Home > Khai Thị Phật Học > Phuong-Phap-Tu-Nhan-Nhuc
Phương Pháp Tu Nhẫn Nhục
Thích Hậu Quán | Thích Vạn Lợi, Việt Dịch


Giảng tại viện nghiên cứu Công Thương ngày 27/11/2003

Mọi người thật tinh tấn, tranh thủ thời gian nghỉ trưa để trao đổi Phật pháp. Và hôm nay, chúng ta cùng nhau thảo luận về chủ đề, liên quan cách khắc phục việc không vừa ý mà chúng ta thường gặp phải trong cuộc sống, hay dẫn đến tâm lý kích động thiếu làm chủ được, đó chính là “phương pháp tu nhẫn nhục”

Bồ tát hạnh có rất nhiều loại, nhưng chung quy là lục độ, tức sáu loại Ba la mật, bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, mà nhẫn nhục thuộc một trong điều trên. Cho nên, nhẫn nhục là một pháp môn tu hành rất quan trọng của Bồ tát.

Nếu như có người làm trái ý chúng ta, khiến mình cảm thấy bị sỉ nhục, điều này nên hóa giải như thế nào, do vậy hôm nay tôi trích tư liệu từ “Đại Trí Độ Luận” của Bồ tát Long Thọ, trong đó có nêu ra 25 loại phương pháp, vì để thích ứng cho chúng sanh có căn tánh không đồng mà chọn lựa phương pháp phù hợp với bản thân họ. Ví như “trò xiếc ai cũng có cách biến hóa riêng, và kỹ xảo của mỗi người lại khác nhau”, nghĩa là không nhất định mỗi loại pháp môn đều thích hợp với chúng ta, nhưng chỉ cần trong đó có một pháp môn giúp ta tự mình hóa giải, thì đã đủ giá trị. Có lúc phải tùy theo trường hợp mà dùng các phương pháp không giống nhau. Đó chỉ là cách hướng dẫn, còn vận dụng như thế nào để từ điều này hiểu ra nhiều điều khác, thì phải xem sự nỗ lực của chính bản thân chúng ta.

Ý nghĩa chữ “Nhẫn” trong Phật giáo, tôi sẽ phân tích từ nhiều góc độ. Sau đó mới nói đến những nguyên nhân hoặc tình huống nào khiến chúng ta không thể nhẫn được? Bởi vì “người cột dây phải tự mở”, sau khi chúng ta biết rõ nguyên nhân và nguồn gốc làm kích động tinh thần ta, thì có thể tìm ra phương pháp đối trị. Cuối cùng, nói đến việc nếu như chúng ta không tu nhẫn, thì sẽ có những hậu quả, những sai lầm gì? Và phương pháp đối trị như thế nào? Tôi sẽ cùng quý vị thảo luận các phương diện đó.

I. Ý nghĩa của “Nhẫn”

Vì nhiếp hộ chúng sanh, Bồ tát tu nhẫn độ.
Nại oán an nhẫn khổ, và đế sát pháp nhẫn.

Hạnh của Bồ tát là vì mục đích thành tựu Phật đạo. Thành Phật nhất định phải nhiếp hóa chúng sanh, hộ niệm chúng sanh; tu tập bố thí để nhiếp hóa chúng sanh, trì tịnh giới để hộ niệm chúng sanh, đem đến lợi ích cho chúng sanh, như vậy sau đó mới thành Phật. Nhưng chúng sanh lại ngu muội, nhận sự bố thí không biết cảm ơn, ngược lại thù oán gây tổn hại; trì giới hộ niệm vì chúng sanh, nhưng ngược lại chúng sanh gây nhiễu loạn. Nếu như không thể kiên nhẫn, công đức của bố thí và trì giới đều sẽ vì đó mà tổn hoại. Thế gian còn phải “vì đất nước mà cùng nhau khắc chế nhẫn nhịn”, “việc nhỏ không nhẫn được thì sẽ khó thành tựu việc lớn”, huống chi ở trong ngàn kiếp sanh tử vì việc lớn nhất là độ chúng sanh và thành Phật đạo, thì có ai chẳng tu nhẫn mà thành tựu đâu! Cho nên Bồ tát không tu nhẫn thì không được, mà nhẫn là một trong các hạnh lớn của Bồ tát.

Trước tiên, chúng ta nghĩ đến những việc hằng ngày trong cuộc sống, phạm vi của “nhẫn” bao gồm những gì. Ví dụ, có một số người nhìn thấy những đồ vật tốt, hoặc những đồ vật mà mình thích, không nghĩ hậu quả, rút tiền trong thẻ ngân hàng trả trước rồi tính sau, đến ngày nào đó phải bù tiền thẻ lại thì nhận lấy hậu quả khổ đau.

Phạm vi của “nhẫn”, ngoài những việc như bị trái nghịch, hà khắc, không cần lý lẽ, khiến chúng ta cảm thấy khốn khổ, khó chịu, cần phải nhẫn; mà còn phải đối với những đồ vật tốt, đẹp cho đến có người vô cùng cung kính chúng ta, đối với chúng ta rất tốt, có lúc vì thế tâm chúng ta không còn được an nhiên tự tại, khởi lên sự tham nhiễm, điều này cũng cần phải nhẫn. Như trong “Con Đường Thành Phật” của Đại sư Ấn Thuận có dạy: “Nhẫn là nhẫn nại, nhẫn nhục, đó là quan trọng nhất trong “nhẫn”. Nhẫn là ý chí kiên cường, vượt qua được sự đả kích, chịu đựng được sự khó khăn, trắc trở gian khổ, giữ vững lập trường, không chịu sự ảnh hưởng bên ngoài mà thay đổi phương hướng, hoặc gây ra tội lỗi .…”

Cho nên, chữ “Nhẫn” trong Phật giáo có thể chia thành ba loại lớn:

1. Nhẫn chịu sự oán hại

Như có người oán thù đến làm tổn hại, dùng dao gậy đánh đập, hoặc đem lời xấu ác phỉ báng, gây tổn hại danh dự, lợi dưỡng. Như thế khiến cho nhiều người rất khó nhẫn chịu, nhưng Bồ tát nên tu an nhẫn: thương xót người làm tổn hại mình, nhận biết rằng người ấy vì phiền não bức bách, hay bị thế lực xấu lợi dụng thúc dục; nên nhẫn chịu sự tổn hại của oán thù mà không khởi tâm sân, không nghĩ đến việc trả thù.

Lấy ví dụ câu chuyện ông Tiên tu hạnh nhẫn nhục mà chúng ta thường nghe, xưa kia đức Thế Tôn tu hạnh Bồ tát, từng là ông Tiên tu hành nhẫn nhục. Khi vị Tiên đó ở trong rừng sâu tu hành, có lần nhà vua dẫn các cung nữ vào rừng du ngoạn, nhân lúc nhà vua nghỉ trưa, toàn bộ cung nữ đều tìm đến nơi ông, nhà vua thức dậy vô cùng tức giận, cho rằng ông không giữ phạm hạnh, dụ dỗ cung nữ, nên chặt đứt tay chân của ông, nhưng ông không hề khởi tâm sân giận.

Cách đây 2500 năm, Đức Thế Tôn cũng đã chịu đựng qua biết bao nhiêu sự gian khổ. Lúc giòng tộc Thích ca sắp bị hủy diệt, đối diện trước nạn nước mất nhà tan, Ngài vượt qua như thế nào? Thế Tôn đã biết trước việc này, nhưng không dùng phương pháp kháng cự, Ngài ngồi tĩnh tọa dưới gốc cây trơ trọi lá, dùng đức hạnh để cảm hóa quân địch. Ngoài ra, đệ tử của Ngài là Đề bà đạt đa, cũng chính em họ Ngài, một người rất thân cận, sau lại phản bội, muốn hại Ngài. Cho đến, có lần người nữ Bà la môn giả dạng có thai để hủy báng Thế Tôn. Những việc tương tự như thế, đều làm cho tâm con người có sự kích động mạnh, đây là thuộc loại “nhẫn chịu sự oán hại”.

2. An thọ khổ nhẫn

Khổ có rất nhiều loại, có những nỗi khổ do từ những vật vô tình bên ngoài mang đến, như gió mưa, nóng lạnh v.v… có thứ khổ do những vật hữu tình đưa đến, như rắn, bò cạp, muỗi, chí rận v.v… Ngoài ra, cũng có thứ khổ do chính tự thân mình đem đến, như là đi tu, khất thực, giáo hóa, tu hành, cũng đều mang lại khổ đau. Những điều này cần phải mài luyện ý chí, an tâm nhẫn chịu; nhẫn không được, thì sẽ phát khởi phiền não, tội ác, làm chướng ngại sự tu hành của bản thân.

“Nại oán hại khổ” là chỉ đối với vô số những sự trái nghịch mà chúng ta phải nhẫn, “an thọ nhẫn khổ”, là chỉ một số hiện tượng tự nhiên phải nhẫn. Cho đến những việc chẳng phải do yếu tố con người gây ra như rắn, bò cạp, muỗi, sâu bọ v.v… từ những loài hữu tình cũng tạo cho chúng ta những sự thống khổ. Chúng ta phải rèn luyện tâm trí, an tâm nhẫn thọ.

Có câu chuyện, vào một mùa hè nóng bức, một vị lão Hòa thượng phát tâm bố thí thân mình cho muỗi đốt. Đêm đó, các đệ tử gõ chuông đánh trống vô cùng thán phục, muốn xem lão Hòa thượng làm cách nào thực hiện điều này. Kết quả, lão Hòa thượng cởi áo, cho muỗi đốt lưng mình, trong lúc đệ tử ca ngợi không ngớt, đột nhiên nghe “bốp” một tiếng, thì ra lão Hòa thượng đập nát bét con muỗi. Các đệ tử cảm thấy ngạc nhiên hỏi: “Lão Hòa thượng! Chẳng phải Ngài muốn bố thí cho muỗi đốt sao? Lão hòa thượng trả lời: “Con muỗi này thật đáng ghét, mới vừa đốt xong, bây giờ lại đến tiếp”. Cho nên, sự tu nhẫn nhục của chúng ta phải lâu dài, bền bỉ, mới có thể thấy được kết quả.

Ngoài ra, đức Thế Tôn trước khi thành đạo đã từng tu qua sáu năm khổ hạnh, cổ đức Trung Quốc có viết một bài thơ ca ngợi mà tôi rất thích:

Xương tợ cây khô tâm băng giá,
Sáu năm đói rét khổ hằng sa,
Ai biết tinh mơ sao mai mọc,
Ngộ đắc lý chơn mỉm cười ra.

Không biết các vị đã đến Ấn Độ, hay nhìn thấy tượng Phật Ấn Độ chưa? Toàn thân Thế Tôn chỉ da bọc xương, ngực ép sát lưng, hầu như không còn chút thịt. Ngài tu khổ hạnh, tròn sáu năm, một ngày chỉ ăn một hạt mè và một hạt gạo. Sau đó Ngài từ bỏ tu khổ hạnh, thọ nhận bát sữa của người con gái chăn dê cúng dường, khôi phục lại thể lực, trong đêm dưới gốc cây Bồ đề lúc sao mai mọc Ngài ngộ đạo, cuối cùng thì khổ đau đã hết niềm vui mang đến. Cho nên, nếu như Thế Tôn sớm từ bỏ con đường tầm đạo, không nhẫn nại đến cùng, thì không thể thành tựu Phật quả.

3. Đế sát pháp nhẫn

Pháp là Phật pháp, nghiên cứu tường tận thấu hiểu Phật pháp, ý nghĩa của nhẫn là tâm an định nhập vào thể ngộ chơn lý. Nếu như chỉ thoáng qua như cái bóng, tâm không thể thâm nhập được, thì không thể lĩnh hội được lợi ích sâu rộng của giáo pháp.

Đế tức là chân lý. Chữ “nhẫn” ở phần này không giống với chữ “nhẫn” ở phần trên. Chữ nhẫn ở hai phần trên chủ yếu chỉ ra sự tôi luyện của tình cảm và ý chí; phần này chỉ ra một loại thể nhận thâm sâu, phải dựa vào cái nhìn trí tuệ và tri kiến chính xác, cải đổi những quan niệm sai lầm, hoặc thay đổi tư tưởng không tốt. Hai phần trên muốn trong vấn đề tình cảm có chút thăng hoa, hoặc kiên nhẫn rèn luyện ý chí, về mặt tinh thần có thể đem sự thô lỗ chuyển đổi thành nhu hòa, cho đến biến nó thành những thói quen tốt. Do đó có thể biết: “nhẫn” gồm có ý chí, tình cảm, nhận thức và sự hiểu biết, cho nên thường thường một quan niệm thay đổi, thì tất cả đều có sự chuyển đổi mới.

Tôi nhớ đến câu chuyện Hàn Bá Du trong “Hán Thư”, người mẹ thường dùng roi đánh Hàn Bá Du, ông đều âm thầm nhẫn chịu. Cho đến một hôm, lúc mẹ đánh ông, đột nhiên ông bật khóc thật to. Mẹ ông cảm thấy rất kỳ lạ: “hay là Bá Du không thể tiếp tục chịu đựng được nữa”?

Sự thật thì hoàn toàn ngược lại, ông khóc vì trước kia mẹ ông đánh rất đau rất mạnh, điều đó biểu hiện mẹ còn khỏe mạnh; nhưng bây giờ, mẹ đánh không còn lực nữa, có nghĩa là mẹ đã già rồi, sẽ sống chẳng được bao lâu, vì thế ông đau lòng. Câu chuyện “Bá Du khóc vì đòn roi” nổi tiếng từ đó.

Chúng ta làm cách nào để chuyển hóa sự kích động của tinh thần, có thể điều chỉnh từ quan niệm, hay thăng hoa từ tình cảm, như tình cảm kính ái đối với mẹ, làm chúng ta vượt qua được nỗi đau thân xác.

Ngoài ra, có câu chuyện ở Nhật Bản. Nơi thôn quê vô cùng nghèo khổ nọ, có một phong tục rất tàn nhẫn, họ đem những người già yếu bỏ ở nơi không có người, để cho họ từ từ chết đi. Vào ngày kia, một người thanh niên chuẩn bị kéo xe đưa người mẹ già của mình bỏ vào rừng sâu, nhưng trên đường đi phải băng qua những rừng cây nhỏ, thì anh ta luôn nghe tiếng mẹ mình bẻ cành cây. Anh ta nghĩ: “Có phải mẹ bẻ cây làm dấu bên đường đi, để sau khi mình bỏ lại, bà ấy biết đường về nhà? Nếu là như vậy, mình sẽ đẩy bà ấy đi càng xa hơn nữa, cho khỏi biết đường về nhà”! Kết quả, anh ta vô tình bị lạc giữa đường. Trước khi anh ta bỏ mẹ mình, anh ta tàn nhẫn nói với mẹ:

“Bà già à! Chúng ta chia tay ở đây!” Người mẹ nhìn núm ruột mình sinh ra nói: “Con à! Mẹ làm khổ con rồi, mẹ sợ con không biết đường về nhà, nên dọc theo hai bên đường mẹ có bẻ cây làm dấu cho con, con men theo đó để đi”! Phải thăng hoa tình cảm như thế, hoặc thay đổi quan niệm nhận thức, thường có thể hóa giải được những sự thiếu quân bình trong lòng chúng ta.

Ý nghĩa của “nhẫn”, đã bao quát phương diện tình cảm và phương diện nhận thức, chúng ta thử suy nghĩ xem những chuyện như thế nào khiến tình cảm mình đổi thay? Có một loại là chúng ta khởi lòng tham đối với vật chất bên ngoài, như gặp phải những món hàng hóa nổi tiếng thì đặt biệt mong muốn; ngoài ra đối với mọi người, chúng ta yêu cầu hơi hà khắc, như cấp trên đối với cấp dưới yêu cầu quá cao, hoặc cấp dưới đối với cấp trên quá nhiều hy vọng và lý tưởng hóa, muốn tìm một cấp trên thân thiện hòa nhã và dễ thương lượng hòa đồng; có người đối với bạn bè thì rất tốt, nhưng người thân thì không có lòng bao dung thông cảm. Hơn nữa, lại đòi hỏi sự hoàn mỹ cao tạo ra rất nhiều sự khó khăn.

Có người không đành lòng nhìn chúng sanh chịu khổ, nghe nói có lần tổng thống Mỹ Abraham Lincoln (1809~1865) trên đường đi tham dự hội nghị, nhìn thấy một con heo bị rớt dưới đầm lầy, nhưng vì phải đến nơi gấp nên ông vẫn cứ cho xe chạy, nhưng trong lòng cảm thấy khó chịu, ông đành phải quay lại đưa chú heo may mắn lên bờ rồi tiếp tục hành trình. Đó là biểu hiện lòng từ bi thương xót với chúng sanh.

Ngoài ra, còn sự va chạm với người có tính tình nóng nảy hấp tấp, cũng sẽ tạo cho tinh thần dao động. Loại nóng vội này thì trong thường ngày phải hình thành thói quen khoan hồng độ lượng, mới tạo ra được một không gian êm dịu, nếu không khi gặp phải tình huống đột xuất bất ngờ, tính tình rất dễ dàng bộc phát ra ngoài. Muốn khắc phục vấn đề này, tự mình phải lưu ý nhiều! Có câu chuyện, một cô gái mới tập lái xe, kỹ thuật còn yếu, khi đi đến đoạn đường hẻm nhỏ, đột nhiên xe tắt máy. Không may mắn là sau lưng có một chiếc tắc xi đang đến, chú tài xế cứ bấm còi thật to. Cô gái càng căng thẳng càng không thể nào khởi động máy được, tài xế xe tắc xi chạy đến trách la, trong đầu cô gái vụt sáng lên một ý nghĩ, cô bảo bác tài xế: “Bác ơi! Bác đến giúp tôi khởi động xe, tôi sẽ giúp bác bấm còi!” Bởi vì cứ đứng đó bấm còi cũng chẳng được gì. Do đó, sau khi trí não chúng ta chuyển biến linh hoạt, thì có thể hóa giải được rất nhiều vấn đề khó khăn.

Từ đó hiểu được: làm cho tinh thần của chúng ta dao động, một là do sự chấp trước đối với vật bên ngoài, hai là do cá nhân yêu cầu đối với con người (không luận đối với chính mình hay đối với chúng sanh).

Đức Thế Tôn có trí tuệ vô cùng, Ngài dạy: “Nguyên nhân nào đưa đến các loại tham trước và sự kích động tinh thần? Truy tìm cội gốc là do không hiểu rõ vô thường, vô ngã”.

Chúng ta phải quán chiếu “các hành vô thường”, “hành” tức là tất cả các pháp hữu vi, nếu như thấu hiểu triệt để điều đó, sẽ giảm đi rất nhiều những sự chấp trước đối với thế giới bên ngoài, mà nguồn gốc của sự sai lầm là ở “chấp ngã” - sự chấp trước của mình, phía sau sự chấp trước của mình, thì có “ngã sở” - tất cả những gì mà ta có, hoặc là chỗ chúng ta nương vào như tài sản của tôi, danh dự của tôi, người thân của tôi, thân thể của tôi, cho đến sinh mệnh của tôi v.v… những thứ ngoại vật này cho đến bạn bè thân thích v.v… Bởi vì mình chấp “ngã”, mà mình đối với các thứ “ngã sở” này kết hợp rất mật thiết, do đó chỉ cần động đến một tí bên ngoài cũng sẽ động đến mình. Như khi xảy ra sự thay đổi, vốn dĩ là của mình, sau này biến thành của người khác, hoặc từ tốt biến thành xấu, thì sẽ tạo thành sự biến động. Nếu như chấp trước càng ít, thì càng an nhiên, sự kích động tinh thần càng ít.

Khi tôi học đại học, lúc đó chưa xuất gia, có một lần gội đầu xong tôi muốn xấy cho khô tóc, máy xấy tóc để ở trong tủ com mốt nhỏ, đặt sâu bên trong, tôi kéo nhẹ không ra được, cho nên tôi phải dùng lực, không ngờ cả ngăn tủ rơi xuống, làm cho cái bình gốm kỷ niệm mà người ta tặng cho bạn tôi rơi bể. Trong lòng tôi rất lo lắng, nhưng cũng không có nơi nào có thể mua được cái bình giống như vậy để trả lại, cuối cùng đành phải thành thật xin lỗi với bạn. Bạn tôi nói: “Không nên ray rức làm gì! Phàm việc gì cũng có thành trụ hoại không, sớm muộn gì cũng phải bể, bạn không nên bận tâm về chuyện đó”! Cho nên, chính mình đang chấp trước, ấp ủ những gì, đối với vô thường có chỉ cần hiểu rõ được, thì có thể giảm nhẹ được rất nhiều sự kích động tinh thần. Giống như trước kia các vị hoàng đế từng có biết bao nhiêu lý tưởng, nhưng bây giờ chỉ là một đống xương tàn mà thôi, danh tiếng các vị đế vương đến bây giờ của chúng ta có thể biết được, kỳ thật chẳng có mấy người.

