Home > Khai Thị Phật Học
Sanh Tử Và Nghiệp
Cư Sĩ Huỳnh Lão | Sa Môn Thích Viên Giáo, Việt Dịch


Sanh tử vô thường, thường đem đến sự sợ sệt và bất an rất nhiều cho chúng sinh. Mọi người cho là người chết rồi thì trăm việc hết, cái gì cũng đều không có. Đây là con người chỉ có nhục nhãn, không có huệ nhãn, không thấy được chân tướng của vạn tượng vũ trụ, nên mới nói thế này. Nhưng Đức Phật không những có nhục nhãn, huệ nhãn mà còn có Phật nhãn, chân tướng của muôn hình tượng vũ trụ Ngài thấy rất rõ ràng. Ngài nói sinh mạng của con người không phải là chết rồi thì kể như xong hết, nếu như đơn giản như thế này, đời ngừơi cũng có cái tâm tham muốn, thích làm cái gì thì làm cái nấy! Lại nữa sao cần phải nói cái việc có nhân quả báo ứng thiện ác, nếu rõ sinh tử như thế nào là phiền rồi! Kỳ thật, sinh mạng trước khi chưa sinh thì đã có rồi, cũng không phải chết rồi là hết - đơn giản như thế! Không phải nói qua loa vài ba câu thì có thể nói được vấn đề rõ ràng, đồng thời cũng là vấn đề rất khó giải quyết. Do đó với nhu cầu học Phật tu hành, là để giải quyết đại sự sinh tử đời người này.

Hành giả học Phật đối với cái chết, cần thiết phải ghi nhớ hai điều đạo lý:

1. Đời người vô thường, tùy theo thời gian đều có khả năng chết, hoặc tuổi thọ hết, hoặc phước hết, hoặc chết đột ngột.

2. Không nên cho rằng thọ mạng là trời sinh có chủ định về số tuổi thọ, thực tại là đa số nghiệp ác hiện đời, việc không nên làm đi làm, không khéo giúp nuôi tốt tự thân. Chớ nên cho là nhất định tùy thuộc ở tuổi thọ hết mà chết, còn có việc chết đột ngột thì sao, nào là tai nạn về nước, lửa, hung sát, xe cộ, trúng độc... tử vong không chính đáng, tình huống bất thường tạo thành.

Trước chưa rõ sinh tử, chết rồi lại sinh, sinh rồi lại chết, chết chết sinh sinh, sinh sinh chết chết luân hồi không dứt, mà nhân tố chủ yếu tạo thành luân hồi sinh tử này tức là NGHIỆP.

Nghiệp, tiếng Phạn gọi là “yết ma”, nghĩa là “tạo tác”, ta và người ở trên tư tưởng, hoặc nhân tư tưởng phát ra tạo tác các ác ở nơi ngôn ngữ và thân thể, giả gọi là “nghiệp”. Bất luận có hành động thế nào, Phật pháp đều gọi là NGHIỆP.

Nghiệp có ba tánh: thiện, ác và vô ký. Thiện nghiệp hay chiêu lấy thiện quả, ác nghiệp hay chiêu lấy ác quả, vô ký nghiệp đã không phải là thiện lại không phải là ác, cho nên không cảm quả.

Liên quan với “nghiệp”, hơi khó khiến cho người hỏi hiểu rõ, nhân vì nó không hình không tướng, không chất không lượng, nhưng người ta khởi tâm động niệm, đều thành nghiệp chủng, vả lại trọn không thể mài dũa hay diệt đi, nó tồn tại hằng hữu, gặp duyên thì khởi hiện hạnh. Chúng ta nếu miễn cưỡng làm một phép so sánh, thì không ngại nói là ấn tượng trong ý thức của ta và người. Ta và người mỗi khi có khởi tâm động niệm, cho đến ngôn ngữ hành vi, không kể là thiện hay ác, trong ý thức tất có lưu giữ ấn tượng, đây tức là nghiệp chủng vào trong ruộng thức thứ tám, ruộng thức thứ tám là thức A Lại Da. Ta và người ở nơi ngôn ngữ và hành vi của thân tâm cho ấn tượng lưu giữ trong ý thức, tuy có cạn có sâu, nhưng đều không do sự lâu hay tạm của thời gian mà xóa diệt. Đối với một sự vật nào đó, ấn tượng sâu sắc, cố nhiên trọn đời khó quên; vả mỗi khi nhân đối với ấn tượng việc này mà ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của người ta, dẫu cho là ấn tượng của người rất mỏng cạn nhỏ nhặt, cũng sẽ giữ gìn vĩnh cửu ở trong ý thức. Hiện tại các nhà tâm lý học giải thích “mộng” là hoạt động ẩn chứa trong ý thức đồng thời cũng biểu thị cho chúng ta thấy nghiệp lực cũng là bất diệt.

