Home > Khai Thị Phật Học > Tri-Nam-Gioi
Trì Năm Giới
Hòa Thượng Thích Đức Thắng


Phật tử tại gia chúng ta phải trì năm giới mà mình đ ã thọ lãnh như thế nào để được gọi là người Phật tử chân chánh? Tu đúng với giới của mình đã nguyện thề suốt đời giữ gìn không phạm? Thật ra chúng ta giữ năm giới ở đây chính là chúng ta đang tu ba nghiệp thân khẩu ý. Người Phật tử tại gia chúng ta khi nào tu làm sao biến ba nghiệp trở thành trong sạch thì, đó là lúc chúng ta tu đúng pháp Phật còn nếu chúng ta tu mà không khiến ba nghiệp trở nên trong sạch thì chúng ta chưa tu đúng với giới pháp của đức Phật..

Dưới đây là bảng liệt kê năm giới:

1/ Không sát sinh

2/ Không trộm cắp

3/ Không tà dâm

4/ không nói dối

5/ không uống rượu.

Năm giới này chúng ta phối hợp với ba nghiệp Thân Khẩu Ý thì, giới thứ nhất không sát sinh, giới thứ hai không trộm cắp, giới thứ ba không tà dâm, chúng thuộc về giới thân; còn giới thứ tư không nói dối, giới thứ năm không uống rượu chúng thuộc về giới khẩu (miệng).

Ở đây chúng ta cần lưu ý một tí về việc phạm giới, chúng chỉ giới hạn trong phạm vi tướng (hình tướng), tức nếu chúng ta phạm thì phải căn cứ vào tướng phạm để mà kết luận phạm hay không phạm; vì ý chúng thuộc về tâm ý vô hình vô tướng nên khi kết luận có phạm hay không phạm đức Phật không căn cứ vào phạm vi vô hình vô tướng của tâm ý này để kết luận mà chỉ căn cứ vào tướng phạm chúng ta có thể thấy biết rõ ràng bằng mắt qua thân và miệng (khẩu) của chúng ta thôi.  Ở đây về mặt hiện tượng, việc phạm giới, đức Phật chỉ căn cứ trên tướng phạm của thân và khầu mà kết luận có phạm hay không có phạm, có nhiễm ô hay không nhiễm ô, có thanh tịnh hay không thanh tịnh mà thôi. Nhưng vì tướng phạm của Thân và miệng có được, là do sự thúc đẩy bỡi tâm ý mà phát sinh chứ không phải tự chính chúng, nên khi thân và miệng chúng ta phạm là ý chúng ta cũng phạm, vì ý luôn luôn dẫn đầu và làm chủ các hành vi tạo tác của thân miệng chúng ta, hành vi thiện hay ác chúng sẽ hiện ra ngay trong hành động của thân và khẩu như trong kinh Pháp cú (dhammapada) phẩm song song kinh thứ 1 đức Phật day:

“Các pháp do ý dẫn đầu, làm chủ và tác động. Do vậy, nếu ai đem ý nghĩ vẫn đục mà miệng nói, thân làm, thì sự khổ não đi theo người ấy như cái xe lăn theo chân con vật kéo xe ấy.” Kinh 2: “Các pháp do ý dẫn đầu, làm chủ và tác động. Do vậy, nếu ai đem ý nghĩ trong sáng mà miệng nói, thân làm, thì sự an vui đi theo người ấy như bóng theo hình.” (Đọc Pháp cú Nam tông HT. Trí Quang biên tập)

Những kết quả thiện và ác sẽ đưa hành giả chúng ta đến chỗ khổ não hay an vui trong thực tế cuộc sống chúng ta, chúng luôn phù hợp với những tác nhân thiện ác đi trước đó để hành giả chúng ta lực chọn hình thức nào cho những tác nhân của hành động chúng ta! Chính vì có những lựa chọn do chính chúng ta quyết định muốn khổ não hay an vui trong cuộc sống gần hay xa hơn nữa thì hành giả tự mình lựa chọn. Và cũng chính trong việc tự quyết định vận mệnh trong tương lai của chính chúng ta mà đức Phật đã giúp cho chúng ta  trong việc lựa chọn tác nhân tạo nghiệp này qua năm giới điều căn bản cho người Phật tử tại gia chúng ta, nếu ai thực hành theo thì sẽ được an vui trong hiện tại và trong tương lai, ngược lại không không thực hành mà phạm vào thì sẽ chịu khổ não trong hiện tại cũng như trong tương lai.