Ngoài ra, chỉ cần thể nghiệm được “các pháp vô ngã”. Như Đức Thích Tôn đem tất cả nguồn gốc của phiền não đều quy về “chấp ngã”, mà sự khác nhau giữa phàm phu và thánh nhân là có phá ngã chấp hay không. Đối với người thường, thì quan niệm về thương và hận hoàn toàn đối lập, tương phản nhau; nhưng với Đức Phật, thì nguồn gốc của thương và hận là có sự sai lầm giống nhau, khác ở chỗ phương thức biểu hiện mà thôi. Nếu có thể từ cội nguồn mà tìm cách giải quyết, dựa vào sự hiểu biết, trí tuệ hiểu rõ vô ngã, vô thường, thì có thể chuyển được rất nhiều sự biến động về mặt tinh thần, tình cảm.

II. Năm lỗi của sân nhuế và năm đức của tu nhẫn

Mọi người ưa thích vật gì, khi chưa có thì rất muốn đạt được, sau đó lại sợ nó hư hoại, mất đi, hoặc bị người khác cướp đoạt. Cho nên, Đức Phật nói tám khổ đều do tham trước. Tham trước đối với ngoại vật mà sinh ra “cầu bất đắc khổ”; tham trước trong mối quan hệ giữa người với người, thì có “ái biệt ly khổ”; có người mới gặp đã thấy khắc, gặp lại thì càng thêm đau lòng, người mà mình oán hận ngày ngày phải gặp nhau, đây là “oán tắng hội khổ”. Kỳ thật, nguồn gốc của những phiền não này là bởi vì chúng ta chấp trước ngũ uẩn, chấp trước thân tâm này đối với sự ham muốn bên ngoài, truy cầu của con người v.v… Khi chúng ta gặp phải sự hủy báng, nghịch cảnh, rất dễ dàng khởi tâm sân hận, như trong “Con Đường Thành Phật” nhắc đến năm lỗi của sân hận.

“Giận người có ích chi?
Hai bên thêm sầu khổ
Lửa sân thiêu căn lành
Nhẫn nhục năm đức sinh.”

Đây là nói sân giận đối với người khác, chúng ta cuối cùng cũng có được lợi gì đâu? Không những tự mình tăng thêm đau khổ, đối với người khác cũng khổ thêm chất chồng. Nếu như có thể tu nhẫn, thì sẽ có năm loại công đức.

Như không nhẫn mà giận người đó, tìm người đó trả thù, vậy cuối cùng rồi được lợi ích gì? Nên không cần phải giận.

Ví như trên lớp học tự mình muốn biểu hiện “hạc lập kê quần” (con chim hạc đứng giữa đàn gà) thì phải tự mình đứng lên, hoặc mình cao lớn một tí! Nhưng có người không làm như vậy, mà lại đè người khác xuống thấp. Nhưng đè người khác xuống thấp, chẳng lẽ mình cao hơn mọi người hay sao? Kỳ thật đâu có điều đó! Chẳng những tự mình không tiến bộ, ngược lại còn rất dễ dẫn đến sự phản kháng của người khác.

Nên biết sự thất bại của bản thân, nhất định không chỉ do sự phá hoại của người khác, chủ yếu là do bản thân chưa kiện toàn.

Phật giáo giảng dạy pháp nhân duyên, vì thế chúng ta muốn thành công, trên thực tế cần phải có đầy đủ rất nhiều nhân duyên; cùng một đạo lý như vậy, chúng ta thất bại cũng bởi vì có rất nhiều điều kiện không đầy đủ, không phải chỉ sự phá hoại của người khác mà dẫn đến thất bại, nguyên nhân chính là do bản thân không kiện toàn, đây là một nhân tố chủ yếu! Trong “Luận Đại Trí Độ” có ví dụ: “Nếu như da thịt của chúng ta không bị tổn thương, thì vi trùng không thể xâm nhập vào trong cơ thể được; lúc nào đó bản thân mình có tì vết, vi khuẩn lập tức xâm nhập. Cũng vậy, cùng một áp lực nhưng không phải đối với mỗi người đều bị sự tổn thương giống nhau, một người có sự chịu đựng rất kiên cường, là có sức đề kháng mạnh; mà người có sức đề kháng kém, chỉ cần áp lực một chút, thì tạo thành sự tổn thương gần mất mạng”.

Hay nói cách khác, chính mình mới có thể tổn hại mình. Người xưa nói “người quân tử có nỗi lo cả đời, chứ không phải sợ sự họa hoạn của một ngày đột nhiên phát sinh”. Hiện tại chịu sự tổn hại trước mắt, chịu sự oan khúc, nhưng nỗ lực cố gắng tinh tấn tu hành, thì chẳng có điều gì mà người khác không hiểu rõ và trả lại sự nguyên vẹn. Chỉ có việc tự mình không hướng thượng, đến khi chết mà đức nghiệp không thành, đó mới là nỗi lo lắng.

Chúng ta phải lo nghĩ là cuộc đời này của mình không có gì thành tựu, chứ không phải có những chuyện nhỏ nhặt trước mắt thôi đâu.

Theo Phật pháp, không nên quá quan trọng cái hoạn nạn của một ngày, hay sự oan ức, uất nhục, hi sinh của một đời, vì so với quá trình sanh tử vô tận bao kiếp, điều đó có đáng gì đâu? Nếu không hướng đến Phật đạo, mà chỉ vĩnh viễn ra vào trong sanh tử luân hồi, mới thật là bi thương! Vì vậy không nên sân giận báo thù, mà cần nhẫn chịu. Vả lại, tìm kẻ địch báo thù, cũng chẳng khôi phục được sự tổn hại đã nhận. Không nhẫn mà sân hận báo thù, đương nhiên khiến cho mình và người tăng thêm rất nhiều đau khổ.

Đoạn văn này biểu hiện Phật giáo đối với quan niệm thời gian, với sự sâu rộng của ý nghĩa giáo pháp. Nếu từ góc độ của nhà Nho hoặc những người bình thường, thì luôn hy vọng cuộc đời này có thể “trả lại sự thanh bạch cho tôi”; nhưng theo Phật pháp, thì một đời chịu sự oan khuất cũng chẳng là gì cả. So với một người tu hạnh Bồ tát lâu dài, đời này chịu oan khuất, cũng chẳng phải là chuyện gì to lớn; vấn đề quan trọng hơn, là chúng ta làm như thế nào trong quá trình hướng đến Phật đạo, có thể từng bước từng bước vững vàng hướng thượng. Cho nên, Bồ tát suy nghĩ rất sâu sắc, việc làm của Bồ tát là có lúc phải xả thân để làm lợi ích cho chúng sanh.

Trong kinh Phật có câu chuyện: ngày kia một thầy Tỳ kheo đi khất thực, đến cửa nhà người cư sĩ buôn bán châu báu, chủ nhân đáp ứng cúng dường, bảo vị này đợi ông ta vào lấy cơm. Ngay lúc ấy, viên ngọc trên bàn bị chú ngỗng bên cạnh nuốt mất. Người chủ đi ra không thấy viên ngọc, cho rằng thầy Tỳ kheo lấy trộm, lập tức chửi đánh, buột thầy đó trả lại viên ngọc. Nếu như người khác thì sẽ nói: “không nên vu oan cho tôi, do con ngỗng nuốt”. Nhưng nếu nói như vậy, thì con ngỗng sẽ mất mạng. Thầy Tỳ kheo này vì giữ gìn mạng sống cho con ngỗng, mà không nói ra sự thật. Con ngỗng nuốt viên ngọc rồi không lâu sau đó lìa đời, lúc này thầy Tỳ kheo mới nói ra sự thật. Người chủ mổ bụng con ngỗng, quả thật có viên ngọc bên trong, ông biết đã hiểu lầm thầy Tỳ kheo. Cho nên, trong suốt quá trình tu tập Bồ tát đạo, có lúc cho đến một đời chịu oan khuất, nhẫn chịu được thật là điều rất khó.

Trả thù người đó, đương nhiên người đó chịu đau khổ, mà mình sân tâm nổi lên, dẫn đến thân tâm bất an, có lúc không để tâm đến mọi thứ, tạo thành sai lầm càng lớn, gây nên tổn hại càng l. Lấy oán trả oán, như vậy không thể giải quyết được vấn đề. Cho nên nói: “không nên lấy oán báo oán, oán nọ biết bao giờ ngừng. Nhẫn nhịn thì oán dứt, đó mới là pháp của Như Lai”. (Kinh Xuất Diệu)

“Kinh Pháp Cú” hoặc “Kinh Xuất Diệu” có nói: “không nên lấy oán báo oán, như thế không bao giờ dứt”. Nếu như không thể tu nhẫn nhục, sau khi nổi giận, nhiều lắm là cảm thấy thích thú nhất thời mà thôi, nhưng nếu việc đó dẫn đến hậu quả oán kết giữa người với người không hóa giải được, đời này sẽ vướng víu chưa xong, không chừng đời sau lại tiếp diễn, vĩnh viễn không có ngày chấm dứt.

Tu bố thí, trì giới, thật không dễ, nhưng do một niệm không nhẫn, tâm sân phát khởi, toàn bộ đều bị phá hoại. Như nói: “nếu các Phật tử có tâm sân nhuế, trăm kiếp khéo tu bố thí, trì giới, có thể hư hoại trong sát na”. Cho nên hình dung sân giận giống như ngọn lửa, có thể thiêu đốt hết tất cả công đức lành, không hạ quyết tâm tu nhẫn là không được! Giả sử biết được sai lầm của sân giận, công đức của sự an nhẫn, nên khảo sát thật nhiều, tự mình lấy lý trí để điều phục sân giận và phiền não. Thế thì sân nhuế có những lỗi lầm gì?

Chúng ta tu bố thí, trì giới thật không dễ gì tích được một ít công đức, nếu chỉ vì một niệm không nhẫn, tâm sân phát khởi, thì “liền đem một ngọn lửa vô minh, thiêu đốt mọi rừng công đức”. Mà còn, trăm kiếp tu các pháp lành bố thí, trì giới, toàn bộ đều bị mất sạch trong một sát na. Do đó, chúng ta phải phản tỉnh: cuối cùng thì sân giận có thể giải quyết được việc gì không? Sân giận đem đến lỗi lầm gì? Ở đây chúng ta có những phương pháp khác nhau từ trong Kinh Luận quy nạp thành năm lỗi lầm:

1. Tướng mạo xấu xí

Tâm sân hận vừa khởi lên, sắc mặt lập tức biến đổi thật khó coi, có ai sau khi nổi giận trở nên dễ thương hơn không? Đương nhiên không rồi! Cho nên, tâm sân vừa khởi, toàn thân huyết mạch sôi sục, sắc mặt lập tức biến thành hình dạng xấu xí, mà còn dễ lão hóa. Nghe nói người mẹ khi sân giận, em bé bú sữa cũng ảnh hưởng sức khỏe.