Nghiệp, lấy hiện tại để giải thích đại khái là mỗi người đều nhờ vào kết quả phản ứng hoạt động ý lực không dứt của chính mình, tạo thành tánh cách của mình, tánh cách này lại tạo thành gốc gác của hoạt động tương lai, chi phối vận mệnh chính mình. Từ sự chi phối vận mệnh một điểm đó mà nói, gọi là “nghiệp quả hoặc nghiệp báo”. Nghiệp là vĩnh viễn không diệt, trừ phi nghiệp tận - ý chí đình chỉ hoạt động. Hoạt động nếu chuyển một phương hướng, nghiệp bèn cũng chuyển phương hướng mà tồn tại, nghiệp quả nghiệp báo chẳng phải lấy một thời kỳ tử vong sinh mạng mà hết đâu, tử vong bất quá là “sắc thân” này (thân thể vật chất cấu thành) theo phép tắc vật lý mà có tụ có tan. Sinh mạng thật ra không phải là thuần tuý vật chất, cho nên mỗi người tạo nghiệp, đều không nhân nơi tử vong của thân thể vật chất mà tiêu diệt. Sau khi tử vong, cái lực của nghiệp khiến mình đuổi dẫn chính mình đổi thành một phương hướng khác, hình thành một cái sinh mạng mới, cách chuyển đổi trạng thái này gọi là “luân hồi”. Hiểu được đạo lý luân hồi, lại có thể chứng minh nguyên tắc nghiệp lực không diệt.

Nghiệp lực đều không nhân nơi sự tử vong của nhục thể mà tiêu diệt, sau khi nhục thể tử vong, nghiệp lực gởi gắm ở trong thức của A Lại Da, thức này lại chịu sự chi phối của nghiệp lực, trở lại kết hợp cùng với vật chất riêng thành một sinh mạng mới. Nhưng riêng sinh mạng mới hình thành là người, là súc, là thần, là quỷ, thức A Lại da không thể tự chủ, toàn dựa vào sự dẫn dắt của nghiệp lực. Trên kinh Phật có nói tình hình nghiệp lực dắt dẫn A Lại Da thức là: “ví như đòi nợ, kẻ mạnh dẫn trước”. Thế thì nói nghiệp lực, một phương diện nào đó sức nó nặng, thì lệch rơi về phía đó.

Nghiệp lực tức là sau khi tạo tác thi vi (khởi tâm động niệm), năng lực giữ gìn liên tục mà dẫn phát. Thọ báo nhân gian đời này là nghiệp lực đời trước. Nghiệp lực đời trước cùng với nghiệp lực đời này, lại quyết định cho tiền đồ đời sau; đây tức là nhân quả báo ứng ba đời.

Y cứ nơi luật nhân quả của nghiệp lực mà nói, thời gian nghiệp báo phát sinh có ba việc:

1. Thuận với hiện tại thọ nghiệp; tức đời này tạo nghiệp, mà đời này cũng thọ báo.

2. Thuận đời kế thọ nghiệp; tức đời này tạo nghiệp, mà đời kế đến thọ quả báo.

3. Thuận đời sau thọ nghiệp, tức đời này tạo nghiệp, mà hai hay nhiều đời sau mới thọ quả báo.

Đây cũng tức là từ ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai mà nói rõ nhân quả là vấn đề không thể tiêu diệt; chỉ cần nhân duyên đầy đủ, rốt cuộc cũng phải chịu báo ứng, mà tạo thành quả báo cho đời sau, cuối cùng là do một vấn đề nghiệp lực đó xúc tác mà thành ư? Ở đây không có ba sự phân biệt:

