Tôi thường nói: “Dùng trí tuệ để giải quyết công việc của mình, dùng từ bi để đối xử với người khác”. Thông thường mọi người cho rằng dựa vào trí tuệ để xem xét nội tâm của mình là việc dễ làm, nhưng dùng từ bi để thể nghiệm và quan sát nội tâm của người khác sẽ rất khó. Thực chất, nếu muốn đồng thời làm được hai điều này, mặc dù không dễ nhưng cũng phải là điều không thể!
Quan sát nội tâm của người khác, cái dùng đến không phải là thần thông khác nhau, con mắt thứ ba, kỹ thuật đọc nội tâm hoặc thuật thôi miên mà đó là dùng “trái tim đồng lý trí”. Thông quan việc quan sát những phản ứng của nội tâm bản thân, tự kiểm điểm lại những kinh nghiệm của mình, từng bước so sánh trái tim với trái tim sẽ thể nghiệm và quan sát được cách nghĩ trong tâm lý người khác.
Ngoài việc đoán biết được những cảm giác người khác từ cảm giác của mình, còn có thể quan sát mình với người khác, sự khác biệt về lập trường, tuổi tác, trình độ văn hóa, điều kiện cuộc sống thậm chí là bối cảnh văn hóa, với sự quan sát tỉ mỉ, bạn sẽ phát hiện ra, trên thế giới cơ bản không có hai người giống nhau hoàn toàn, đã là những người khác nhau, nên tôn trọng và học tập người khác, hiểu được người khác, không nên cúng nhắc đối xử người khác giống như bản thân mình.
Thực chất, giữa con người với nhau, chỉ cần sống với nhau lâu, tự nhiên sẽ biết được cách nghĩ và phản ứng của đối phương, có thể đoán ra được anh ta đang nghĩ gì? cần gì? Phản ứng như thế nào? Vì vậy sau khi nắm được thói quen của anh ta, dần dấn có thể hiểu được đối phương, đồng thời có thể giúp đỡ khi anh ta cần.
Bởi chúng ta hiểu được mong muốn của đối phương và chủ động đề nghị giúp đỡ; tương tự, nếu người khác muốn giúp đỡ bạn, bạn lại không cho họ giúp đỡ mình, người đó sẽ cảm thấy đau khổ, giống như có người rất yêu bạn, nhưng bạn lại nói: “Tôi không cần tình yêu của anh”. Vì vậy chúng ta ngoài giúp đỡ người khác, cũng cần chấp nhận sự giúp đỡ của người khác, nhờ vậy mà mối quan hệ giữa con người mới có sự tác động qua lại.
Nhưng điều này không giống với việc làm vừa lòng, nịnh hót người khác. Thông thường, đối với người chúng ta không quen, hoặc chúng ta có những câu nói tương đối khách khí, khoa trương, thậm chí rất khiêm tốn, nhưng dùng những câu nói này đối với người bạn quen thân, đối phương sẽ cảm thấy chúng ta rất xa cách, thậm chí đó là lời sáo rỗng.
Ngoài ra, khi sống cùng với người khác cũng không cần giữ kẽ, đề phòng, mặc dù có câu nói: “trái tim hại người không thể có, trái tim đề phòng không thể không có”. Câu nói này nghe ra có vẻ đúng, bởi nếu chúng ta không đề phòng người khác, có thể sẽ bị hãm hại, ví dụ: bị người khác phản bội hoặc bị người khác ném đá sau lưng...
Có một vị chủ tịch hội đồng quản trị của công ty đến gặp tôi, ông ta nói: “ Sư phụ! Tôi bị kẻ tiểu nhân ngầm hãm hại”. Kẻ tiểu nhân trong câu nói của ông ta chính là vị tổng giám đốc của công ty đó, đối phương sau khi tốt nghiệp xong, luôn được sự đề bạt của ông ta, kết quả lại phản bội ông ta, khiến cho ông phải than thở về thói đời đen bạc, con người không được như xưa.
Tôi đã khuyên ông ta: “Dù sao thì công ty cũng đã bị sụp đổ, chỉ có thể cố gắng để cứu vãn thôi. Điều quan trọng là sau này không phải vì xảy ra sự việc lần này mà có sự thù ghét với mọi người. Mặc dù không nên thù ghét, nhưng cần phải biết theo dõi tỉ mỉ”, gọi là theo dõi để hiểu rõ sự chân thành của đối phương; đồng thời với việc theo dõi, cũng cần thường xuyên hiểu và thông cảm cho người cấp dưới, quan tâm đến công nhân, khiến cho họ có lòng tin với ông, biết được rằng ông sẽ không phản bội lại họ.
Nếu không bồi dưỡng cho cấp dưới của mình về mặt nhân cách, tâm tính như vậy, chỉ đề ra việc huấn luyện về kỹ thuật, cuối cùng rất có thể khi họ học được kỹ thuật, sẽ bay nhảy đi nơi khác, không những không biết cảm ơn, thậm chí có thể trở thành người phản bội. Thực chất, cho dù là bạn bè, cấp dưới và con cái cũng như vậy, từ bi không phải là sự ung dung cũng không phải là sự chiều chuộng, mà đó là sự coi trọng phương pháp và trí tuệ.