Kiếp Và Sự Thành Hoại Của Thế Giới
Cư Sĩ Phương Luân | Dịch Giả :Cư Sĩ Hạnh Cơ

“Kiếp” là tiếng nói tắt của Phạn ngữ “kiếp bả”; dịch là “thời phần” hay “đại thời”, nghĩa là một khoảng thời gian rất dài, không thể nào dùng số ngày, tháng, năm thông thường mà đếm được. Kiếp có đại, trung và tiểu khác nhau. Các kiếp đại, trung hay tiểu này đều y nơi mạng sống tăng và giảm của con người mà tính toán. Theo như luận Đại Trí Độ nói, thọ mạng của con người từ mười tuổi, cứ mỗi một trăm năm tăng một tuổi, tăng cho đến tám vạn bốn ngàn tuổi thì ngưng; rồi lại cứ một trăm năm giảm một tuổi, giảm cho đến còn mười tuổi thì ngưng; một lần tăng và một lần giảm như vậy là một tiểu kiếp. Hai mươi tiểu kiếp là một trung kiếp. Trải qua bốn trung kiếp Thành, Trụ, Hoại và Không là một đại kiếp. Đó là thời gian của một thế giới từ lúc hình thành cho đến lúc hủy diệt.

Mỗi một đại kiếp đều gồm bốn trung kiếp Thành, Trụ, Hoại và Không – hoặc tám mươi tiểu kiếp. Sau một thời gian trống không là hai mươi tiểu kiếp từ một thế giới trước, do nghiệp lực của chúng sinh tác động thúc đẩy, một thế giới sau lại sẽ thành lập. Ban đầu là mây đen giăng trải khắp không trung, một cột mưa có vầng to trông giống như trục xe, trải ngàn vạn năm, nước đầy cả không trung, dần dần dâng cao đến cõi trời Đại phạm. Sau đó thì mưa ngưng, nước giựt, rồi có gió lớn thổi bọt nước, biến thành cung điện bảy báu của trời Phạm thiên. Sau đó nước lại rút thêm nữa, lại có gió lớn thổi bọt nước, biến thành sáu cõi trời Dục giới; đến như núi Tu di, bảy núi vàng, núi Thiết vi, bốn châu lớn và tám vạn châu nhỏ, đều do bọt nước ấy mà thành. Trải qua hai mươi tiểu kiếp như vậy, đó là trung kiếp Thành.

Thế giới đã thành, chúng sinh an trụ, có động vật và thực vật, có biên giới quốc gia, có lịch sử. Trải qua hai mươi tiểu kiếp như vậy, đó là trung kiếp Trụ. Sau đó thì thế giới bắt đầu hủy hoại. Các loài hữu tình bị hủy hoại trong suốt mười chín tiểu kiếp đầu; các loài vô tình bị hủy hoại trong tiểu kiếp chót. Lúc bấy giờ có bảy mặt trời cùng xuất hiện trên không trung, sinh ra hỏa tai lớn, từ cõi Phạm thiên trở xuống đều thành tro bụi; đó là trung kiếp Hoại. Sau khi đã hoại diệt hết rồi, khởi từ cõi trời Sơ thiền đều trở thành hư không. Trải qua hai mươi tiểu kiếp như vậy, đó là trung kiếp Không.

Thế giới trải qua Thành, Trụ, Hoại, Không, giáp vòng rồi bắt đầu trở lại. Thế giới bị hủy hoại, bảy kiếp đầu là hỏa tai thiêu hủy cho đến cõi trời Sơ thiền; kiếp thứ tám thì nước dâng ngập cho đến cõi trời Nhị thiền. Đó là bảy lần lửa, một lần nước. Thẳng đến kiếp thứ sáu mươi bốn (tám lần tám), bèn đổi thủy tai thành phong tai, hủy hoại đến cõi trời Tam thiền. Cho nên ở trong sáu mươi bốn đại kiếp, những thứ làm hủy hoại thế giới, hỏa tai được kể có năm mươi sáu lần, thủy tai có bảy lần, phong tai có một lần; tuần hoàn vô tận, đều là do hoặc nghiệp của chúng sinh chiêu cảm. Nếu vọng tâm không khởi thì căn thân(1) không sinh, và khí giới(2) cũng không xuất hiện vậy.