2. Biện luận bất minh

Tâm sân hận khởi lên, lúc này cảm tính làm chủ lý trí, đến nỗi ý nghĩa lời nói của đối phương nghe hiểu không rõ ràng. Căng thẳng lên cao, đương nhiên mất đi khả năng biện luận, tự mình đi khiếu nại, cũng có lúc nói sai.

Vốn dĩ họ rất có tài biện luận, nhưng khi tinh thần kích động, lời nói thiếu rõ ràng, đầu óc suy nghĩ mất tinh tế.

3. Bạn hiền xa lánh

“Phàm người có tính tình nóng nảy, bộp chộp, những người bạn tốt đều vì không muốn kết oán mà xa lánh”.

Có người sau khi nổi giận, tính tình nóng nảy, không nhận ra người thân thích, để khỏi vạ lây, người bên cạnh nhìn thấy thì lập tức bỏ đi. Cho nên, nếu như người thường hay nổi giận, người bên cạnh không thích thân cận, bạn lành xa lánh.

4. Phạm giới

“Khi sân hận phát khởi, chỉ mưu tính kế hoạch đạt được mục đích báo thù, bất chấp tất cả. Sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, không việc ác nào mà từ bỏ”.

Có người khi tâm sân phát khởi, vì muốn đạt được mục đích báo thù mà không từ một thủ đoạn nào, những việc trái ngược đạo đức như: sát, đạo, dâm, vọng, không việc gì tử bỏ cả.

5. Đọa lạc

“Tích tập nghiệp sân hận như vậy, khi già chết đến, còn đâu quả báo lành, chỉ có đọa lạc vào đường xấu”.

Nếu như chúng ta tích tập nghiệp sân giận, tạo thành rất nhiều ác hạnh, sau khi chết sẽ bị đọa lạc.

Ngược lại, nếu như chúng ta có thể tu nhẫn nhục, thì có được năm đức, tướng mạo đoan nghiêm, biện luận rõ ràng, bạn tốt thân cận, không phạm cấm giới, hơn nữa còn có thể sinh ở cõi người, cõi trời, thậm chí hướng đến đạo Phật.

Dưới đây chúng ta tham khảo trong “Đại Trí Độ Luận”, đề cập đến các phương pháp tu nhẫn nhục.

III. Tu nhẫn nhục như thế nào?

1. Suy nghĩ quả báo xấu do nghiệp đời trước gây tạo, đời này vui vẻ hoàn trả.

“Thế nào là người trong lúc sân giận mà nhẫn nhục được? Nên tự suy nghĩ: tất cả chúng sanh có tội lỗi nhân duyên của nó, nên xâm hại lẫn nhau. Đời này ta chịu khổ não cũng do nhân duyên của hành nghiệp cũ, tuy chẳng phải tạo tác ở đời này, mà là ác báo đời trước của ta, ta nay đền trả, hãy nên cam chịu, đâu có thể trái được! Ví như mắc nợ, chủ nợ đến đòi, phải vui vẻ trả nợ, đâu thể nổi giận” .

Duyên phận giữa người với người khác nhau, có người mới gặp, giống như đã từng quen biết, có một cảm giác thân thiện; nhưng lại có người vừa mới gặp, thì có cảm giác không thích hợp, cảm thấy khó chịu. Từ đó chúng ta suy nghĩ, có rất nhiều việc chúng ta phải khéo léo xử lý, người ta chửi, đánh, chúng ta hóa giải như thế nào không làm cho tình huống xấu hơn; nhiều khi phải phòng ngừa trước tai vạ. Nếu công phu thật sâu, bất cứ ai đến chửi mắng, vẫn an nhiên vượt qua, thế thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu như công phu còn chưa vững, lúc có nhân duyên làm cho sự việc phát sinh, phải nên chú ý không nên làm cho sự việc xấu đi.

Phật giáo dạy “nhân như thế nào, quả như thế ấy”, nên tìm cách phòng ngừa trước khi tai vạ xảy ra. Nguyên tắc cơ bản đó là quảng kết thiện duyên. Bình thường nếu không tranh phần hơn về mình, người đó có thể chịu thiệt thòi ít, thì sẽ không chịu thiệt thòi nhiều. Người chịu thiệt thòi ít, thì họ tích được âm đức, phước đức, dần tích lũy một tư lương rất tốt.

Hiện tại, chúng ta nhìn thấy tượng Bồ tát Từ Hàng trang nghiêm, giống tượng Phật Di Lặc, nghe nói trước kia Ngài rất ốm. Lúc còn trẻ, có lần đi vệ sinh, nhưng lại quên đem giấy, vừa lúc bên cạnh có người, Ngài xin họ ít giấy. Song, người ấy đưa cho giấy đã sử dụng qua, nhưng Ngài vẫn thản nhiên sử dụng. Từ đó về sau, Ngài bắt đầu phát phước tướng. Cho nên, bình thường người chịu thiệt thòi ít thì sẽ không bị thiệt thòi nhiều. Còn người tham lợi nhỏ, nhìn thấy trước mắt, anh ta chiếm được chút ít lợi ích, nhưng từ góc độ nhân quả của Phật giáo, thì không phải dựa vào sức lực hoặc phước đức của mình, nếu chiếm được lợi ích càng lớn, nghĩa là mắc nợ càng nhiều.

Trước kia, lúc Ngài Thánh Nghiêm ở Pháp Cổ Sơn muốn đi Nhật Bản cầu học, hòa thượng Trí Quang có khuyên vài lời: “Thầy đi Nhật Bản cầu học, có rất nhiều người tán thán, nhưng không nên cho rằng: ‘Trước kia mình tu tập cũng khá! Phước báo nhiều, nên nhiều người ca ngợi mình’. Phải suy nghĩ ngược lại: ‘bây giờ có nhiều người ca ngợi mình, không phải trước kia mình tu tập tốt, để hưởng quả tốt đó, mà đây là những nghiệp mình mới tạo, mình mượn của mọi người. Tạo thành cái nhân ‘nợ’, tương lai phải trả quả báo đó. Không nên đảo ngược nhân thành quả”!

Bây giờ chúng ta được phước báo, chẳng nên dương dương tự đắc, cảm thấy trước kia mình làm rất tốt! Thật ra không phải, mà là mượn của người khác trước. Cho nên, Lão Tử từng nói “kiến giả như thâu” (tạo dựng phước đức cẩn thận như người ăn trộm). Kẻ trộm là lén lén lút lút cắp đồ, lo sợ người khác biết được; chúng ta tạo lập công đức, thì cũng phải giống như người ăn trộm.

Nếu như chỉ làm một việc nhỏ mà lo người trên thế giới không biết, cố sức khoe khoan, thì đâu có bao nhiêu công đức, tích âm đức mới là phước báo chân chánh.

Cho nên chúng ta có thể tư duy từ góc độ này: vì sao người ấy đối với tôi như vậy? Có phải trước kia tôi đối với mọi người chưa tốt? Không nhất định đời này, có khi nhân duyên của nhiều đời trước tích lũy lại. Và “ta nay chịu khổ, do hành nghiệp của nhân duyên đời trước”, đó là những gì trước kia chúng ta đã làm. “Tuy không phải những gì làm trong đời này, mà là ác báo của đời trước, ta nay phải trả, nên cam chịu, không thể tránh được! Ví như mượn nợ, chủ nợ đến đòi, nên vui vẻ trả nợ, đâu thể giận được”.

Tuy nhiên có người nghĩ như vậy, nhưng vẫn cảm thấy rất khó chấp nhận. Ví như nói người trốn nợ, hoặc bỗng dưng có người đến xin tiền, cho một ít tiền và tìm cách đuổi anh ta đi rồi, nhưng không hiểu vì sao anh ta cứ thường xuyên đến? Tôi cho một ví dụ để thuyết minh: nếu như hôm qua tôi mượn bạn một trăm triệu, hôm nay ngủ dậy tôi lại chẳng nhớ, nên không trả cho bạn, nhưng bạn không quên nên tìm tôi lấy tiền, và tôi chỉ trả cho bạn hai triệu, đương nhiên bạn vẫn tiếp tục tìm tôi lấy tiền. Con người đều quên đời trước khi đầu thai, đời trước chúng ta nợ người một trăm triệu, trải qua đầu thai lại thì quên mất, lúc chủ nợ đến đòi, tuy nhiên chúng ta trả một ít, vẫn chưa trả hết, nhưng lại tự cho rằng: “vì sao cứ đến đòi nợ hoài”? Cho nên, chúng ta phải suy nghĩ: Có thể ta chưa trả hết nợ cho người ta, tôi phải đem tâm trả nợ, vui lòng chấp nhận.

Song có người nghĩ: “làm không khéo, chúng ta trả quá số nợ thì làm sao”? Vậy thì biến thành họ nợ bạn rồi, đời sau lúc bạn cần thì có thể tìm họ mà lấy.

2. Người thường hành từ tâm

“Lại nữa, người thường hành từ tâm, tuy có não loạn bức thân, đều có thể nhẫn chịu. Giống như ông tiên trong rừng sâu, tu hạnh nhẫn nhục từ bi....” .

Đây là câu chuyện Tiên Nhân Nhẫn Nhục, ông ta dùng tâm từ bi để chuyển hóa hận thù.

3. Suy nghĩ tất cả chúng sanh thường có các khổ, vì thế không muốn tăng thêm khổ

“Lại nữa, Bồ tát tu hành bi tâm, tất cả chúng sanh thường có các khổ: Trong thai bức trở, chịu các khổ đau; lúc sanh ra thì bức bách, xương thịt như bị phá vỡ, gió lạnh chạm thân, đau hơn dao cắt. Cho nên Phật nói: “trong hết thảy khổ, sanh khổ hạng nhất”. Như vậy, già, bệnh, chết khổ, đủ thứ khổ ách, thì tại sao có người lại còn làm tăng thêm khổ cho họ? Giống như chỗ mụn nhọt còn lấy dao phá hoại” .

Chúng sanh đều có phiền não, nhà nhà đều có cái khó của mỗi nhà. Chúng sanh có nhiều sự chống trái, chúng ta phải dùng tâm từ bi, nếu không nhẫn để hóa giải được thì thôi, không nên làm cho họ tăng thêm sự đau khổ.

4. Tự nghĩ không giống như người khác

“Tổn hại đến thì sân hận, lợi ích đến thì vui mừng”, tăng trưởng tâm đại bi, “não hại không sân hận, cung kính cúng dường không vui mừng”.

Lại nữa, Bồ tát tự suy nghĩ: “Ta không giống như người khác, thường trôi theo dòng sanh tử, ta phải ngược dòng để tìm đến tận nguồn, vào đạo Niết bàn. Đa số người phàm, bị tổn hại đến thì nổi sân, lợi ích đến thì vui mừng, gặp phải khó khăn thì sợ sệt. Ta là Bồ tát, không thể như họ, tuy chưa đoạn kiết sử, nên tự ức chế; tu hành nhẫn nhục, bị não hại không sân giận, được cung kính cúng dường không vui mừng, các khổ gian nan không nên sợ sệt, hãy vì chúng sanh, hưng khởi tâm đại bi” .

Một số người bị cuốn trôi theo dòng sanh tử, người tu hành không nên như vậy, phải đi ngược lại, để vào đạo Niết bàn. Phàm phu vừa gặp sân não lập tức nổi sân, đối với họ có lợi ích thì họ cảm thấy rất vui thích, nếu như làm họ cảm thấy bất an, họ lập tức lo sợ.

Tôi là Bồ tát, không thể như vậy, tuy chưa đoạn kiết hoặc, nên tự ức chế; tu hạnh nhẫn nhục, bị não hại không sân hận, được cung kính cúng dường không vui mừng, các việc gian nan khổ nhọc không có sợ sệt; nên vì chúng sanh khởi tâm đại bi!

Bồ tát hoặc người tu hành, muốn cầu giải thoát, không nên giống như phàm nhân. Kiết sử là phiền não, như tâm có nhiều mối kết. Tuy nhiên chúng ta chưa đoạn trừ hết phiền não, nhưng vẫn cần ức chế khắc phục, tu hạnh nhẫn nhục. Có người não hại đến, chúng ta không nên khởi sân tâm, ngược lại nếu có người cung kính, cúng dường cũng không nên đắc ý quên mình hoặc sanh tâm ái nhiễm, ngược lại chúng ta nên khởi tâm đại bi đối với người khác.

5. Nên nghĩ chúng sanh thường giúp chúng ta tu nhẫn nhục, họ là thầy của ta

"Lại nữa, nếu thấy chúng sanh đến làm não loạn, nên nghĩ như thế này: Đó là người thân hậu của ta, cũng là thầy ta, nên tăng thêm lòng thương yêu, cung kính đối đãi. Vì sao vậy? Vì nếu họ không tăng thêm các sự não hại cho ta, thì ta không thành tựu nhẫn nhục. Do lẽ đó, nên nói họ là thân hậu của ta, cũng là thầy ta".

Đây giống như phương pháp quán giả tưởng. Trước kia lúc tôi mới học Phật, có một vị thầy dạy rằng: “Sư phụ đánh con, la con, đó là cúng dường con!” Bồ tát phải làm được những việc khó làm, nhẫn được những điều khó nhẫn, cũng cần phải mài luyện. Lúc chúng sanh đến não loạn, chúng ta phải quán tưởng: “Họ đều là thân hậu của ta và cũng là thầy ta, ta càng nên kính ái họ, nếu như họ không tăng thêm các sự khổ não cho ta, thì ta không thể thành tựu viên mãn nhẫn nhục Ba la mật, cho nên phải xem họ như nghịch tăng thượng duyên của ta, là thiện tri thức, là thầy của ta”. Lúc mới bắc đầu đương nhiên là không dễ dàng gì, nhưng phải từ từ luyện tập thêm.

6. Nhớ nghĩ chúng sanh đã từng nhiều đời làm quyến thuộc của nhau

“Lại nữa, Bồ tát nên biết, như Phật từng dạy: “Chúng

sanh vô thỉ, thế giới vô biên, qua lại năm đường, luân hồi vô lượng. Ta cũng từng làm cha mẹ anh em của chúng sanh; chúng sanh cũng từng làm cha mẹ anh em của ta, tương lai cũng vậy. Lấy đó mà suy, không nên ác tâm ôm lòng sân hại” .

Các chúng sanh này từ vô thỉ kiếp từng làm cha mẹ, anh em, con ta. Bây giờ chúng ta đối với họ tốt, tương lai họ còn có thể báo đáp bạn; bây giờ bạn đối với họ không tốt, tương lai họ sẽ đem những điều không hay đến trả lại bạn. Vì vậy, không nên ôm lòng sân hận với họ.

7. Nhớ nghĩ trong chúng sanh có Phật tánh, nếu đối với họ sân hận, thì sân hận đức Phật

Lại nữa, suy nghĩ trong hàng chúng sanh, có rất nhiều hạt giống Phật, nếu ta đem ý sân hận đến họ, tức là sân hận đức Phật; nếu ta sân hận đức Phật, thì không còn gì để bàn! Như truyện nói: “chim bồ câu sẽ được làm Phật”, nay tuy là loài gia cầm, cũng không thể khinh được.

Từ phần thứ 7 đến phần thứ 9, đều có liên quan đến tâm sân hận.

Ý ở đây muốn nói: “theo quan điểm của Phật Giáo, mỗi chúng sanh đều có khả năng thành Phật, nếu như bạn sân giận với họ, thì cũng giống như bạn khởi tâm sân giận với Đức Phật. Nếu như tương lai họ thành Phật trước, nhưng chúng ta từng kết ác duyên với họ, thì rất khó học hỏi với họ, họ muốn độ chúng ta cũng không dễ. Ngược lại nếu chúng ta thành Phật trước, cũng khó độ họ.

Trong “Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận” của Bồ tát Long Thọ có nói đến: “Chúng ta không nên đánh lừa chư Phật. Có rất nhiều người trước Phật phát nguyện “Tôi muốn thực hiện như thế này, thực hiện như thế nọ ...”, nhưng những gì họ làm thì không như vậy. Kỳ thật, Đức Phật là nhất thiết chủng trí, bạn muốn giả dối cũng không thể làm được. Như thế nào gọi là giả dối chư Phật? Bồ tát Long Thọ dạy: giả dối chúng sanh tức là giả dối chư Phật. Điều này có hai ý nghĩa:

(1) Tất cả chúng sanh đều là đối tượng Đức Phật hóa độ, nếu dối chúng sanh, đó không phải là chúng ta đang xướng lên điệu hát ngược với Phật sao? Đức Phật muốn hóa độ chúng sanh, chúng ta không hỗ trợ Ngài thì thôi, tại sao lại làm như thế? Như vậy Phật sẽ không vui đâu.

(2) Chúng ta muốn kết ác duyên với họ, tương lai không cần biết ai độ cho ai, đều bị chướng ngại.

8. Nhớ nghĩ các loại phiền não tâm sân hận nặng nhất, các loại quả báo bất thiện, quả báo do tâm sân hận gây nên là nặng nhất

Trong tất cả những phiền não, tâm sân hận là lớn nhất, không chỉ kết ác duyên với mọi người, mà tất cả những công đức đều có thể vì đó bị diệt mất. Trong tất cả những quả báo bất thiện, quả báo do tâm sân hận lớn nhất, những phiền não khác không có gì nặng như sân giận.

Bồ tát nên suy nghĩ như thế này: “Tôi muốn thực hành từ bi, vì lợi ích cho chúng sanh. Giận là tổn hoại mất mọi điều thiện, tiêu hủy tất cả. Chúng ta muốn tích lũy công đức đã không dễ dàng rồi, nếu như lại tạo sân giận, thì đến bao giờ công đức mới viên mãn? Muốn công đức viên mãn, thì cho đến một chỗ khiếm khuyết nhỏ cũng phải bù đắp, huống chi sân giận sẽ làm cho phước đức của mình tiêu tốn hết.

9. Chư Phật và Bồ tát lấy đại bi làm gốc, sân giận là thứ độc tiêu diệt đại bi

Lại nữa, chư Phật Bồ tát lấy đại bi làm gốc, do đại bi mà ra; sân giận là thứ độc hại tiêu diệt đại bi, đặc biệt không hợp nhau, nếu gốc đại bi bị hủy hoại, thì không thể gọi là Bồ tát? Bồ tát từ đâu mà ra? Vì lẽ đó nên tu nhẫn nhục.

Nếu chúng sanh gây thêm các sự sân não cho mình, thì hãy nghĩ đến công đức của họ. Hiện chúng sanh này đang bị sai lầm, song vẫn còn có các việc tốt khác, vì vậy không nên sân giận.

Đây cũng phương thức thực hành quán giả tưởng, nghĩa là không có một người nào xấu toàn bộ; dù như thế nào đi nữa họ cũng có phần tốt, cho đến bản thân chúng ta cũng có tốt có xấu, không phải toàn là thuần nhất tốt đẹp mà không có cái xấu ác. Cho nên khi chúng sanh đối với ta không tốt, chúng ta phải nghĩ như thế này: “người ấy còn có nhiều điều tốt!” Không nên chỉ vì một người có gì đó chưa viên mãn, thì phủ nhận hết những điểm tốt của họ, như vậy là kết oán với họ mất.

Không có người hoàn mỹ, mỗi người đều có khuyết điểm. Trước kia em gái tôi có nói: “Như thế nào là tròn 100 điểm? 38 cộng thêm 49, ngoài ra phải cộng thêm 13 mới tròn 100 điểm”. Nếu như chúng ta dựa vào những ưu điểm của người khác mà học hỏi, tiếp thu, thì có thể biết được rất nhiều điều hay. Chúng ta không nên dùng kính phóng đại mà nhìn khuyết điểm, tìm điều chưa vẹn toàn của người khác; cuộc sống vốn dĩ đã khó khăn rồi, việc gì bản thân mình lại gây khó khăn nữa? Cho nên phải thường xuyên quan sát đức tính tốt của chúng sanh.

10. Nghĩ người khác rèn luyện mình, như thợ luyện vàng, cáu bẩn đi theo lửa, chỉ còn vàng ròng

Lại nữa, nếu người đó đánh ta, chửi ta, ấy là tại ta. Ví như thợ luyện vàng, cáu bẩn ra đi theo lửa, chỉ có vàng thật ở lại. Đây cũng giống như vậy, nếu ta có tội, ấy là do nhân duyên đời trước, nay phải đền trả, không nên sân hận, nên tu nhẫn nhục!

Đây là nói đem sự não hại của chúng sanh đối với chúng ta, nên nghĩ họ đang cúng dường, mài dũa ta giống như luyện kim, mỗi người chúng ta cũng cần phải chịu sự tôi luyện mới thành vật hữu dụng.

11. Nguyện của Bồ tát là muốn chúng sanh an vui

Lại nữa, Bồ tát thường nghĩ chúng sanh như con thơ. Người ở cõi Diêm phù đề nhiều các ưu sầu, ít có ngày vui, nếu có đến mắng nhiếc hoặc gièm pha mà tâm họ hoan lạc, cái vui đó khó được, để mặc cho người mắng, vì sao vậy? Vì ta vốn phát tâm muốn làm cho chúng sanh hoan hỷ.

