Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Nguoi-Niem-Phat-Lam-Chung-Chi-Co-Mot-Niem-Lam-Sao-Co-The-Vang-Sanh-Duoc...?

Người Niệm Phật Lâm Chung Chỉ Có Một Niệm Làm Sao Có Thể Vãng Sanh Được...?
Pháp Sư Thích Tự Liễu

Hỏi: Thế giới Cực lạc cách thế giới Ta bà này mười vạn ức cõi Phật, người niệm Phật lâm chung chỉ có một niệm làm sao có thể vãng sanh được?

Đáp: Sở dĩ người niệm Phật lâm chung chỉ một niệm được vãng sanh, một mặt là nương nhờ Phật lực đó chính là bốn mươi tám đại nguyện đại từ đại bi của Phật A Di Đà tiếp độ hết thảy chúng sanh nào tín, nguyện, niệm Phật. Phật lực trợ duyên chúng sanh vãng sanh là bất khả tư nghì. Một mặt là nhờ tâm lực đó là tâm niệm hiện tiền của mỗi chúng ta. Tâm niệm hiện tiền có ba nghĩa.

Tâm thể: Là bản thể của một niệm này cùng với chư Phật tương đồng chẳng có hào ly sai biệt. Chẳng qua tâm chư Phật là thường ngộ không mê bội trần hiệp giác, tâm thanh tịnh đó có đầy đủ vô lượng vô biên công đức trí tuệ. Tâm chúng ta thường mê không ngộ bội giác hiệp trần, tâm uế nhiễm này có vô lượng vô biên hoặc nghiệp phiền não. Giả sử mỗi người chúng ta đều phát tâm niệm Phật A Di Đà chính lúc đang niệm Phật ngay đó là phản mê quy ngộ bội trần hiệp giác thì vô lượng hoặc nghiệp phiền não sẽ hoàn toàn thanh tịnh vô lượng công đức trí tuệ sẽ hiển bày.

Tâm niệm Phật như thế đương thể đồng một dạng như tâm chư Phật. Do đó cổ đức nói: “Mỗi niệm tương ứng với mỗi niệm Phật, niệm niệm tương ứng với niệm niệm Phật”. Đây là Thánh nhân cùng phàm phu cùng một tâm thể chư Phật cùng với chúng sanh đồng một nguồn tâm. Niệm Phật quyết định sẽ thành Phật ví như nấu gạo quyết sẽ thành cơm vấn đề này là tất yếu.

Tâm lượng: Tâm lượng một niệm này là rộng lớn vô biên. Kinh dạy: “Tâm bao trùm thái hư, lượng đồng với sa giới”. Đây chính là nói tâm lượng của chúng sanh rộng lớn vô lượng vô biên. Sự rộng lớn của tâm như thế nào?

Trong kinh nói: “Trong mỗi thái hư có bất khả thuyết Phật sát vi trần số thế giới chủng. Trung ương có thế giới chủng tên là Phổ chiếu thập phương xí nhiên bảo quang minh, thế giới chủng này có hai mươi tầng thế giới, thế giới Ta bà chúng ta hiện nay ở  cùng thế giới Cực lạc ngoài mười vạn ức Phật độ đồng ở tầng thứ mười ba của thế giới chủng Phổ chiếu thập phương xí nhiên bảo quang minh này”. Chỉ trong một thế giới chủng mà đã có sự rộng lớn như thế huống gì là Phật sát vi trần số thế giới chủng ư?

Số thế giới chủng Phật là vô lượng vô biên thì có thể thấy tâm lượng một niệm của mỗi chúng ta,vốn thật rộng lớn vô lượng. Vì vậy nói tâm bao trùm thái hư lượng đồng với hằng sa giới. Nếu ông có thể rõ tâm lượng một niệm của bản thân mình, thì đối với người niệm Phật lâm chung một niệm vãng sanh thế giới Cực lạc tự nhiên sẽ không còn sanh tâm nghi ngờ gì nữa.

Tâm cụ: Một niệm này vốn đầy đủ mười pháp giới là Phật, Bồ tát, Duyên giác, Thanh văn, Thiên, Nhân, A tu la, Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục. Mười pháp giới này lại là cảnh do một niệm tạo thành. Một niệm của chúng ta nếu tạo mười nghiệp ác đó chính là tạo ra ba cảnh ác Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh. Một niệm của chúng ta nếu niệm Phật A Di Đà đó chính là tạo ra cảnh giới Tịnh độ của chư Phật.

Trong kinh nói: “Tâm này là Phật tâm này làm Phật. Tâm này là chúng sanh tâm này làm chúng sanh”. Vì vậy, một niệm của mỗi chúng ta nếu là niệm Phật đó chính là làm Phật. Tâm niệm niệm Phật này đương thể chính là Phật. Nên biết mỗi người chúng ta đều có tâm thể này xưa nay vốn đầy đủ công đức trí tuệ, một niệm nếu là niệm Phật đó chính là Phật. Đây là đạo lý tâm cụ.

Về đạo lý tâm tạo, giả sử mỗi cá nhân chúng ta ai cũng đều hiểu rõ ý nghĩa này, như thế đối với lý niệm Phật sẽ thành Phật tự nhiên không còn sanh tâm nghi ngờ. Tâm thể, tâm lượng, tâm cụ trên đây tuy nói ba kỳ thật chỉ là một không thể phân ly. Một niệm của mỗi chúng ta có diệu dụng vô cùng như thế vì vậy nói tâm lực là bất khả tư nghì.

Mặt khác nữa là nhờ pháp lực, pháp lực chính là tín, nguyện, hạnh cảm ứng đạo giao bất khả tư nghì. Người nào tín sâu, nguyện thiết, chí thành niệm hồng danh A Di Đà Phật thì Phật lực, pháp lực và tâm lực ba lực bất khả tư nghì này đều dung nhiếp vào trong một câu hồng danh A Di Đà Phật. Nhân có ba lực dung nhiếp vào trong một niệm vì thế lâm chung một niệm liền được vãng sanh. Cổ nhân nói : “Nhiếp ba lực vào trong một lực, thâu thành công vào trong một niệm”, chính là đạo lý này .

Trích từ: Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Tục Biên
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Ấn Quang Pháp Sư Gia Ngôn Lục Tục Biên, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
2 Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
3 Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Tinh Hoa Lục, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
4 Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao (Tăng Quảng Chánh Biên), Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
5 Ấn Quang Đại Sư Khai Thị Tại Pháp Hội Hộ Quốc Tức Tai Ở Thượng Hải, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
6 Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Bảo Thân Tiết Dục Pháp Ngữ, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
7 Ấn Quang Pháp Sư Gia Đình Giáo Dục Pháp Ngữ, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
8 Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về