Tôi kể các bạn nghe một câu chuyện liên quan đến yếu tố “không tuyên truyền thị phi, không nói thị phi”. Nhan Hồi là học trò lớn của Đức Khổng Tử, có một lần, lúc Nhan Hồi đang nấu cơm, thì đột nhiên bụi trên trần nhà rơi vào làm bẩn thức ăn, Nhan Hồi bèn dùng cái thìa vớt nó ra, đưa lên miệng ăn, lúc ấy Khổng Tử đang đứng phía sau nhìn thấy. Khổng Tử không hài lòng nói với Tử Lộ: “Nhan Hồi nấu cơm, ta làm thầy của người còn chưa ăn, vì sao anh ta lại ăn trước?”.
Tính tình của Tử Lộ rất xấu, rất nóng, chạy đến bên Nhan Hồi mắng, anh ta nói: “Nhan Hồi! Anh làm cơm hầu sư phụ, tại sao lại dám ăn trước hả?”
Nhan Hồi bèn đáp với Tử Lộ rằng: “Thật là oan uổng, tôi sợ sư phụ ăn vào thì bị bệnh dạ dày. Bởi vì, trên thức ăn có vương ít bụi bẩn, tôi trước dùng thìa vớt nó ra, rồi sau gạn bỏ chỗ bẩn mà ăn, là vì bỏ đi thì lãng phí, không phải tôi ăn trước”.
Tử Lộ biết việc ấy rồi, quay lại thưa với Khổng Tử. Khổng tử sau khi đã hiểu sự việc bèn gọi các học trò tập họp lại dạy rằng: “Các con nghe đây, Khổng Khâu ta tận mắt nhìn thấy Nhan Hồi ăn trước, vậy mà cũng không chính xác, không đúng sự thật. Huống gì đạo mà nghe từ lời nói của những người đi đường, trên đường, nghe ở ngã tư, đường nhỏ, cho đến nghe những sự việc thị phi, thì làm sao chính xác cho được? Ta tận mắt nhìn thấy còn không đúng, huống gì tuỳ tiện đi nghe người ta giảng đạo làm sao được chính xác?”.
Con người vốn có quyền lợi được sống những ngày hạnh phúc, chỉ tại mình không muốn và từ bỏ những ngày hạnh phúc thôi, cũng bởi vì con người thường bị sương mù che kín cả đầu mình. Chúng ta không lượng xét tình người mà tha thứ, bao dung người khác, mỗi ngày chỉ nghĩ đến chuyện đi chuyển hoá người ta mà không nghĩ đến chuyển hoá chính bản thân mình. Chúng ta chỉ muốn hiểu được người khác, nhưng mà chẳng hiểu chính mình. Chúng ta ngày nào cũng sống trong phiền não, trong khi đó, cuộc đời vốn rất đẹp, chúng ta bị ‘vô tri’ dẫn dắt chúng ta đi qua vô lượng sự thống khổ, Phật giáo gọi là bị ‘vô minh’ quấy nhiễu, gây rối, làm điên đảo, mất đi sự an tịnh của tâm hồn. Kỳ thật “chúng ta vốn có thể sống rất an lạc, hạnh phúc, chỉ là chúng ta không muốn đó thôi”. Nếu như bạn muốn, những điều tôi vừa nói, bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống một cách thật tốt, bạn nghĩ có hạnh phúc không? Nhất định rất hạnh phúc!
Báo chí ở Tân gia ba tôi không biết, hiện tại tôi nói báo chí ở Đài Loan. Báo chỉ ở Đài Loan chí ít cũng đến 30 loại. Hôm nay đến Tân gia ba, báo chí tôi chỉ thấy có một phần. Tại Đài Loan có thời báo Trung Quốc, báo Liên Hợp, báo Tự Lập sáng (chiều), nhật báo Kinh tế, nhật báo Dân chúng … vân vân, rất nhiều, tổng cộng cũng hai ba chục loại báo. Trước đây báo chí ở Đài Loan, đăng tải những sự việc đại khái có thể tin được, bây giờ những nhà báo về mặt đạo đức có vấn đề, văn phong thì như mưa, bản thân ký giả thì chưa nắm được sự việc rõ ràng nhưng cũng có thể viết cả trường thiên đại luận. Do đó, ở Đài Loan có nhiều nhân vật chính trị, nhân vật cấp bộ trưởng, thường đứng ra giải thích cho quần chúng. Tôi chưa từng làm việc này! Tình hình thực tại rất phức tạp!
Tôi không biếát ở Tân gia ba có bệnh này không? Vì vậy, một người học Phật, không nên nhân xem một tờ báo, tạp chí mà nhận thức rằng đó là sự thật, bất cứ sự việc gì cũng cần phải trải qua sự kiểm chứng. Một khi nghe báo chí ở Đài Loan đưa tin, sẽ có người hỏi: “Có đúng không đó? Có hình ảnh hay không?”, một số tờ báo đã bị mất niềm tin. Đồng thời, có một số sự việc thật, giả khó phân biệt được, biến thành thị phi khó phân, thật giả không rõ ràng. Vì vậy, điều chủ yếu nhất là đừng để bị ảnh hưởng của ngoại giới ảnh hưởng đến nội tâm thanh tịnh của chúng ta. Chúng ta nhất định phải có trí tuệ, xem một tờ báo, tạp chí chỉ nên lấy đó làm tham khảo, không nên để nó ảnh hưởng đến mình.