn liền có tâm đắc. Vì sao vậy? Bạn sẽ tin tưởng, bạn hiểu được rồi, lý giải được rồi, đối với đời sống liền có sự thay đổi. Bạn phải mỗi ngày đọc qua một lần thì mới hữu dụng. Đạo lý này cũng là ở trong giáo học chúng ta đã đề xướng “một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, nó sẽ khởi tác dụng. Nếu như chúng ta đọc gián đoạn thì sẽ không có hiệu quả. Phải lấy điều này làm nền tảng. Ngày trước Đại Sư Ấn Quang dạy người cũng như vậy. Đại Sư Ngài cả đời toàn tâm toàn lực đề xướng “Liễu Phàm Tứ Huấn”, đề xướng “Cảm Ứng Thiên”, đề xướng “An Sĩ Toàn Thư”, ba loại này đều là môn sám hối chân thật, chính là dạy chúng ta tu “Sám trừ nghiệp chướng” của Phổ Hiền Hạnh Nguyện. Bạn đem nó đọc thuộc, chân thật hiểu rõ rồi, chân thật thấu suốt rồi, bạn đối nhân xử thế tiếp vật, cách nhìn cách nghĩ của bạn trong tự nhiên sẽ chuyển đổi lại, chân thật sẽ đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện. Bạn không có công lực của ba trăm biến này thì đoạn ác tu thiện bạn rất khó làm được. Vì sao vậy? Tập khí ác từ vô thỉ kiếp đến nay nên làm gì dễ dàng chuyển đổi lại được. Cho nên, “minh tín nhân quả” này của Phật, chữ “Minh” này là then chốt vô cùng quan trọng. Bạn phải có trí tuệ, tuyệt đối không phải là mê tín.
 
Trích từ: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Giải Quyển 1


Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Chú Giải Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác, Kim Cang thừa tam muội da giới đệ tử Hoàng Niệm Tổ | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
2.    Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Luận, Đại Sư Thái Hư | Hòa Thượng Thích Pháp Chánh, Việt Dịch
3.    Đại Thừa Khởi Tín Luận, Mã Minh Bồ Tát | Cố Giáo Sư Cao Hữu Đính, Việt Dịch
4.    Đại Thừa Ngũ Uẩn Luận, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang | Hòa Thượng Thích Như Điển, Việt Dịch
5.    Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, Hòa Thượng Thích Quảng Độ
6.    Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận, Hòa Thượng Thích Như Điển, Việt Dịch
7.    Duy Thức Năng Biến, Thiện Phúc
8.    Khuyên Người Tin Sâu Nhân Qủa Quyển Hạ, Chu An Sĩ | Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến, Việt Dịch
9.    Khuyên Người Tin Sâu Nhân Qủa Quyển Thượng, Chu An Sĩ | Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến, Việt Dịch
10.    Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác, Bồ Tát Giới Vận Thành Hạ Liên Cư | Tâm Tịnh, Việt Dịch
11.    Kinh Thần Chú Bát Cát Tường, Khuyết Danh | Thích Nguyên Lộc, Việt Dịch
12.    Luận Khởi Tín Đại Thừa, Mã Minh Bồ Tát | Hòa Thượng Thích Giác Qủa, Việt Dịch
13.    Nhân Qủa Báo Ứng, Quảng Tráng, Việt Dịch
14.    Nhân Qủa Báo Ứng Hiện Đời, Cư Sĩ Đường Tương Thanh | Cư Sĩ Đạo Quang, Việt Dịch
15.    Nhân Qủa Đồng Thời, Cư Sĩ Hồng Dương Nguyễn Văn Hai
16.    Nhân Qủa Phụ Giải Lương Hoàng Sám, Qủa Khanh | Ni Sư Thích Nữ Hạnh Đoan, Việt Dịch
17.    Phật Thuyết A Di Đà Kinh Thiển Thích, Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa | Hòa Thượng Thích Minh Cảnh, Việt Dịch
18.    Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký, Cư Sĩ Lưu Thừa Phù | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
19.    Phật Thuyết Đại Thừa Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, Bồ Tát Giới Vận Thành Hạ Liên Cư | Hòa Thượng Thích Minh Cảnh, Việt Dịch
20.    Phật Thuyết Đại Thừa Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Tinh Hoa, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch