Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Nguoi-Nu-Ke-Trom-Deu-Khong-Nen-Khinh

Người Nữ Kẻ Trộm Đều Không Nên Khinh
Đại Sư Phi Tích | Dịch Giả : Tịnh Sĩ

Hỏi: Xin được nghe chỗ “tất cả chúng sanh đều là Phật vị lai”. Người nữ, kẻ trộm đều là Thức rất xấu, làm sao người niệm Phật cung kính được?

Ðáp: Pháp môn Phật giảng thuyết có hai loại là “ Ðối đãi môn” và “ quyết liễu môn”.

Ở Ðối đãi môn coi đàm bà con gái là thứ hư ngụy và Như Lai là bậc Chí Chơn, nghĩa là Phật thì đáng tôn sùng còn đàn bà thì phải yểm ly (xa chán). Và để yểm ly người nữ, có 2 cách là “quở trách sự ham muốn” và “ khởi tâm quán sát”

Về việc quở trách sự ham muốn, trong kinh “Bồ tát ha sắc dục” nói: “Nữ sắc là gông xiềng của thế gian, phàm phu đắm luyến thì không thể tự dứt ra được. Nữ sắc là bệnh nặng của thế gian, phàm phu khổ sở vì nó đến chết vẫn chưa thôi. Nữ sắc là họa suy đồi của thế gian, phàm phu gặp phải thì không tai nạn nào chẳng đến”. Hành giả đã bỏ được lại còn nghĩ tưởng thì khác gì ra được tù ngục lại muốn trở vào, đã hết điên cuồng lại muốn điên nữa, đã khỏi được bệnh lại mong có bệnh. Người trí thấy vậy xót thương vì biết kẻ mắc bệnh cuồng si điên đảo ấy đến chết vẫn chưa thấy mặt trời (sáng suốt)”.

Kẻ phàm phu quí trọng người nữ, cam làm nô bộc, suốt đời bôn ba làm việc khổ cực; Ở trong búa sắt chông gai, gần gũi mũi dùi tên nhọn vẫn cam tâm nhẫn chịu không lấy làm lo. Bởi kẻ say cuồng thường thích hạng say cuồng không bao giờ cho là lỗi.

Hành giả nếu bỏ được rồi không để tâm nữa, ấy là phá gông, thoát xiềng, bỏ cuồng, chán bệnh. Lìa xa cái họa suy đồi (nữ sắc) thì đã an ổn lại tốt lành, là ra được tù ngục vĩnh viễn không còn tai nạn.

Luận về người nữ, lời nói họ như mật nhưng tâm họ lại là thuốc độc. Họ khác nào như dòng suối lặng trong mà có giao long ở, như núi vàng hang báu có sư tử nằm trong. Nên biết thứ nguy hại này là thứ không nên gần vậy. Gia đình bất hòa là bởi người nữ; phá tông môn hư gia nghiệp cũng tại lỗi người nữ. Người nữ thật là giặc ngầm tiêu diệt trí tuệ sáng suốt của con người; giống như thợ săn giăng lưới bao bọc, thú không đường ra khỏi; như lưới bủa trên cao, chim sa xuống rồi không thể tung bay; như lưới thả ngang sông, cá đã đâm vào tất nằm trên thớt; lại như hầm tối, kẻ đui vào đó là bồ hong vào lửa đỏ.

Thế nên người trí biết rõ và lánh xa, không để bị hại; chán và gớm, không để bị mê hoặc. Kinh Ðại Bảo Tích chép "Phật vì vua Ưu Ðà diên (Ưu Ðiền) nói kệ rằng:
 
“Là núi đao gai nhọn tên độc và các khổ
Nữ nhơn là chỗ tụ của nhiều thứ khổ đau
Nhờ có các huơng hoa mà thân trang nghiêm đẹp
Kẻ ngu si theo đó khởi vọng tâm tham cầu
Như chim đuối giữa biển mê muội bờ bên kia
Khi chết tất phải đọa vào địa ngục a-tỳ
Hiện đời thấy các khổ đều theo thân đến mãi
Bị bạn lành xa lánh mất hẳn nẻo về trời
Lại còn vào ngục sắt chạy nhảy trên núi đao
Nằm ngủ trên lò lửa Ðừng nên gần nữ sắc!”
“Như chim tìm thức ăn không biết tránh xa lưới
Kẻ tham aí nữ nhân bị hại cũng như vậy
Giống như cá trong nước bơi vào trong lưới giăng
Liền bị người ta bắt há chẳng tự hại ư!
Nữ nhơn như kẻ chài lừa dối giống như lưới
Ðàn ông đồng như cá bị lưới cũng như vậy”.
Về cách “Khởi tâm quán sát”, như Kinh Ðại Bảo Tích chép: [Văn Thù Sư Lợi bảo Thiện Trụ thiên tử rằng: “Nếu là người nhứt tâm chuyên ròng tu tập giữ gìn thì khi tâm tham dục phát sanh, liền nên nhận biết rồi dùng phương tiện phá trừ để tâm trở lại thanh tịnh. Phá trừ như thế nào? Bằng cách khởi nghĩ rằng: _ ‘Ðó là không, là bất tịnh. Tâm dục này sanh ra diệt đi, nó không từ đâu đến và cũng chẳng đi đâu. Trong tâm ấy nào có ai nhiễm, nào ai được nhiễm và đâu là pháp nhiễm’