- Một là theo nơi sức nặng; không luận thế nào, người đến lúc chết, nghiệp lực nhất định sẽ hiện ra, việc tốt xấu lúc bình thường làm đều rất nhiều, ngay lúc này có một cái sức mạnh nghiệp lực đặc biệt (không luận là thiện hay ác), sẽ so kè thế lực mà hiển hiện ra, con người sẽ nương theo cái năng lực này mà thọ báo. Một người sát nhân, trong tâm thường ghi nhớ sự việc ở trong tâm, quên không được, tức khiến cho quên mà lại mạnh mẽcàng tồn tại cái lực; đến lúc chết, những việc làm tội lỗi này sẽ hiện tiền. Cũng vậy, một người làm việc thiện một đời cứu người đến lúc mạng chung, thiện nghiệp đó cũng sẽ tự nhiên hiển bày trước mắt. Đây cũng như người mắc nợ đến cuối năm, chủ nợ đều đến, một người chủ nợ mạnh mà có sức lực hơn trong số đó, bắt đem về đặc biệt ngược đãi làm hại, không thể không trả trước cho người đó.

- Hai là theo nơi tập khí, như có người không có nghiệp rất tốt rất xấu, bình thường làm việc, thói quen cho là thường, cũng có thể sản sinh ra năng lực vĩ đại, tuy là ác nhỏ, cuối cùng phải mắc ác báo, thiện nhỏ cũng có thể được thiện báo, tức là nói ngay khi trồng nghiệp gì, thì đã định về sau, cuối cùng ắt phải theo nghiệp định này mà thọ báo.

- Ba là theo sự nhớ nghĩ; bình thường cuộc sống không có thiện ác gì trọng đại, cũng không có sự tình chứa nhóm, cuối sau bỗng nhớ tới cái gì đó, thì lấy niệm thiện hoặc niệm ác này mà thọ báo. Phật pháp lúc bình thường chỉ nêu đối đãi người nặng bệnh, tất nhiên bảo họ niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, lúc bình thường xưng tán công đức bố thí, trì giới, khiến họ nhớ khởi lên công đức, tâm sinh thiện niệm, nương nơi công lực này thì sẽ đi lên tiền đồ tốt đẹp. Có người tuy có nghiệp thiện, nhưng lúc lâm chung chịu sự đâm chích đau khổ trong lòng, niệm ác hiện tiền đến nỗi đoạ lạc. Cho nên người đời nay đến lúc lâm chung, không luận già trẻ, đều không nên kêu khóc và xô động thân thể của người chết, chẳng như vậy thì làm phiền tâm thần của họ, khiến họ sinh khởi phiền não. Nên khuyên họ vất đi buông rời, chuyên tâm niệm Phật, niệm công đức... nhưng rốt cuộc lúc bình thường trọng ở nơi lúc lâm chung, như lúc bình thường tạo nên cái ác nặng, nên lúc họ lâm chung khởi một niệm thiện là không thể khởi được; Trừ phi anh ta đời trước có nghiệp thiện, lúc bình thường hay có nghiệp thiện to lớn, hoặc tập thiện thành tánh, mà vả ở lúc lâm chung có trợ niệm thêm, thì có thể quyết định qua nơi cõi lành.

Như y nơi lập trường “thiện có báo thiện, ác có báo ác” mà nói, mỗi con người ở mỗi đời đều có thiện nghiệp và ác nghiệp, như thế không phải là vĩnh viễn không có cách nào liễu thoát sinh tử hay sao? Nói một cách chơn thật, riêng chỉ mỗi nghiệp lực còn không nhất định có thể khiến chúng ta sinh; ngoài nghiệp lực còn có điều kiện của phiền não, trong đó “khát ái” là tối trọng yếu. Tham luyến thế gian, hy vọng sinh tồn, tức là nên dứt đi cái “ái” sinh mạng này; như không khát (ái) các thứ nước thấm (phiền não), cũng sẽ không thể trở lại cảm lấy mầm (khổ của sinh) đâu.

Phật pháp cũng là bảo người: “dứt phiền não, xong sinh tử”.