Một tiểu kiếp = (84000 10) x 100 x 2 = 16.798. năm. Một trung kiếp = 20 tiểu kiếp = 16798000 x 20 = 335.960. năm.

Một đại kiếp = 4 trung kiếp = 335960000 x 4 = 1.343.840. năm.
CHÚ THÍCH

01. Tức là bộ luận Đại Trí Độ, gồm 100 quyển, do Bồ tát Long Thọ soạn (để giải thích kinh Đại Phẩm Bát Nhã), đại sư Cưu Ma La Thập dịch ra Hán ngữ vào thời Diêu Tần.

02. Chỉ cho tầng trời thứ ba của cõi Sơ thiền.

03. Chỉ cho ba tầng trời Sơ thiền của cõi Sắc. “Phạm” nghĩa là sạch. Ba tầng trời này đã dứt hết sự ái dục của cõi Dục, thanh tịnh tịch tĩnh, cho nên gọi là “Phạm thiên”. Theo thứ tự từ dưới lên trên là trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Đại phạm.
PHỤ CHÚ

(01) Căn thân: tức là “chánh báo” (một trong hai quả báo), chỉ cho chính tự thân của chúng sinh. (Xin xem thêm phụ chú số 1, bài 25.)

(02) Khí giới: hay “khí thế giới”, tức là “y báo”, chỉ cho môi trường, hoàn cảnh v.v..., trong đó chúng sinh sinh sống. (Xin xem thêm phụ chú số 1, bài 25.)
BÀI TẬP

1) Tính thế nào để có số năm của một tiểu kiếp?

Từ khi thọ mạng của con người chỉ có mười tuổi, cứ mỗi một trăm năm tăng lên một tuổi, tăng cho đến tám vạn bốn ngàn tuổi thì dừng; từ đó, cứ mỗi một trăm năm lại giảm đi một tuổi, giảm cho đến chỉ còn mười tuổi thì dừng; cứ một lần tăng và một lần giảm như vậy là một tiểu kiếp. 2) Mỗi một trong bốn trung kiếp có tên là gì?

Bốn trung kiếp có tên là Thành, Trụ, Hoại và Không.

3) Một đại kiếp bằng bao nhiêu trung kiếp? Một trung kiếp bằng bao nhiêu tiểu kiếp?

Một đại kiếp có bốn trung kiếp (Thành, Trụ, Hoại, Không). Một trung kiếp có hai mươi tiểu kiếp.

4) Hỏa tai đốt đến đâu thì ngưng? Thủy tai ngập đến đâu thì ngưng? Phong tai hủy hoại đến đâu thì ngưng?

Khi thế giới đến thời kì hủy hoại thì có ba tai nạn lớn hiện ra: hỏa tai sẽ thiêu đốt cho đến cõi trời Sơ thiền; thủy tai sẽ dâng ngập đến cõi trời Nhị thiền; phong tai sẽ hủy hoại đến cõi trời Tam thiền. 5) Hãy dùng phương thức số học viết ra bài toán cùng số năm của tiểu kiếp. Một tiểu kiếp bằng: (84000 10) x 100 x 2 = 16.798. năm.


Trích từ: Giáo Khoa Phật Học - Cấp Một
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Tây Phương Hiệp Luận, Sa Môn Thích Trí Thông Tải Về
2 Hộ Niệm Vãng Sanh Tây Phương, Liên Xã Đài Trung Tải Về
3 Niệm Phật Tứ Đại Yếu Quyết, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về
4 Tây Phương Hợp Luận, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
5 Tây Phương Yếu Quyết Thích Nghi Thông Quy, Thượng Tọa Thích Nguyên Hùng Tải Về
6 Tây Phương Xác Chỉ, Cư Sĩ Như Hòa Tải Về

Chướng Ngại Của Hành Giả
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Quy y tam bảo
Thượng Tọa Thích Tâm Hải

Sống trong đời ác năm trược mỗi người đều có tội
Đại Sư Duy Tắc Thiền sư Thiên Như Đời Dao Tần