Bồ tát phát nguyện muốn cứu độ chúng sanh, xem như con mình. Là người ai cũng có lòng trắc ẩn, ít nhiều lòng từ bi, chẳng qua chúng sanh vì chấp trước, cho nên sinh nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, cách biệt giữa mình và người. Đối với một người mình thích, bỏ ra bao nhiêu công sức cũng không sao, giống như cha mẹ vì con đến hy sinh thân mạng đâu tiếc nuối, nhưng đối với con của người khác, thì tuyệt đối không có chuyện đó xảy ra. Hoặc giống như khi chúng ta xem phim chiến tranh, cảm thấy đánh không được hấp dẫn lắm, nhưng nếu bạn là người trong cuộc, chắc có lẽ sẽ không cảm thấy như vậy, nên dùng tấm lòng đối với tấm lòng.

Làm thế nào vượt qua để đạt được điều đó? Ngoài việc bồi dưỡng tâm từ ra, chủ yếu là phải phá ngã chấp, tu quán ngã Không, nhân Không, chúng sanh Không. Nên giống như Bồ tát Quán Thế Âm đem lòng từ bi bình đẳng với tất cả chúng sanh.

12. Nghĩ chúng sanh bị bệnh, cái chết theo sát, nên tăng thêm lòng từ bi

Lại nữa, chúng sanh ở thế gian, bị các bệnh tật bức não, lại bị giặc chết chực chờ, ví như oan gia thường rình chỗ sơ hở; làm sao người thiện không thương xót mà còn muốn gây thêm nỗi khổ cho họ? Khổ chưa tới người mà mình đã chịu hại trước. Suy nghĩ như vậy, không nên giận họ, nên tu nhẫn nhục.

Vì chúng sanh chịu sanh lão bệnh tử, có chúng sanh thân đã khổ, tâm cũng khổ, lại không biết đạo tu hành, không hiểu rõ lý vô thường, không biết giặc chết thường bên cạnh rình chờ. Do đó, Bồ tát hoặc người biết tu hành, không nên gia tăng sự khổ cho chúng sanh, vì vậy không nên sân giận họ mà nên tu nhẫn nhục.

13. Suy nghĩ tội lỗi của sân nhuế vô cùng sâu nặng

Lại nữa, nên suy nghĩ tội lỗi của sân nhuế vô cùng sâu nặng ... Khó trị nhất trong các tâm bệnh. Người sân nhuế, không biết như thế nào là thiện ác, tội và phước, lợi hại, không tự nhớ nghĩ, sẽ bị đọa địa ngục! Quên mất thiện ngôn, không tiếc danh xưng, không biết người khác phiền não, không kể thân tâm mình mệt nhọc, phiền não; sân giận làm che mắt trí tuệ, chuyên làm não hại người khác. Như tiên nhân có ngũ thông, vì lòng sân nhuế, tuy tu tịnh hạnh, mà giết hại một nước Chiên đà la.

Một số thần thông có thể là hiện tượng thần bí, đối với Phật giáo, thần thông lấy thiền định làm cơ sở, cần phải có thiền định mới có thần thông. Ở đây trình bày sơ lược câu chuyện Tiên Nhân ngũ thông.

Tiên nhân ngũ thông là một người tu hành ngoại đạo, chưa đạt được lậu tận thông. Lúc tu hành, có người ném phân lên người, Ông vẫn nghĩ: “Không có vấn đề gì, ném phân là chuyện của họ, ngồi thiền là chuyện của tôi”. Nhưng người kia sau khi thấy vậy, lại tiếp tục ném phân lên người Tiên nhân. Ông chịu không nỗi nữa, liền sanh khởi tâm sân hận, hiện thần thông hủy diệt thôn đó. Kinh văn có nói: “Vì sân nhuế, tuy tu tịnh hạnh, sát hại một nước như Chiên đà la”, thì giống như sát hại nô lệ, tiện nhân vậy.

Ngoài ra có câu chuyện nói: “khi Tiên nhân ngũ thông ngồi thiền ở dưới gốc cây, thì có chim đến nhiễu loạn, lúc đến bờ sông ngồi thiền, lại có các thứ cá đến não loạn. Không có thần thông còn được, nhưng người có thần thông một khi sân tâm khởi lên, thì sức phá hoại vô cùng to lớn.

14. Người sân nhuế, người khác không muốn gặp, người tích lũy tâm sân giận, thậm chí không tiếp nhận lời Phật dạy

Lại nữa, người sân nhuế, giống như hổ sói, khó thể ở chung. Lại như mụn độc, dễ phát, dễ hoại. Người sân nhuế, giống như rắn độc, không ai ưa thấy. Người chứa tánh giận, tâm ác lớn dần, đến việc không thể đến, như giết cha, giết vua, ác ý đối với Phật. Như chúng Tỳ kheo ở nước Câu diệm di, vì nhân duyên nhỏ, tâm sân hận lớn dần, chia thành hai nhóm ... Tội lỗi của sân giận như vậy, thậm chí không tiếp nhận lời Phật. Vì lẽ đó nên phải trừ sân hận, tu hạnh nhẫn nhục.

Trong “Tứ Phần Luật” có câu chuyện: “Đức Phật hy vọng Tăng đoàn có thể hòa hợp, nếu không hòa hợp là một sự bất hạnh cho Phật giáo, các người cư sĩ cũng không nên “thêm dầu vào lửa” đối với chúng Tỳ kheo. Tốt nhất là hộ trì một cách bình đẳng. Cho nên, lúc Tăng đoàn bắt đầu phân hóa, có cư sĩ cảm thấy khó xử: “Rốt cuộc thì tôi phải hộ trì bên nào mới đúng”? Do đó bèn thỉnh giáo Thế Tôn. Ngài dạy: “Tăng đoàn giống như cây bằng vàng, nếu như bất hạnh phân thành hai hoặc ba đoạn, mỗi đoạn cũng đều là vàng, cho nên hy vọng các cư sĩ đều bình đẳng hộ trì, không nên gây chia rẽ”.

Cho nên, người có tâm sân hận, thì đối với người có ân với mình, không kể là cha mẹ, thầy tổ, ân nhân đề bạt công việc của mình, nhưng khi tâm sân hận khởi lên, thì quên ân phụ nghĩa, quả báo này đương nhiên rất nặng.

15. Tu nhẫn nhục dễ thành tựu từ bi, dễ thành tựu Phật đạo

Lại nữa, tu được nhẫn nhục, thì từ bi dễ thành tựu; người thành tựu được từ bi, thì đạt được Phật đạo.

16. Thà bị người thiếu trí huệ khinh thị, không để cho Thánh hiền chê trách Điều này nói rất có lý!

Ở phần dưới sẽ sử dụng phương pháp vấn đáp để giải thích rõ:

Hỏi: Phương thức tu nhẫn nhục rất tốt, nhưng có một chuyện chưa thỏa đáng: kẻ tiểu nhân khinh mạn, coi mình sợ họ; bởi vì điều này, nên không thể nhẫn.

Câu đó muốn nói: “Bạn nói pháp tu nhẫn nhục tuy rất có ích, song có một chuyện mà tôi không thể nghĩ tường tận. Nếu như bạn cứ tu nhẫn nhục như vậy, làm cho người khác cảm thấy bạn là người nhát gan, không có chí khí, sẽ bị kẻ tiểu nhân khinh chê, vì họ cho bạn sợ họ. Bởi vậy, lúc đó bạn không nên tu nhẫn nhục nữa”.

Trả lời: Nếu lý do vì kẻ tiểu nhân khinh chê, coi mình sợ họ mà không muốn nhẫn, nhưng tội do không nhẫn gây ra còn lớn hơn đó! Tại vì sao vậy? Người không tu nhẫn, bị Thánh hiền người tốt chê cười; người tu nhẫn, bị kẻ tiểu nhân khinh mạn; trong hai điều đó, thà bị người thiếu trí tuệ khinh thị, không để cho Thánh hiền chê trách. Tại sao vậy? Người thiếu trí tuệ, khinh điều không đáng khinh, còn Thánh nhân, cười điều đáng cười. Bởi vì như vậy, nên tu nhẫn nhục.

Bồ tát Long Thọ trả lời: “Nếu lý do vì kẻ tiểu nhân khinh chê, coi mình sợ họ mà không muốn nhẫn, nhưng tội do không nhẫn gây ra còn lớn hơn đó”. Nếu bạn nhẫn nhục, thì họ chỉ cười bạn là người không có chí khí thôi, song nếu lúc bạn không nhẫn, thì tội lỗi tạo ra sẽ lớn hơn nhiều. Tại sao như vậy? “Người không tu nhẫn, bị Thánh hiền người tốt chê cười”. Nếu như chúng ta khởi lên tâm sân hận, không có tu hành nhẫn nhục, bậc Thánh hiền chê cười bạn. Bởi vì tu hành vốn là phải tu nhẫn nhục, nhưng vì một việc nhỏ mà không nhẫn, thì sẽ bị chê cười.

Nếu như có thể an nhẫn, các bậc Thánh khen ngợi, sẽ khinh những người tiểu nhân coi thường bạn. Bất luận bạn có tu nhẫn nhục hay không, đều có người khinh thường bạn, nên bạn tự quyết định để cho người nào khinh thường mình. Để kẻ tiểu nhân khinh thường thì không có vấn đề gì, bạn không nên có sự hiểu biết như họ. Tuyệt đối không nên làm những hành vi không hợp đạo đức, như vậy không những tổn hại phước đức của mình, mà còn khiến cho Thánh nhân coi thường. Nếu để cho người coi thường, thì bạn sẽ chọn hạng người nào? Cho nên chỉ có tu nhẫn nhục thôi! Tu nhẫn nhục, là điều Thánh nhân tán thán, dù đó bị những kẻ tiểu nhân hủy báng thì cũng chẳng đáng gì, bởi vì họ là người thiếu đạo đức mà! Những kẻ tiểu nhân không có trí tuệ, họ khinh thị những điều không đáng khinh thị; nhưng bật Thánh hiền có trí tuệ, họ khinh tiện những người tiểu nhân đáng khinh tiện, cho nên chúng ta phải tu nhẫn nhục.

Quán tưởng như vậy rất là tốt, nếu như bạn sợ người khác cười bạn không có chí khí, bạn có thể suy nghĩ như trên!

17. Người tu nhẫn nhục, thường sanh lên trời

Lại nữa, người tu nhẫn nhục, tuy không thực hành bố thí, thiền định, lại thường được công đức vi diệu, tương lai được sanh cõi trời, cõi người, sau được thành Phật đạo. Tại vì sao vậy? Vì tâm nhu nhuyến.

Bởi vì tu nhẫn nhục, điều phục tâm nhu nhuyến, nên có vô lượng công đức.

