Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Lieu-Dat-Tam-Va-Canh-Thi-Vong-Tuong-Chang-Sanh

Liễu Đạt Tâm Và Cảnh Thì Vọng Tưởng Chẳng Sanh
Đại Sư Phi Tích | Dịch Giả : Tịnh Sĩ

Hỏi: Chẳng liễu đạt tâm và cảnh thì còn khởi hai vọng tưởng. Nay còn Phật để niệm và còn tâm khởi niệm, như vậy chẳng phải là hai vọng tưởng sao?

Ðáp: Kinh Lăng Già nói: “Liễu đạt tâm và cảnh thì vọng tưởng liền không sanh” tức là nói: mọi thứ đều phải xa lìa hai tướng năng và sở vậy.

Nay các tướng ta niệm như chữ vạn--, mắt xanh, bạch hào đều là tâm ta cả, thì không Phật nào bên ngoài có được Duyên (cảnh) đã không có thì tâm há có ư? Thế thì niệm tức năng tướng và Phật tức sở tướng liền tự xa lìa, đâu còn vướng mắc ở hai vọng tưởng. Chỗ các thánh xưa truyền thọ cho nhau chính là cái ngộ “vọng tưởng vô tánh” này vậy.

Lại nếu, quán thật tướng của Phật và thân ta đều như nhau thì đối cảnh đều là chơn, không tâm nào chẳng là Phật tức lý trung đạo trùm khắp tất cả, như thế há còn trụ nơi Phật tức sở duyên ư?

Lại giải rằng: như trên mũi có đốm mực, khi soi vào gương, người không thích đốm mực ấy lại đi lau mặt gương há được ư? Người ghét việc thị phi, khi đối tiếp trần cảnh, chẳng rõ chúng đều do tâm mình, lại cứ oán trách cảnh, há lại được sao? Ðâu bằng cứ tẩy trừ mực trên mũi, xả bỏ tâm phân biệt tấm kiếng sẽ tròn sạch, vạn cảnh sẽ toàn chơn, sẽ thấy đá đồng ngọc báu, chúng sanh đồng là Phật.

Thế nên trong Tục Cao Tăng Truyện chép: [Vào triều đại nhà Tề,có cư sĩ họ Hướng gởi thơ đến hỏi Thiền Sư Huệ Khả rằng: “Bóng do hình mà có, âm vang do tiếng mà ra. Ðùa với bóng làm mệt hình (thân) tức chẳng biết hình là gốc của bóng. Phát ra tiếng để ngăn âm vang tức chẳng rõ tiếng là cội rễ của vang. Bỏ phiền não mà cầu Niết bàn giống như trốn hình mà tìm bóng. Lìa chúng sanh để cầu Phật thì khác nào im tiếng để tìm vang.

“Nên biết mê ngộ chỉ một đường, ngu trí không sai khác vốn Không tên lại đặt tên thì nhân tên đó mà thị phi sanh, vốn Không lý lại lập lý thì do lý ấy mà tranh luận khởi. Ðã là huyễn hóa, chẵng chơn thì ai đúng ai sai? (ai thị ai phi);đã là hư vọng, Không thật thì đâu Không đâu có? Huống đã từng biết: “được, vốn Không có chỗ được; mất, vốn Không có chỗ mất”.

“Vì chưa có dịp đến để luận bàn, nay bày tỏ vài ý, mong Ngài nghĩ đến mà phúc đáp”.

Ngài Huệ Khả viết thơ phúc đáp rằng: “Những lời luận nói về chơn pháp ấy đều đúng, Khế hợp với diệu lý. Chẳng khác gì: xưa kia không biết, cho ma ni là ngói gạch; nay bỗng nhiên nhận ra đó là chơn châu. Cũng thế, Vô minh và trí tuệ như nhau không sai biệt. Nên biết vạn pháp đều là như, quán rõ thân mình và Phật không sai biệt thì cần gì đi tìm vô dư nào khác”.

Hai vị thượng sĩ này ý nói Xứng Pháp hạnh của Ðạt ma Ðại sư, theo lý quán mà dụng tâm đều là niệm Trung đạo đệ nhất nghĩa đế pháp thân Phật vậy. Rõ ràng chẳng lìa niệm mà giữ lấy vô niệm, chẳng lìa sanh để lập vô sanh. Nếu lìa ra để riêng lập tức là chẳng liễu đạt phiền não là bồ đề, chúng sanh là chư Phật, làm sao nhận được ngói gạch ấy là chơn châu. Đã không thể lìa thì niệm Phật mà Chơn vô niệm, vãng sanh mà thật vô sanh. Như thế, nghĩa lý đã sáng tỏ như trời thu mưa tạnh, như trăng sáng thoát mây, há lại đồng với kẻ ngu chỉ nhìn ngón tay chẳng nhìn mặt trăng ư?

 
Trích từ: Luận Bảo Vương Tam Muội
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Luận Bảo Vương Tam Muội, Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn Tải Về
2 Luận Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ, Cư Sĩ Minh Chánh Tải Về
3 Kinh Bát Chu Tam Muội, Hòa Thượng Thích Minh Lễ Tải Về

Pháp Ngữ Khai Thị Hành Giả Tịnh Ðộ
Thiền Sư Băng Hoài Tế Năng

Thiền Tịnh Quyết Nghi
Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang

Thiền Định Cho Mọi Giới
Hòa Thượng Thích Đức Thắng