Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Phat-Phap-Day-Hoc-Muc-Tieu-Cuoi-Cung-La-Lia-Kho-Duoc-Vui

Phật Pháp Dạy Học Mục Tiêu Cuối Cùng Là Lìa Khổ Được Vui
Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Dịch Giả :Cư Sĩ Vọng Tây

Phật pháp dạy học, mục tiêu cuối cùng là lìa khổ được vui. Tại sao Phật đề xướng khổ hạnh? Chẳng phải dạy chúng ta lìa khổ được vui sao? Tại sao Phật muốn tu khổ hạnh, tại sao tán thán tu khổ hạnh? Lìa khổ được vui mà Phật nói không phải là cái vui của trời người trong lục đạo, chúng ta phải hiểu rõ ràng điều này. Lìa khổ được vui mà Phật nói là cái vui của thế giới Tây Phương Cực Lạc, là cái vui của thế giới Hoa Tạng. Không những không phải lục đạo mà ngay cả thập pháp giới cũng không phải. Nếu như chúng ta tham luyến cái vui của lục đạo, tham luyến cái vui của thập pháp giới, thì chúng ta sẽ vĩnh viễn không thể chứng được nhất chân pháp giới. Nhất chân pháp giới đó là chân lạc, cái vui đó không bị thối chuyển, không bị biến chất. Cái vui ở trong lục đạo vô cùng dễ dàng biến chất, gọi là “lạc cực sinh bi”.

Chiều hôm qua chúng tôi giải đáp vấn đề, có một đồng tu hỏi, kết hôn chưa đầy hai năm, hàng ngày vợ chồng cãi nhau. Khi bạn mới vừa kết hôn chẳng phải vui sao? Thời gian vui còn chưa được hai năm thì buồn đã đến rồi. Hai năm xem ra vẫn còn dài, có một số người kết hôn vài ba tháng là ầm ĩ cả rồi. Những sự việc này chúng ta quan sát tỉ mỉ thì sẽ giác ngộ ngay, biết bản chất này là nghiệp duyên, oán tắng hội, là khổ, chắc chắn không phải lạc.

Phật nói, chỗ mà A La Hán chứng được là tiểu quả, đó là vui nhỏ; thoát khỏi lục đạo luân hồi, đến pháp giới Tứ Thánh gọi là tiểu quả. Đại sư Thiên Thai gọi họ là “Tương tự tức”, là cái lạc tương tự, không phải chân lạc. Chân lạc là nhất định phải thoát khỏi thập pháp giới. Cho nên, Phật tán thán khổ hạnh là có đạo lý. Khổ hạnh, nói thật ra, khiến chúng ta đối với tam đồ lục đạo không có lưu luyến. Nếu như chúng ta gặp được duyên thù thắng, niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, đời này mới có thể có thành tựu. Nếu như bạn từng tâm, từng niệm không xả bỏ cái vui của ngũ dục ở trong lục đạo, thì bạn sẽ không thể vãng sanh, nhất định bỏ lỡ cơ duyên quý báu của đời này. Cho nên chúng ta ở trong đời sống thường ngày, phải học năng lực “chỉ quán” này. Ý nghĩ ham thích tất cả thọ dụng phải dừng lại; tất cả pháp thế xuất thế gian phải thấy rõ ràng.

Tôi khi mới học Phật, đại sư Chương Gia dạy tôi: “Thấy rõ, buông xả”. Thấy rõ là quán, buông xả là chỉ. Tôi thỉnh giáo thầy phương pháp thiện xảo nhất để vào cửa Phật. Thầy nói với tôi hai câu: “Thấy cho rõ, buông cho được”. Đây vẫn là chỉ quán. Vì tôi mới học Phật, nếu thầy nói “chỉ quán” thì tôi không thể hiểu, nên thầy đổi cách nói khác là “thấy rõ, buông xả”, như vậy tôi có thể nghe hiểu.

Thấy rõ là phải quan sát tỉ mỉ chân tướng sự thật. Chân tướng sự thật điều quan trọng nhất là thấy nhân quả. Nhân quả bày ngay trước mắt, bạn có thể thấy ra được nhân như thế nào thì kết quả báo như thế đó. Từ quả báo nhìn thấy nhân hành của nó, từ nhân hành bạn có thể thấy ra quả báo, vậy là bạn đã rõ ràng rồi. Thảy đều thấy rõ ràng, thấy minh bạch rồi, bạn đương nhiên buông xả, đâu có đạo lý nào không buông xả? Không buông xả là vẫn chưa thấy rõ ràng, đạo lý này phải biết. Hai điều này ý nghĩa vô cùng rộng, thông suốt toàn bộ Phật pháp. Nó là tổng cương lĩnh tu hành của Phật pháp.
 

Trích từ: Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh Tập 75
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, Hòa Thượng Thích Đức Niệm Đọc Tiếp
2 Phật Thuyết A Di Đà Yếu Giải Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
3 Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
4 Phật Thuyết Kinh Phạm Võng Phẩm Bồ Tát Tâm Địa, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Tải Về
5 Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Kinh, Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền Tải Về
6 Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
7 Phật Thuyết Kinh Vạn Phật, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
8 Phật Thuyết A Di Đà Kinh Thiển Thích, Hòa Thượng Thích Minh Cảnh Tải Về