Home > Học Phật Căn Bản > Mien-Mong
Miên Mộng
Sa Môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch


Thiên này có năm phần: Thuật ý, Tam tánh, Thiện tánh, Bất thiện, Vô ký.

Thứ nhất PHẦN THUẬT Ý

Vốn là một tâm tích lũy thành ba pháp giới, hạng ngu si khinh mạn rơi vào chổ mê muội đình trệ chìm đắm, muốn bàn đến phạm vi ấy thì khó mà biết được nguồn gốc đó. Vì lẽ đó xa xưa từ vô thỉ cho đến thân thể bây giờ, luân chuyển trong sanh tử trải qua vô số đời đời kiếp kiếp không làm sao ví dụ được, sáng suôt mê muội theo thứ tự phát sinh như củi lửa không thể nào ví được, dòng nước chảy qua chẳng trở lại bóng trăng trong nước khó mà giữ được, tạm thời nói đến đạo lý của sự thịnh suy cùng với thời thế mà tạo thành lẫn nhau. Con đường của giấc mộng dựa vào tâm mà biến động, biến động dựa vào Thức bên trong cảnh dựa vào sự huân tập bên ngoài, duyên huân tập tốt xấu khiến giấc mộng nối thông cả ba tánh. Nếu đời trước có thiện ác thì giấc mộng có lành dữ, đây là có ghi nhớ. Nếu tập khí không có thiện ác thì giấc mộng có lành dữ, đây là có ghi nhớ. Nếu tập khí không có thiện ác thì trông thấy mọi chuyện đều bình thường, đây là không ghi nhớ. Nếu ban ngày duyên với xanh vàng, thì mộng tưởng vẫn giống nhau, đây là tưởng đến mà mộng. Nếu thấy lên xuống nước lửa cùng lúc xâm nhập, đây là bệnh có mộng. Tuy giấc mộng nối thông cả ba tánh, nhưng mà có báo ứng không có báo ứng, muốn biết điều này thì như trong kinh diễn tả dưới đây.