18. Không tu nhẫn nhục, thường đọa vào đường ác

Lại nữa, Bồ tát suy nghĩ: “Đời nay người bức não, hủy nhục, đoạt lợi, khinh mắng, trói buộc, ta đều phải nhẫn. Nếu ta không nhẫn, sẽ đọa địa ngục, thành sắt đất nóng, chịu vô lượng khổ, đốt, nướng, sấy, nấu, không thể nói hết! Do đó nên biết, tuy bị kẻ tiểu nhân vô trí khinh mà quý, nếu không nhẫn mà dương oai, tuy vui mà hèn. Thế nên Bồ tát phải tu nhẫn nhục”.

Có một số tiểu nhân không biết phân biệt phải trái không có trí huệ, hay khinh thường người khác; Bồ tát tuy bị tiểu nhân khinh thường, nhưng như thế càng tăng thêm sự tôn quý của Bồ tát. Ngược lại, nếu như chúng ta không tu nhẫn nhục, mà dùng các loại uy thế khiến người khác không thể xâm phạm được, tuy có thể biểu hiện vui thích trong phút chốc, nhưng lại lộ ra sự thấp hèn của bản thân, cho nên Bồ tát phải tu nhẫn nhục.

19. Nghĩ chúng sanh vì sân hận não hại, nên dùng phương tiện đối trị, không nên hiềm trách

Lại nữa, Bồ tát suy nghĩ: “Ta ban đầu phát tâm thệ nguyện vì chúng sanh, trị tâm bệnh cho họ. Nay chúng sanh bị sân nhuế kiết sử, ta hãy trị bệnh đó, cớ sao mình lại sanh bệnh đó? Hãy nên nhẫn nhục?23

Bồ tát ban đầu phát tâm không chỉ điều phục tâm tánh của mình, còn hy vọng giúp đỡ chúng sanh. Kiết và sử đều là tên gọi của phiền não. Chúng sanh đều bị phiền não của sân nhuế trói buộc dắt dẫn, chúng ta nên giúp họ hóa giải mới đúng; không nên vốn dĩ vì độ người, nhưng lại nổi tâm sân hận đối với người.

Giống như vị thầy thuốc trị các bệnh, nếu như gặp bệnh quỷ nhập, rút đao mắng nhiếc, không biết phân biệt tốt xấu, thầy thuốc biết bệnh, chỉ vì trị bệnh chứ không sân nhuế.

Bồ tát nếu bị chúng sanh sân não chửi mắng, biết vì họ bị các phiền não sân nhuế sai khiến, cuồng tâm sai sử, thì phải khéo léo chữa trị, không nên hiềm trách, cũng như vậy.

Nếu người mắc phải bệnh quỷ ám, thân không do mình làm chủ nữa, thầy thuốc nên đem lòng từ bi trị bệnh, chẳng nên đối với các hành vi không hợp lý của họ mà sinh khởi tâm sân hận.

Nếu Bồ tát bị chúng sanh sân não chửi đánh, nên thông cảm là vì họ bị các phiền não trói buộc, bị tâm cuồng điên sai sử, Bồ tát dùng các phương tiện trị liệu cho họ, không nên hiềm trách.

20. Bồ tát thương yêu chúng sanh như con, vì còn trẻ thơ, tuy có lỗi lầm nhưng không vì đó mà sân giận.

Lại nữa, Bồ tát nuôi dưỡng hết thảy, thương yêu như con; nếu có chúng sanh đến não hại Bồ tát, Bồ tát thương mà không giận, không trách. Giống như cha lành nuôi dưỡng con cháu, con cháu thơ dại chưa có biết gì, hoặc có khi mắng nhiếc, đánh đập, không kính, không sợ, cha vẫn thương nó nhỏ dại, càng thương yêu hơn. Tuy có tội lỗi, không giận, không buồn. Bồ tát nhẫn nhục cũng như vậy.

Bồ tát thương yêu tất cả chúng sanh, giống như cha mẹ thương yêu con thơ. Con thơ chưa hiểu, nói lời thiếu suy nghĩ, có lúc không kính cha mẹ, mạo phạm bậc trưởng bối. Cha mẹ thương con nhỏ dại, khoan dung tha thứ lỗi lầm. Bồ tát thương yêu chúng sanh cũng như vậy, chúng sanh tuy có lầm lỗi, nhưng không nên trách móc với họ làm gì.

21. Nếu không nhẫn đời này khổ, đời sau đọa ác đạo khổ càng nhiều.

Lại nữa, Bồ tát suy nghĩ: “Nếu chúng sanh đem sân não đến cho ta, ta nên nhẫn nhục. Nếu chúng ta không nhẫn, thì đời này tâm hối hận, đời sau vào địa ngục, chịu rất nhiều khổ đau. Nếu sanh trong hàng súc sanh thì làm rồng độc, rắn dữ, sư tử, cọp, sói. Nếu làm ngạ quỷ, thì lửa từ miệng tuôn ra.Thí như người bị lửa đốt, khi đốt đau nhẹ, sau đó chuyển nặng”.

Có thể Bồ tát Long Thọ đã từng bị lửa bỏng, nên rất có kinh nghiệm. Câu văn “lúc bị lửa đốt đau nhẹ, sau chuyển thành nặng” là đang ví dụ, đời này chúng ta phiền muộn hối hận, đó cũng chỉ là chuyện nhỏ. Nếu như chúng ta không tu nhẫn nhục mà khởi tâm sân hận, đọa vào ba đường ác, chịu khổ càng thêm nặng.

22. Nếu không tu nhẫn nhục, thì không gọi là Bồ tát

Lại nữa, Bồ tát suy nghĩ: “Ta là Bồ tát, muốn làm lợi ích cho chúng sanh. Nếu ta không thể nhẫn, thì không gọi là Bồ tát, mà gọi là người xấu”.

Nếu như không tu nhẫn nhục, thì không thể xưng là Bồ tát. Không gọi là Bồ tát thì so với người bình thường không có gì khác, mà là người xấu.

23. Ban đầu phát tâm thệ nguyện vì hết thảy chúng sanh, vì sao khởi tâm sân giận

Lại nữa, Bồ tát suy nghĩ: “Trong đời có hai loại: Một là chúng sanh, hai là không phải chúng sanh. Ta ban đầu phát tâm, thệ nguyện vì hết thảy chúng sanh. Nếu có những loại không phải chúng sanh như: núi đá, cây cỏ, gió rét, lạnh nóng, nước, mưa xâm hại, thì chỉ lo chế ngự, không chút sân nhuế. Nay những chúng sanh này chính ta vì họ, họ đem điều xấu đến ta, ta nên nhẫn chịu, tại sao lại sân”?

Bồ tát ban đầu phát tâm là vì độ hết thảy chúng sanh, cho nên không được khởi tâm sân giận. Thế gian có thể phân làm hai loại “chúng sanh có tình thức” và “chúng sanh không có tình thức”, những vật vô tình như gió rét, lạnh nóng v.v.. Cũng là nói đừng oán trời trách người, giận thời tiết lạnh nóng, Bồ tát đối với những đều như thế phải an nhẫn.

24. Biết chúng sanh vì nhân duyên giả hợp, đâu có ai để giận

Lại nữa, Bồ tát biết từ trước đến nay, do nhân duyên hòa hợp, giả đặt tên là người, không thật có con người độc lập, thì có ai để giận? Trong đó chỉ có xương máu, da thịt, giống như bờ gạch, lại như người gỗ, do máy móc động tác mà có đi có lại. Biết rõ như vậy, không nên có sân hận, nếu ta sân hận, thì là ngu si, tự chịu tội khổ. Vì lẽ đó, nên tu nhẫn nhục.

Đây là chúng ta dùng trí huệ để tu tập quán Không, chúng sanh Không. Bồ tát không nhẫn chịu được, là bởi vì còn có chúng sanh tướng, thấy người này như thế này, người kia như thế kia, thường hay phát sinh các nhận xét, cách nhìn khác nhau. Lúc này, nên có sự quan sát sâu sắc: “Từ trước đến nay, nhân duyên hòa hợp, giả đặt tên là người”, do vô số nhân duyên tụ hợp như: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Chẳng qua là giả tướng, một lớp da bao bọc mà thôi. Nếu lột bỏ lớp da này, thì có gì phân biệt đâu là đẹp xấu? Tiến thêm bước quán chúng sanh Không.

25. Chư vị Bồ tát đều trước tiên tu “sanh nhẫn”, kế đến tu “pháp nhẫn”, sau đó mới thành Phật

Lại nữa, Bồ tát suy nghĩ: “Vô lượng hằng hà sa số chư Phật thời quá khứ, lúc hành Bồ tát đạo, đều trước hết thực hành “sanh nhẫn”, sau mới tu “pháp nhẫn”.29

“Sanh nhẫn” tức là chúng sanh nhẫn, chúng ta phải tu nhẫn nhục với mọi sự khinh nhục, hủy báng, thậm chí họ đối với mình đặc biệt tốt, đặc biệt cung kính, tuyệt đối là những gì có thể hấp dẫn mình, không nên sinh tâm ái nhiễm. Đối với những tâm ái nhiễm như vậy, “Đại Trí Độ Luận” gọi đó là “giặc nhu nhuyến”, không chỉ có nước muối mà nước đường cũng làm cho sắt rỉ vậy.

“Nay cầu học Phật, nên như các pháp của Phật; không nên khởi tâm sân nhuế, như pháp của cảnh giới ma. Vì vậy phải tu nhẫn nhục”.

Nếu như chúng ta khởi tâm sân hận, thì so với ma có khác gì. Chúng ta muốn học pháp của Phật, chứ không phải học pháp của ma. Cho nên phải tu nhẫn nhục.

Dưới đây có câu nói này tôi rất thích, cùng chia sẻ với mọi người!

“Sự thông minh tài trí của con người, phần nhiều không dùng để trách chính mình, mà dùng để trách người khác; phần nhiều không dùng tập hợp phát huy các ưu điểm, mà dùng để che giấu khuyết điểm của chính mình”.

Câu nói này tôi rất thích! Người rất thông minh nhưng thường dùng sai phương hướng, không dùng để phản tỉnh chính mình, mà thường dùng để trách người khác. Nếu như chuyển đổi phương hướng “việc làm có khi không được kết quả, nên tự trách bản thân mình”, trên thực tế có thể cải thiện được rất nhiều chỗ. Nếu đem sự thông minh ấy dùng để tích tập các sở trường, đem sở trường của mỗi người thu thập lại, sau khi tích lũy được nhiều rồi, thì bạn rất giàu có, công đức viên mãn rồi. Nhưng người thông minh thường dùng để che giấu lỗi lầm của mình, dùng vô số thủ đoạn khéo léo để che giấu, không muốn người khác biết, đây giống như đem một vật hôi thối gói chặt trong hộp, niêm phong lại, thế thì càng lâu càng hôi, không biến thành thơm được.

