Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Bo-Thi-Khong-Chap-Tuong-Phuoc-Nhieu-Nhu-Muoi-Phuong-Hu-Khong

Bố Thí Không Chấp Tướng Phước Nhiều Như Mười Phương Hư Không
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa

Phật hỏi: "Tu Bồ Đề ! Hư không ở phương Đông có thể nghĩ bàn được không?". Tu Bồ Đề thưa: "bạch Thế Tôn ! không thể nghĩ bàn được". 

Phật hỏi tiếp: "Hư không phương Tây, phương Nam, phương Bắc, phương trên, phương dưới và bốn gốc, có thể nghĩ bàn được không?" Tu Bồ Đề thưa: "Bạch thế tôn ! không thể nghĩ bàn được". 

Phật dạy: "Tu Bồ Đề ! Bồ Tát bố thí, không trụ chấp các tướng, đặng phước đức cũng như mười phương hư không, nghĩa là nhiều lắm không thể nghĩ bàn". 

LƯỢC GIẢI

Đoạn này tiếp theo đoạn trên (đoạn 4), Phật dùng mười phương hư không, để thí dụ phước đức của người bố thí không chấp tướng. 

Phật dạy, Bồ Tát không chấp tướng bố thí, hay nói cách khác là đúng như Trí huệ Bát Nhã mà làm việc bố thí, thì được phước đức vô lậu thanh tịnh và nhiều như mười phương hư không, không có cùng tận. 

Thế nào là phước hữu lậu nhiễm ô, có cùng tận? 

Và thế nào là phước vô lậu thanh tịnh, không cùng tận? 

Chúng tôi xin dẫn một thí dụ làm điển hình, để giải thích vấn đề này: 

Có hai gia đình nghèo khó, đồng gặp một hoàn cảnh như nhau, trong nhà đều có tai nạn. Cả hai đều đến hai nhà khá giả để mượn triền. Một nhà khá giả có tâm tham, thủ lợi, nên khi đưa của ra đòi có lời. Nhà khá giả thứ hai có tâm từ bi, thương người nghèo khổ lại gặp tai nạn, nên cho mượn không, chẳng nghĩ đến việc cảm ơn hay tiền lời. 

Đúng kỳ hẹn, cà hai gia đình tai nạn đều đem số tiền trả cho hai người khá giả. Người khá giả tham lợi, nhận thêm số tiền lời chi tiêu ít ngày hết. Thế là hai bên không còn ơn ích gì nhau nữa cả. Người khá giả thứ hai, vì tâm nhơn từ giúp người không cầu danh lợi, nên được người khốn khó kia nhớ ơn và thương kinh mãi mãi. 

Đến khi nước nhà bị giặc giã, cả hai nhà khá giả đều tản cư. Gia đình người tham lợi, tìm người giúp đỡ không ra; đến cậy anh vay tiền lúc trước cũng không được. Đây là dụ cho phước hữu lậu nhiễm ô (đem tân tham làm phước) có cùng tận. 

Trái lại, gia đình người nhơn từ, được người nghèo khó thọ ơn trước kia, tình nguyện hy sinh giúp đỡ mãi mãi không tính tiền công. Đây là dụ cho phước vô lậu thanh tịnh (đem tâm từ bi làm phước) không cùng tận. 

Tóm lại, nếu hành giả đem tâm phiền não nhiễm ô (tham, sân, si v.v...) mà làm các Phật sự, thì chỉ hưởng phước ô trược hữu lậu của nhơn thiên, có cùng tận. 

Trái lại, nếu hành giả đem tâm thanh tịnh (từ bi, Trí huệ, không cầu danh lợi v.v...) mà làm các Phật sự, thì hưởng phước vô lậu thanh tịnh của Phật, không cùng tận. 
Trích từ: Phật Học Phổ Thông Khóa 12 Kinh Kim Cang
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Phật Học Vấn Đáp Loại Biên, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
2 Phật Học Tinh Hoa, Hòa Thượng Thích Đức Nhuận Tải Về
3 Phật Học Tinh Yếu, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
4 Phật Học Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Đức Trí Tải Về
5 Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, Cư Sĩ Đoàn Trung Còn Tải Về
6 Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Tải Về
7 Giáo Trình Phật Học, Lê Kim Kha Tải Về