Thứ hai PHẦN TAM TÁNH

Như trong Thiện Kiến Luật nói: “Mộng có bốn loại: 1 Mộng vì bốn đại không hòa hợp, 2 Mộng vì trước đã trông thấy, 3 Mộng vì người cõi Trời, 4 Mộng vì nghĩ đến”. Thế nào là mộng vì bốn Đại không hòa hợp? Đáp: Lúc ngủ mộng thấy núi sụt, hoặc thấy bay vút lên giữa hư không, hoặc thấy hổ lang Sư tử giặc cướp rượt đuổi, đây là mộng vì bốn Đại không hòa hợp, hư giả mà không thật có. Thế nào là mộng vì trước đã trông thấy? Đáp: Hoặc là trông thấy vào ban ngày, hoặc là trắng hoặc là đen, hoặc là trai hoặc là gái, vào ban đêm nhất định mộng thấy, đây cũng là không thật có. Thế nào là mộng vì người cõi Trời? Đáp: Giống như thiện tri thức, người cõi Trời theo đó hiện rõ ra trong giấc mộng tốt lành, khiến cho người được tốt lành. Nếu như là ác tri thức vì thế hiện rõ ra giấc mộng xấu ác. Đây chính là giấc mộng chân thật. Thế nào là mộng vì nghĩ đến? Đáp: Thân trước đây của người này, hoặc là có phước đức, hoặc là có tội chướng, nếu là người phước đức thì hiện bày giấc mộng tốt lành, người tội chướng thì hiện bày giấc mộng xấu ác. Như Bồ tát lúc ban đầu sắp vào thai mẹ, mộng thấy voi trắng từ cung Trời Đao Lợi bước xuống đi vào hông phải của mẹ, đây là mộng do ý tưởng. Nếu mộng thấy các loại công đức như lễ Phật tụng kinh trì giới bố thí, thì đây cũng là mộng do ý tưởng. Hỏi: Mộng là thiện bất thiện hay là vô ký? Đáp: Cũng là thiện bất thiện và vô ký. Nếu như mộng thấy lễ Phật nghe pháp thuyết pháp, thì đây là công đức thiện. Nếu như mộng thấy sát đạo dâm, thì đây là giấc mộng bất thiện. Nếu mộng thấy những màu sắc xanh vàng đỏ trắng, thì đây là giấc mộng vô ký. Hỏi: Nếu như vậy thì phải nhận chịu quả báo chăng? Đáp: Không nhận chịu quả báo. Tại vì sao? Bởi vì tâm nghiệp không đủ mạnh cho nên không thể cảm đến quả báo. Vì vậy luật nói: “Ngoại trừ trong giấc mộng không phạm”. Lại trong Ca diếp Luận nói: “Thế nào là tất cả tương ưng với giấc ngủ? Đáp: Hoặc là ngủ không tương ưng với ngủ say, như lúc chưa ngủ say, thân không êm đềm tâm không thư thái, thân nặng nề tâm âu lo, thân mơ màng tâm mê muội, thân hồ đồ tâm rối loạn, vì giấc ngủ đã ràng buộc, đây gọi là ngủ không tương ưng với ngủ say. Thế nào là ngủ say không tương ưng với giấc ngủ? Đáp: Tâm không nhiễm ô ngủ say mà mộng, đây gọi là ngủ say không tương ưng với giấc ngủ. Thế nào là giấc ngủ say tương ưng? Đáp: Tâm nhiễm ô ngủ say mà mộng, đây gọi là giấc ngủ say tương ưng. Thế nào là không ngủ không say ngủ? Đáp: Ngoại trừ những trạng thái như trên đây. Hỏi: Ngủ say nên nói là thiện bất thiện hay là vô ký? Đáp: Ngủ say hoặc là thiện, hoặc là bất thiện, có lúc là vô ký. Thế nào là thiện? Đáp: Tâm thiện ngủ say mà mộng. Thế nào là bất thiện? Đáp Tâm bất thiện ngủ say mà mộng. Thế nào là vô ký? Đáp: Ngoại trừ những trạng thái như trên đây. Như trong giấc mộng mình bố thí làm phước trì giới giữ trai thanh tịnh. Như lúc thiện tâm ngủ say mà làm phước, nên nói phước còn lại trả về, thì gọi là thiện. Thế nào là lúc ngủ say đã làm điều không có phước nên nói là trả về? Đáp: Như trong giấc mộng đã tạo ra nghiệp sát đạo dâm Như tâm bất thiện ngủ say còn lại tâm không có phước trở về, thì gọi là bất thiện. Thế nào là lúc ngủ say đã làm điều phước không có phước, không nên nói là trở lại? Đáp: Như Lúc ngủ say tâm chẳng phải là có phước tâm chẳng phải là không có phước trả về. Như trạng thái vô ký, lúc tâm ngủ say, đã làm điều phước, chẳng phải phước không nên nói trả về, thì gọi là vô ký. Hỏi: Mộng là gọi cho pháp như thế nào? Đáp: Là vô minh cái trong năm cái”.

Thứ ba: PHẦN THIỆN TÁNH

Như Kinh Xuất Sanh Bồ đề Tâm nói: “Lúc bấy giờ Đức Thế tôn bảo với Ca diếp Bà la môn rằng: Này người thiện nam! Có bốn loại mộng tốt lành đạt được pháp thù thắng. Những gì là bốn loại? Đó là ở trong giấc ngủ say mộng thấy hoa sen, hoặc lấy lọng tàn, hoặc thấy vầng trăng và thấy hình tượng đức Phật. Thấy như vậy rồi, nên tự vui mừng vì mình may mắn, mình gặp được pháp thù thắng. Bấy giờ Đức Thế tôn bèn thuyết kệ rằng:

Nếu có ngủ say nằm mộng thấy hoa sen,

Và nằm mộng trông thấy lọng tàn che mát, Hoặc là trong giấc mộng thấy rõ vầng trăng, Thuận theo sẽ thu được lợi ích to lớn.