Năm giới này chúng tôi đã đem phối hợp với ba nghiệp thân khẩu ý để phân tích thì năm giới này được đức Phật coi thân và khẩu chỉ là một thứ công cụ trực tiếp cho ý thực hiện mọi sự tạo tác mà thôi, chứ tự thân chúng nếu không do sự tác động và thúc đẩy của ý thì tự chúng không tạo ra nghiệp; do đó tâm ý chính là chủ nhân ông của mọi sự tác động tạo ra nghiệp nhân chính, còn thân và miệng chỉ là căn phụ lệ thuộc vào sự chỉ đạo của ý căn mà thôi; nhưng nếu khi thân căn hòan thành mọi sự việc tạo tác thì chính thân căn là tác nhân chính của việc tạo nghiệp đó và ý cũng trở thành tác nhân của riêng nó khi thân căn tạo tác xong công việc do ý điều khiển. Việc thân căn làm là làm theo sự chỉ huy và thúc đẩy của tâm ý; nhưng khi nó nghe lời ý mà tạo tác công việc thì nó trở thành tác nhân của sự tạo tác đó và phải chịu nhận lãnh hậu quả những việc mà nó đã tạo ra. Như vậy mọi hành động tạo tác của tự thân chúng ta thiện hay ác thì chúng sẽ hiện ra rõ ràng trong việc làm và, cũng từ thân căn này chúng ta nhận ra được hành động của chúng ta thuộc thiện hay ác. Do đó nên đức Đạo sư cũng căn cứ vào thân căn để Ngài chế ra năm điều giới phát xuất từ lòng thương vô hạn của Ngài đối với chúng sanh mà Ngài phương tiện chỉ bày. Ngài muốm cho chúng ta có một cuộc sống an lạc hạnh phúc trong hiện tại và trong tương lai, nên Ngài dạy mọi hành động tạo tác của chúng ta luôn phải trong sạch thanh tịnh và, lúc nào cũng nên tránh xa mọi hành động tạo tác theo những việc làm nhiễm ô trói buộc; đó chính là phương pháp chỉ ác hành thiện: Là thân, không sát sinh sinh, không trộm cắp, không tà dâm; khẩu không nói dối, không uống rượu. 

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    48 Pháp Niệm Phật, Cư Sĩ Giang Đô Trịnh Vĩ Am | Sa Môn Thích Tịnh Lạc, Việt Dịch
2.    Các Tông Phái Đạo Phật, Hòa Thượng Thích Hồng Tại (Đoàn Trung Còn)
3.    Đạo Lý Nhà Phật, Hòa Thượng Thích Hồng Tại (Đoàn Trung Còn)
4.    Để Trở Thành Phật Tử Tại Gia, Hòa Thượng Thích Đức Thắng
5.    Đường Vào Ánh Sáng Đạo Phật, Cư Sĩ Tịnh Mặc
6.    Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật, Pháp Sư Viên Anh | Thích Nguyên Anh, Việt Dịch
7.    Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật, Hòa Thượng Thích Trung Quán, Việt Dịch
8.    Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, Đời Lưu Tống Cương Lương Gia Xá | Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Việt Dịch
9.    Kinh Vô Lượng Thọ Phật, Pháp Sư Khương Tăng Khải | Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Việt Dịch
10.    Niệm Phật Tam Muội Bảo Vương Luận, Đại Sư Phi Tích | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
11.    Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn
12.    Phật Thuyết Kinh Vạn Phật, Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
13.    Triết Lý Nhà Phật, Hòa Thượng Thích Hồng Tại (Đoàn Trung Còn)
14.    Ý Nghĩa Chân Thật Của Bổn Nguyện Niệm Phật, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Diệu Âm, Việt Dịch