- Lúc quán sát như thế, không thấy có năng nhiễm, sở nhiễm và việc nhiễm. Không thấy thì không nắm giữ. Không nắm giữ thì không có xả. Không có xả thì không có ái. Không xả không ái gọi là ly dục tịch tịnh niết bàn vậy. Bấy giờ giả như buông tâm vào trong trần lao sanh tử cũng hkông lo hoạ hoạn tham sân si”]. Ðây gọi là “Khởi tâm quán sát”. Trên đã nói xong Ðối Ðãi môn (tương đối)

Thứ hai nói về Quyết liễu môn (cứu cánh). Nếu xét trên phương diện rốt ráo xa lìa các vọng hoặc, không còn ô nhiễm như hư không thì đó là chư Phật quá khứ và hiện tại chớ chẳng phải là Phật vị lai. Còn trên phương diện đưa đến rốt ráo thì tất cả chúng sanh trần lao phiền não là Phật vị lai vậy

Người há chẳng nghe: “muốn được ngọc vô giá, phải lặn dưới biển sâu; muốn có trí tuệ báu, phải tìm trong phiền não.
Tướng ngũ nghịch là tướng giải thoát, cõi ma như chính là cõi Phật như”. Nếu nghe tiếng Phật mà vui, nghe giọng ma lại giận thì không vào được “Pháp môn âm thinh”, chẳng trụ được trong “cảnh giới chơn thật âm thinh”, và chẳng giác ngộ đối với tất cả pháp. Ðò là kẻ quay ngược xe mà lại muốn tiến lên. Làm sao cùng họ luận đạo được?

Ðể nói cho ông rõ, kinh há chẳng chép: Xưa có vị tiên gọi là Lộc Ðề. Nhân vì trời mưa, đất trơn trợt, ông đi dường bị ngã. Giận tức, ông dùng chú tiên làm trời hạn hán. Trong nước ai cũng lo lắng, vua sai một cô gái được nhiều người ưa thích đến dụ dỗ ông. Khi dụ được, cô ta cỡi trên cổ ông vào thành. Liền đó mây ùn ùn từ bốn phương kéo đến, mưa tuôn xối xả đầy ngập. Ông tiên ấy tuy có thần thông chế ngự gió, có phép lấn áp cả tự nhiên mà không thể bỏ được sắc là vì còn thấy đó là người nữ. Trong khi Ðức Thích Ca đối với người nữ là Da Du thì bảo “tương lai là Phật hiệu Cụ Túc Thiên Vạn Quang Tướng Như Lai”.

Người niệm Phật nếu chỉ thấy dung nhan cô gái yêu mà không nghĩ sắc vàng tốt của Phật Quang Tướng (chỉ nghĩ đó là người nữ mà không nghĩ đó là Phật vị lai) thì đánh mất yếu chỉ Thường Bất Khinh (không khinh), làm sao đạt được niệm Phật tam muội.

Lại như A na luật xưa đời quá khứ từng làm kẻ trộm. Một hôm vào tháp thờ Phật định trộm châu báu. Khi vào trong điện thờ thấy đèn bị lụn tim gần tắt. Ông bèn dùng que tre đẩy tim cao lên để đèn cháy sáng, không bị tắt. A na luật có nghĩa là “không tắt” có nguyên do từ đó. Tương lai, ông là Phật hiệu Phổ Minh Như Lai cũng từ nhân duyên ấy.

Người niệm Phật còn không khinh kẻ trộm huống lại khinh người không trộm. Thấy người nữ và kẻ trộm là hai vị Phật tương lai như mặt trời rực rỡ thì lo gì tam muội không thành.
 
Trích từ: Luận Bảo Vương Tam Muội
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Luận Bảo Vương Tam Muội, Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn Tải Về
2 Luận Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ, Cư Sĩ Minh Chánh Tải Về
3 Kinh Bát Chu Tam Muội, Hòa Thượng Thích Minh Lễ Tải Về