Nếu có nằm mộng thấy hình tượng đức Phật, Đầy đủ các tướng tốt trang nghiêm thân thể, Chúng sinh trông thấy đều hoan hỷ vừa lòng, Nghĩ rằng tương lai ắt làm Điều ngự Sư”.

Lại trong kinh Tạp Bảo Tạng nói: “Xưa có Ác Sanh Vương, bởi vì việc làm tàn bạo tà kiến không có lòng bi, cho nên Như lai khuyên Ca chiên diên chuyển hóa đất nước này. Ác Sanh Vương và Phu nhân đều được phát sanh niềm tin. Đại phu nhân của nhà vua là Thi bà cụ sa, sau đó sanh ra Thái Tử tên gọi Kiều ba la. Lúc ấy nhà vua ở trong giấc ngủ mộng thấy tám điều: 1 Lửa cháy trên đầu, 2 Hai con rắn quấn vào eo lưng; 3 Lưới sắt mảnh ràng vào thân; 4 Thấy hai con cá đỏ nuốt lấy hai chân mình, 5 Có bốn con hạc trắng bay đến gần nhà vua, 6 Đi trong máu mà bùn ngập đến nách, 7 Bước lên núi Thái Bạch, 8 Chim Hạc chim Tước che mát trên đầu. Từ giấc mộng tỉnh rồi cho rằng không tốt nên buồn rầu thảm thương, lập tức tìm hỏi các nơi các Bà la môn ngoại đạo. Ngoại đạo nghe nhà vua nằm mộng như vậy, vốn có hiềm khích đối với nhà vua và ganh ghét Tôn giả Ca chiên diên, nhân dịp nhà vua hỏi về giấc mộng này, bèn nói: Thật là không lành, không bài trừ ngăn chặn thì tai họa sẽ ập đến nơi thân nhà vua. Nhà vua nghe lời nói ấy, tin cho là không sai, càng thêm lo lắng phiền muộn. Liền hỏi rằng: Nếu như bài trừ ngăn chặn thì trước mắt cần phải có vật gì? Các Bà la môn nói: Các cần phải sử dụng là những điều mà nhà vua coi trọng và yêu mến, nếu chúng tôi nói ra thì nhà vua ắt không thể chịu được. Lúc ấy nhà vua đáp rằng: giấc mộng này thật tồi tệ, chỉ sợ rằng tai họa lớn làm hại đến thân Ta, trừ bỏ giấc mộng của Ta trước kia thì không có gì luyến tiếc, xin nói cho Ta biết vật gì cần phải có. Các Bà la môn đều thấy sự ân cần đó thì biết tâm nhà vua rất thiết tha, liền nói với nhà vua rằng: Những gì nên sử dụng để ngăn chặn giấc mộng có tám điều xấu ác này, cũng cần phải có tám loại có thể bài trừ được tai hoạ: 1 Giết phu nhân Thi bà cụ sa mà nhà vua yêu mến, 2 Giết Thái tử Kiều ba la mà nhà vua yêu quý, 3 Giết Đại Thần phụ giúp của nhà vua, 4 Giết bề tôi thân cận mà nhà vua tin cậy, 5 Giết con voi một ngày có thể đi ba ngàn dặm của nhà vua, 6 Giết con lạc đà một ngày có thể đi ba ngàn dặm của nhà vua, 7 Giết con ngựa tốt của nhà vua, 8 Giết người trược đầu là Ca chiên diên mà nhà vua tôn kính; lại sau bảy ngày nếu giết tám loại này, tập hơn máu các loại đó mà đi lại trong ấy thì chắc chắn tiêu trừ được tai họa. Nhà cua nghe lời nói ấy lấy tính mạng mình làm trọng, tức thì đồng ý. Trở về đến trong cung ưu sầu áo não, phu nhân hỏi nhà vua vì sao như vậy? Nhà vua trả lời phu nhân đem giấc mộng không lành đã nói ở trước kể hết, và những gì cần phải có để ngăn chặn giấc mộng ấy như lời Bà la môn đã nói. Phu nhân nghe xong mà nói rằng: chỉ mong cầu thân mạng nhà vua bình an không tai họa gì, thân hàn mọn của thiếp nào đủ để quý trọng gì đâu! Lại thưa với nhà vua rằng: Sau bảy ngày nữa thiếp sẽ trở về với cái chết, cho phép thiếp đến chổ Tôn giả Ca chiên diên ấy, ăn chay nghe pháp trong sáu ngày! Nhà vua nói không được, nếu như phu nhân đến nơi ấy được nói sự thật chuyện này, nếu Tôn giả kia biết chuyện bỏ Ta mà cao bay xa chạy thì làm sao? Phu nhân tha thiết ân cần, nhà vua không thể nào từ chối được, liền đồng ý với phu nhân. Phu nhân đến nơi Tôn giả ấy, lễ lạy chào hỏi rồi ở lại qua ba ngày. Tôn giả cảm thấy kỳ lạ bèn hỏi: Phu nhân của nhà vua chưa từng đến đây ở lại qua hai đêm, tại sao bây giờ không giống như lúc bình thường? Phu nhân trình bày đầy đủ giấc mộng xấu ác của nhà vua, sau bảy ngày nữa sẽ giết chúng ta để cầu mong tránh khỏi tai họa, mạng sống còn lại chẳng bao nhiêu cho nên đến để nghe pháp, nhân đó đến nơi Tôn giả nói rõ về giấc mộng của nhà vua. Tôn giả Ca chiên diên nói: Giấc mộng này rất tốt lành, nên có sự vui mừng đón nhận chứ không nên lấy làm lo lắng! Một là lửa cháy trên đầu, thì Quốc vương Bảo Chủ đang có chiếc mũ Trời, giá trị mười vạn lạng vàng đem đến dâng tặng cho nhà vua . chính vì giấc mộng này, mà tâm phu nhân lo lắng gần hết bảy ngày sẽ bị nhà vua làm hại, sợ hãi điều ấy đến muộn, nên hỏi Tôn giả rằng: Lúc nào sẽ đến? Tôn giả đáp rằng: Giờ Thân hôm nay chắc chắn sẽ đến nơi. Hai là hai con rắn quấn vào eo lưng, thì Quốc vương Nguyệt Chi sẽ dâng tặng hai thanh kiếm, giá trị mười vạn lạng vàng, hp6m nay đang đến. Ba là lưới sắt mảnh ràng vào thân, thì Quốc vương Đại Tần sẽ dâng tặng xâu chuỗi ngọc, giá trị mười vạn lạng vàng sáng sớm hôm sau sẽ đến. Bốn là hai con cá đỏ nuốt lấy hai chân, thì Quốc vương Sư tử sẽ dâng tặng đôi giày quý báu bằng Tỳ Lưu Ly, giá trị mười vạn lạng vàng, giờ ăn hôm sau sẽ đến. Năm là bốn con hạc trắng bay đến, thì Quốc vương Bạt Kì sẽ dâng tặng vàng bạc qýu báu, giữa ngày hôm sau sẽ đến. Sáu là đi trong máu bùn, thì Quốc vương An tức sẽ dâng tặng chiếc áo Khâm Bà La may bằng lông hươu, giá trị mười vạn lạng vàng, xế chiều hôm sau sẽ đến. Bảy là bước lên núi Thái Bạch, thì Quốc Vương Khoáng Dã sẽ dâng tặng con voi lớn, vào giờ thân hôm sau sẽ đến. Tám là chim Hạc chim Tước che mát trên đầu, thì nhà vua và phu nhân sẽ có chuyện riêng tư bí mật. Sự việc đến thì tự nhiên sẽ biết rõ ràng. Quả nhiên giống như Tôn giả đã nói, kỳ hạn đã đến, các nước dâng tặng phẩm vật đều đến. Nhà vua rất vui mừng, phu nhân Thi bà cụ sa trước đã có chiếc mũ cõi Trời, lại gặp Quốc vương Bảo Chủ dâng tặng thêm một chiếc mũ cõi Trời, nhà vua nhân đó đùa giỡn so sánh liền cởi bớt một lớp mũ cõi Trời mà phu nhân Thi bà cụ sa đang đội, đội chiếc mũ đẹp mượt mà bằng vàng lên trên đầu phu nhân, lúc ấy nhân tức giận mà nói: Nếu như có chuyện chẳng lành thì thiếp là người gánh chịu đầu tiên, nay có được chiếc mũ cõi Trời đem cho người ta mà đội vào. Bèn tìm lấy tách sữa đặc ném trên đầu nhà vua, đầu nhà vua vấy bẩn hết. Nhà vua rất tức giận, rút kiếm muốn chém phu nhân. Phu nhân sợ nhà vua, chạy vào trong phòng, lập tức đóng cửa phòng. Nhà vua không tiến vào được, nhà vua tìm hiểu tự mình tỉnh ngộ, Tôn giả đoán mộng nói: Có chuyện riêng tư bí mật chính là chuyện này mà thật! Nhà vua và phu nhân tìm đến nơi Tôn giả Ca chiên diên, nói đầy đủ sự việc trước đây đã tìn vào lời tà ác không đúng pháp, suýt nữa thì đã gây ra chuyện vô cùng ác độc đối với những người mà mình yêu quý như Tôn giả vợ con đại thần. Nay được Tôn giả làm cho xa lìa những chuyện ác hiểm, thì đến nơi Tôn giả cung kính hầu hạ cúng dường, đuổi các loại ngoại đạo Bà la môn, rời xa lãnh thổ đất nước của mình. Liền hỏi Tôn giả rằng: có nhân duyên gì mà các nước như vậy, đều có vật quý báu dâng tặng cho tôi vậy? Tôn giả đáp rằng: Chính là chín mươi mốt kiếp quá khứ trước đây, lúc bấy giờ đức Phật danh hiệu Tỳ bà thi, lúc đức Phật ấy xuất thế có một đất nước, Quốc vương tên gọi Bàn Đầu, Thái Tử của Quốc vương tin tưởng vui với sự tinh tiến, đến nơi đức Phật ấy cúng dường lễ bái, liền đem áo Khâm bà là Xe báu voi lớn chuỗi ngọc kiếm báu vương niệm đang đội, dùng để dâng cúng đức Phật ấy. Duyên theo phước thiện tốt lành này mà đời đời được tôn quý, tất cả ngọc ngà châu báu mong muốn không cầu mà tự nhiên đến. Nhà vua nghe lời này rồi, đối với Tam bảo đã sanh tâm tin tưởng tôn kính sâu sắc, làm lễ mà trở về cung”.

