Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Niem-Phat-Mot-Tieng-Toi-Giam-Nhu-Cat-Song-Cau-Nay-Co-Dung-Khong...?

Niệm Phật Một Tiếng Tội Giảm Như Cát Sông Câu Này Có Đúng Không...?
Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm | Dịch Giả : Phân Viện Nghiên Cứu Phật Học

Câu "Niệm Phật nhất thanh, tội giảm hà sa" rút ra từ trong kinh Pháp Hoa và được nói ra, theo quan điểm pháp tâm. Lý luận giảm tội của Phật giáo khác với thuyết chuộc tội của đạo Gia-tô. Đạo Gia-tô nói : "Chúa Giê-su chịu đóng đinh trên thánh giá là để chuộc tội cho mọi người, người nào tin ở Chúa Giê-su đều được miễn tội, mà thành ra vô tội". Lại nói, không phải dựa vào hành vi thiện hay ác để phán xét có tội hay không có tội. Một người được lên thiên đàng hay không là do sự phán xét cuối cùng của Chúa. Vì vậy thuyết chuộc tội của đạo Cơ Đốc có mâu thuẫn. Thượng đế đã vì tình thương mà tạo ra con người, rồi lại chuộc tội cho tội nguyên thủy của loài người, kết quả là chỉ có những người được thượng đế lựa chọn mới được lên Thiên đường, số người còn lại đều phải xuống hỏa ngục. Tình thương và xử phạt, thiện và ác không phải căn cứ trên hành vi đạo đức của con người mà căn cứ vào quyền năng và uy thế của Thượng đế. Cơ Đốc giáo cường điệu người có đức tin sẽ được cứu rỗi, về mặt luân lý, đạo đức có mâu thuẫn hay không thì không thành vấn đề.

Phật pháp không phải như vậy. Đức Phật có thể cứu độ chúng sinh bằng cách giác ngộ, chỉ bày cho chúng sinh bỏ ác làm lành, từ thiện hữu lậu đến thiện vô lậu, tức là khởi đầu bằng việc đoạn trừ mọi nghiệp nhân dẫn đến ba cõi khổ, rồi cố gắng tu phúc để sinh thiên hay sinh làm người, đó là thiện hữu lậu. Rồi tu đạo Bồ Tát, đạo thành Phật thành thiện vô lậu, tức là triệt để giảm tội. Kinh nói : "Tội tình vốn không do tâm đạo, nếu tâm diệt thì tội cũng hết". Tội là do tạo nghiệp ác mà thành, phải có ba điều kiện mới thành tội : Một là tâm phạm tội, biết là phạm tội, biết rõ mình phạm tội. Tỉ dụ : giết người, bày mưu giết người, biết là giết người đích xác là giết người. Nếu thiếu một trong ba điều kiện ấy, thì không thành trọng tội hay thành phạm tội. Quan trọng nhất trong ba điều kiện ấy là ý niệm. Nếu không có mưu sát, cũng không biết là giết người thì dù là có người bị giết, cũng không phạm giới sát. Cũng như người điên cầm dao giết người, nhưng vẫn không phạm tội giết người.

Người niệm Phật, tâm hướng về Phật, chỉ một niệm như vậy cũng vượt khỏi ba cõi. Nếu qua niệm thứ hai mà quên niệm Phật thì vẫn còn ở lại ba cõi. Nếu tâm niệm Phật không có đứt đoạn thì sẽ đoạn trừ được vô lượng nghiệp ác, tội báo, mãi mãi niệm Phật thì sẽ không còn chịu quả báo trong ba cõi nữa.

Ý nghĩa của việc diệt tội là: Ở giai đoạn một, xa lìa mọi nghiệp nhân ác; ở giai đoạn hai, không còn phải chịu quả báo nữa. Không chịu quả báo cũng có hai ý nghĩa : Một là con người đã được giải thoát tuy còn mang thân trong ba cõi, nhưng không còn cảm thấy khổ nữa, cho nên cũng như không chịu quả báo. Nghĩa thứ hai là hạt giống ác nghiệp, vì không có đủ nhân duyên, cơ hội nên không hiện hành được. Cũng như hạt giống thực vật, đặt nằm phơi nắng trên đá lâu ngày, tất nhiên sẽ bị khô héo, mất công năng đâm chồi nảy mầm.

Trích từ: Phật Học Quần Nghi
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Phật Học Tinh Hoa, Hòa Thượng Thích Đức Nhuận Tải Về
2 Học Phật Quần Nghi, Phân Viện Nghiên Cứu Phật Học Tải Về
3 Phật Học Vấn Đáp, Thượng Tọa Thích Đức Trí Tải Về
4 Giáo Trình Phật Học, Lê Kim Kha Tải Về
5 Phật Học Tinh Yếu, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
6 Phật Học Vấn Đáp Loại Biên, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về

Làm Thế Nào Mới Được Vãng Sanh
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Công Đức Phóng Sanh
Pháp Sư Viên Nhân

So Lường Công Đức Niệm Phật
Đại Sư Thiện Đạo Đời Đường

Chỉ Rõ Công Phu Niệm Phật
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh