Phải làm như chẳng hề làm. Khi làm xong việc gì, đừng chấp trước rằng có được công đức gì.

Tác lễ vô trụ hóa vãng sanh.

Vô cùng vô tận nghĩa di phong.

Thập phương Như Lai đồng nhiếp thọ.

Ly khổ đắc lạc xuất hỏa khanh.

Nghĩa là:

Không trụ lễ lạy, độ vãng sanh.

Nghĩa lý phong phú chẳng tận cùng.

Mười phương Như Lai đồng tiếp thọ.

Thoát hầm lửa khổ được an vui.

Ðạo Phật thường có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khởi tâm niệm mà chẳng trụ trước vào bất kỳ quan niệm, tình cảm hay hình tướng gì cả). Do đó khi giảng Chú Lăng Nghiêm, tôi có nói rằng: "Tác lễ vô trụ hóa vãng sanh." Chữ "sanh" này có nghĩa là sanh sanh không ngừng, hóa hóa chẳng dứt. Tác lễ là lễ lạy chư Phật. Vô sở trụ có nghĩa là không chấp trước. Quý vị nói: "Nếu tôi không tu hành gì hết thì sẽ chẳng có gì chấp trước!" Như vậy là lầm! Khi tu hành, quý vị chớ chấp trước là mình có tu. Quý vị nói: "Nếu lúc không ăn uống mà tôi chẳng chấp trước là tôi không ăn uống, thì cái bụng tôi có chịu đồng ý đâu." Song le nếu quý vị ăn no rồi, mà cứ muốn ăn thêm, thì cũng chẳng đúng. Kinh Kim Cang nói: "Khởi tâm niệm song chẳng trụ trước vào đâu cả."

Hôm nay có một người nghĩ rằng câu "Khởi tâm niệm song chẳng trụ trước vào đâu cả" thì cho rằng không cần tu hành, không cần niệm chú, cũng chẳng cần tụng kinh; vậy thì mới không chấp trước. Không phải vậy đâu! Mình phải "hành sở vô sự" làm mà như chẳng hề làm. Khi làm việc gì rồi, quý vị đừng nên chấp trước rằng mình được công đức này nọ, thì đó chính là vô sở trụ. Khi có chỗ trụ trước thì có chỗ dính mắc, chỗ kẹt cứng, không thể siêu thoát được. Do đó, thâm tâm mình chớ trụ trước vào đâu cả, quét sạch hết mọi pháp, xa lìa hết mọi tướng. Lúc đó thì sự sanh sanh hóa hóa (cảnh do chân tâm hiển hiện) sẽ vô cùng vô tận. Do đó câu: "Vô cùng vô tận nghĩa di phong" là nói sự vô cùng tận của ý nghĩa câu Chú Lăng Nghiêm. Ý nghĩa của câu Chú nhiều đến nỗi không còn gì nhiều hơn nữa.

Bởi vì thế khi mình niệm một câu Chú Lăng Nghiêm thì "Thập phương Như Lai đồng nhiếp thọ, " mười phương chư Phật đều nhiếp thọ mình, hệt như khi mình đối xử với một em bé vậy: "Con ơi đừng khóc nữa! Ta cho kẹo đây nè. Ðừng khóc! Chờ một tí ta sẽ cho con trái táo!" Khi em bé nghe trái táo tai nó vễnh lên, chú ý nghe. Cũng vậy, chư Phật mười phương nhiếp thọ quý vị, khiến quý vị "ly khổ đắc lạc, xuất hỏa khanh."

Trích từ: Khai Thị 1
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
2 Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
3 Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Tinh Hoa Lục, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
4 Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao (Tăng Quảng Chánh Biên), Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
5 Ấn Quang Đại Sư Khai Thị Tại Pháp Hội Hộ Quốc Tức Tai Ở Thượng Hải, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
6 Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Bảo Thân Tiết Dục Pháp Ngữ, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
7 Ấn Quang Pháp Sư Gia Đình Giáo Dục Pháp Ngữ, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
8 Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về

Giải Thích Tâm Chán Ta Bà Vui Về Cực Lạc
Đại Sư Linh Phong Ngẫu Ích Trí Húc

Cuộc Sống Ta Bà Tất Cả Đều Là Mộng
Hòa Thượng Thích Diệu Liên

Cực Lạc Và Ta Bà
Hòa Thượng Thích Thiện Huệ

Sự lựa chọn Pháp tu
Thượng Tọa Thích Tâm Hải

Tăng Và Sáu Pháp Hòa Kính
Cư Sĩ Phương Luân