Thứ tư: PHẦN BẤT THIỆN

Như trong kinh Phát Giác Tâm nói: “Đức Phật bào với Bồ tát Di lặc rằng:

Bồ tát nên quán sát 20 loại tai họa của giấc ngủ say mê! Những gì là 20 loại? Đó là: 1 Người thích giấc ngủ say mê sẽ sinh ra lười nhác uể oải. 2 Thân thể nặng nề khó chịu. 3 Da thịt không sạch sẽ. 4 Da thịt sần sùi thô kệch. 5 Các đại chủng uế trược làm sút giảm uy đức. 6 Aên uống không tiêu. 7 Thân thể sinh ra mụn nhọt lở loét. 8 Phần nhiều phát sinh lười biếng mệt mỏi. 9 Tăng thêm ngu si mê muội. 10 Trí tuệ non kém như nhược. 11 Ý muốn tốt lành mòn mỏi rã rời. 12 Sẽ hướng về nơi đen tối. 13 Không thực hành phép tắc cung kính. 14 Bẩm tính tư chất ngu si đần độn. 15 Nhiều phiền não khiến tâm hướng về các kết sử. 16 Ở trong thiện pháp mà không phát sinh nguyện vọng. 17 Tất cả pháp thanh tịnh luôn luôn làm cho giảm sút. 18 Luôn luôn đi trong sự kinh hoàng sợ hãi. 19 Thấy người tinh tiến mà hủy nhục người ta. 20 Đến nơi đại chúng bị người khác khinh rẻ”.