Thường nói “trung ngôn nghịch nhĩ” nếu như chúng ta muốn các phương diện đều có thể tiến bộ, không kể là trí thức hoặc tài năng v.v... Bởi vì chính mình nhất định có quá nhiều điểm chưa trọn vẹn, cho nên phải nhớ kỹ sự chỉ bày của thiện tri thức. Muốn chính mình trưởng thành thì phải có hai điều kiện: thứ nhất là năng lực phản tỉnh lớn, thậm chí không có thầy dạy cũng hiểu được; thứ hai là nhờ sự giúp đỡ bên ngoài của thiện tri thức. Khi sức phản tỉnh của mình không mạnh, năng lực không tốt, không có thầy thì không thông hiểu được, đương nhiên nhờ đến sự giúp sức của thiện tri thức. Cho nên, nếu như có người đến khuyên bảo, thì chúng ta cảm kích họ còn không hết, chứ lại bảo “bạn dựa vào tư cách gì mà nói tôi”.

Cho nên, chúng ta không ngại đem sự thông minh tài trí của mình dùng cho chính mình, tự trách không trách người; dùng để tích tập sở trường, có lỗi lầm thì lập tức sám hối, thì quả báo xấu mới không tăng trưởng thêm. Có lúc lời nói thật hay nhưng làm người nghe chướng tai, cảm thấy rất khó chịu, lúc ấy suy nghĩ câu nói này.

“Người nói lỗi của ta, chẳng phải đều là người không có lỗi, nếu tìm người không có lỗi mới đủ tư cách chỉ trách mình, thì suốt đời không nghe được vậy!”

Khi người khác chỉ cho chúng ta biết lỗi lầm của mình, nếu như họ dùng thái độ vô cùng hòa nhã, chúng ta còn có thể tiếp nhận. Nếu như họ dùng phương pháp thật gay gắt, hoặc giữa đám đông nói những điều không đúng của chúng ta, thì tự mình cảm thấy mất mặt, vô cùng khó chịu, có thể sẽ xuất hiện một ý nghĩ tự an ủi: “Nếu như tôi xấu như vậy, thế thì họ tốt đến mức độ nào? Hay là kẻ bốn chín người năm mươi”. Nhưng nếu muốn mình tiến bộ, không nên suy nghĩ diễn dịch miễn cưỡng như vậy. Nếu như yêu cầu một người hoàn toàn không có lỗi lầm đến khuyên nhủ, thế thì đời này không có người đủ tư cách đến khuyên rồi. Chúng ta là hàng Thánh ở cõi trời nào hạ sanh xuống đây? Muốn tìm một người hoàn toàn không có lỗi lầm đến nhắc nhở bạn, thì người như thế không những khó tìm, mà bạn cũng chẳng có đủ phước đức gặp? Cho nên, chúng ta phải cảm niệm sự khuyên bảo của người khác. Nếu như có lợi ích đối với mình, lời họ nói đều là chân thành, thì chúng ta nên ghi nhớ ứng dụng.

Cho dù họ là người có lỗi lầm hay không đó là một chuyện khác.

“Dùng gương để soi thấy dung nhan, dùng tâm để quán chiếu tốt xấu”.

Nhìn vào gương thấy được dung nhan của chúng ta như thế nào. Có người thích coi bói số, đoán mạng, đó là sự hiếu kỳ của con người đối với tương lai, hoặc trước kia mình đã từng làm những chuyện không tốt, nên đi xem coi tương lai mình có bị quả báo hay không, chỉ là một loại tâm lý bất an nên muốn biết trước sự việc. Kỳ thật, muốn biết tốt xấu một cách chân chính, thì hỏi lòng mình là rõ ràng nhất, không cần hỏi người khác.

Muốn tốt, thì tâm phải thanh tịnh, vốn dĩ sự việc lúc không thành công, thì nên tự trách mình. Nếu như sau khi soi gương, không vừa ý người trong gương, nổi giận với người ấy, hoặc trách gương lồi lõm không bằng, như thế thì có ích gì? Phật giáo giảng “nhân như thế nào, quả như thế ấy”, phải thay đổi từ căn bản nhân duyên của nó.

“Đuổi giặc ở trên núi dễ, trừ giặc ở trong tâm khó”

Có người nói: “Học Phật tâm tốt là được, việc gì phải ăn chay, làm điều thiện?” Kỳ thật, muốn tâm tốt rất khó. Một số người trước mặt nhiều người không dám làm việc xấu, thân miệng biểu hiện giống như một người chánh nhân quân tử, như thế cũng rất dễ làm, nhưng muốn làm cho được toàn tâm không có tạp niệm vọng tưởng, mỗi một niệm đều là thiện niệm thì mới khó. Cho nên, muốn trừ giặc trên núi dễ, ngược lại trừ giặc trong tâm khó, cần phải áp dụng đến giới, định và tuệ.

“Một ngọn lửa vô minh, đốt sạch rừng công đức”.
“Ba năm đốn củi, một ngày đốt ra tro”.

Chúng ta tốt nhất là học Bồ tát Di Lặc, “bụng lớn năng dung, dung hết mọi chuyện trong nhân gian; mặt đầy hoan hỷ, cười tan nỗi buồn xưa nay của thiên hạ”. Nụ cười có thể hóa giải được rất nhiều ưu buồn.

Dưới đây có thể quy nạp lại. Chúng ta làm bất cứ việc gì, không nên chỉ suy nghĩ đến cái lợi trước mắt, mà phải suy tính đến quả báo sau này. “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”, một số người lo sợ sau này họ nhận những quả báo xấu, Bồ tát lo sợ họ gieo những nhân xấu, bởi vì Bồ tát biết gieo nhân xấu gì thì nhất định sẽ có quả xấu đó. Đôi khi, chúng ta xem Kinh Phật, cứ nghĩ không thừa nhận nhân quả là của ngoại đạo, kỳ thật tự phản tỉnh: chúng ta gieo một nhân không tốt, rồi lúc nào cũng trốn chạy, có lúc tồn tại một loại tâm lý kiêu hãnh “có lẽ quả báo xấu sẽ không đến”. Nghiêm túc mà nói, lối suy nghĩ không thừa nhận nhân quả, sự thật thì so với tà kiến của ngoại đạo chẳng có gì khác biệt. Cho nên, không xem nhẹ nhân quả, chúng ta xem chính mình đã làm loại hành vi gì, nó sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả. Nhân duyên thay đổi rất nhanh chóng, chúng ta nên suy nghĩ tự mình đã tạo nhân sân hận, tương lai sẽ nảy sanh quả xấu đó. Nếu như cố gắng chuyển đổi, cho đến thể nghiệm một cách triệt để lý vô thường, vô ngã trong Phật pháp, mới có thể hiểu rõ thật tướng của các pháp, hiểu rõ chân tướng, trạng thái quy luật của nhân quả mà tránh đi những nguyên nhân gây quả báo xấu.

Phiền não có hai loại “Kiến hoặc” và “Tu hoặc”. “Kiến hoặc” thuộc về vấn đề quan niệm của chúng ta; “Tu hoặc” là vấn đề thuộc về ý chí hoặc tình cảm. Ví như có người biết rằng hút thuốc sẽ tổn thương đến phổi, uống rượu sẽ tổn thương gan, bác sĩ đối với những kiến thức thông thường đó biết rõ hơn ai hết, nhưng có một số bác sĩ không cai được thuốc, đây là ý chí không đủ kiên cường. Cho nên, khi chúng ta xem xét sự việc hoặc gặp phải những điều không như ý, là “tôi biết, tôi biết”, nhưng biết rõ mà cố phạm. Đây đúng là “biết thì sâu, mà hành thì cạn”, có người biết không nhiều, cho nên thực hành cũng không kỹ. Bạn nói bạn biết, nhưng thực tế là bạn biết chưa nhiều, cho nên về phần kiến thức phải bổ sung thêm. Có người tuy hiểu rõ, nhưng trên vấn đề tình cảm, ý chí dưỡng thành một thói quen, phải lập tức dừng ngay. Thông thường chúng ta biết rõ nhưng vẫn cố phạm, đó là một thói quen không tốt. Muốn đối trị các tập khí xấu, thì phải cố gắng đến cùng, nên dùng những thói quen tốt chuyển hóa những thói quen xấu. Cho nên “giới” có nghĩa “thi la” tức là thói quen tốt, đó mới là giới thể. “Thi la” là thói quen, nên biến thói quen thành tự nhiên.

Chúng ta hồi tưởng sự xung đột với người khác trong quá khứ, không kể là với cha mẹ, bậc trưởng bối, cấp trên hoặc cấp dưới, dẫn đến việc khởi lên sân si, luôn luôn cãi với họ những việc thông thường, những việc đó bây giờ không đáng gì cả, nhưng lúc đó chúng ta cảm thấy không thể bỏ qua được. Từ đó suy ra, khi gặp phải những điều không như ý, sau hồi nghĩ lại, thật không đáng gì cả. Chúng ta không nên vì những việc nhỏ nhặt mà làm tổn thương tình cảm, và tự mình nhận sự ray rức.

Lại nữa, chúng ta “tùy duyên tiêu nghiệp cũ, không nên tái tạo tai ương mới”, không để cho ác duyên lặp lại. Những gì đã phát sinh rồi, thì khéo léo xử lý, những gì chưa phát sinh, nên cẩn thận đề phòng, quảng kết thiện duyên. Hơn nữa, thông thường lúc chúng ta mới phát tâm, thì “không từ khó nhọc, không ngại oán hờn”, nhưng không lâu sau, chỉ còn “không từ khó nhọc, nhưng sợ oán hờn”, sau một giai đoạn nữa thì trở thành “từ khó nhọc, ngại oán hờn” và đã bật đèn đỏ cảnh báo rồi, lúc này phải phản tỉnh lại.

Hôm nay chúng ta từ nhiều góc độ nhìn nhận “nhẫn”, có một số việc dựa trên vấn đề thể lực, có số việc dựa trên vấn đề tình cảm và lý trí. Ví như chạy việt dã, đoạn đường dài 42 km, người chạy ngoài thể lực để thi đấu ra, còn ý chí thật cao. Có người chân tuy đã bị chuột rút rồi, nhưng vẫn cố gắng chạy đến đích. Cho nên, nhẫn nhục dựa trên thể lực mài luyện, dựa trên ý chí mà tăng cường, dựa trên tình cảm mà thăng hoa, lại dựa trên kiến thức mà tăng cường sự thể nhận vô thường, vô ngã, hóa giải toàn bộ cội gốc của phiền não phát sinh từ ngã chấp, từ nơi này hạ thủ công phu, nhất định thành công.

Hôm nay, chúng ta thảo luận tới đây, nếu còn vấn đề gì thì sau này tìm thời gian tiếp tục thảo luận, chân thành cảm ơn mọi người!

Từ Ngữ Phật Học Trong: Phương Pháp Tu Nhẫn Nhục