Lại trong kinh Quốc vương Bất Lê Tiên Nê Thập Mộng nói: “Thời đức Phật tại thế, lúc ấy có Quốc vương tên gọi Bất Lê Tiên Nê, trong đêm mộng thấy mười điều: 1 Mộng thấy ba chiếc bình ghép lại, bình hai bên đầy hơi thoát ra, kết giao qua lại với nhau, không vào trong bình trống rỗng ở chính giữa; 2 Mộng thấy con ngựa miệng ăn mà đít cũng ăn; 3 Mộng thấy cây con trổ hoa; 4 Mộng thấy cây con kết trái; 5 Mộng thấy một người tìm dây thừng, sau người có bầy dê, dê chúa ăn dây thừng; 6 Mộng thấy con cáo ngồi ở trên giường vàng ăn thức ăn đựng trong đồ dùng bằng vàng; 7 Mộng thấy trâu lớn trở lại đi theo bú sữa con nghé; 8 Mộng thấy bốn con Trâu từ bốn phía rống lên hướng về với nhau muốn đánh nhau, đang hợp lại hay chưa hợp lại không biết trâu giải quyết ra sao; 9 Mộng thấy nước ao lớn ở chính giữa đục bốn bên trong; 10 Mộng thấy nước khe lớn chảy ra là màu đỏ đích thực. Nhà vua mộng thấy những điều này rồi, tức thì tỉnh giấc vô cùng sợ hãi sẽ mất quốc gia và vợ con của mình, nhà vua đợi đến ngày mai, liền mời công khanh đại thần và các đạo sĩ sẽ biết giải thích giấc mộng, hỏi rằng: đêm qua mộng thấy mười điều, tỉnh giấc rất sợ hãi, trong lòng không vui lắm, ai có thể giải thích giấc mộng? Có một Bà la môn nói:

Tôi sẽ giải thích cho nhà vua, chỉ sợ rằng nhà vua nghe điều ấy thì ưu sầu không vui. Nhà vua nói: Như khanh đã nhìn, thấy mà giải thích, chớ có gì giấu giếm! Bà la môn nói: Nhà vua mộng thấy toàn là điềm xấu, nên đem phu nhân Thái tử và người hầu nô tỳ thân cận bên cạnh mà nhà vua yêu quý sâu nặng, tất cả đều giết chết để cúng tế Thiên vương, nhất định không có gì khác được. Nhà vua có đồ nằm và đồ vật tốt đẹp ngọc ngà châu báu mang trên người, đều nên đốt đi đề cúng tế Trời đất, như vậy thì thân mạng nhà vua có thể an ổn không có gì xảy ra! Nhà vua nghe giấc mộng xấu ác thì ưu sầu không vui, liền đi vào trai phòng suy nghĩ điều này. Phu nhân chánh cung của nhà vua tên là Ma Ni, đến chổ nhà vua hỏi nhà vua rằng: Vì sao đi vào trai phòng ưu sầu không vui vậy? Thiếp có lổi lầm gì đối với nhà vua chăng? Nhà vua nói: Phu nhân không có lổi lầm gì đối với trẫm cả, Trẫm tự nhiên buồn lo mà thôi! Phu nhân lại hỏi nhà vua rằng: Điều gì khiến nhà vua buồn lo? Nhà vua nói: Phu nhân đừng hỏi Trẫm, nghe điều ấy làm cho phu nhân không vui đâu! Phu nhân lại nói: Thiếp là một nửa thân thể của nhà vua, nếu như có điều tốt xấu, nhà vua nên nói với thiếp, vì sao không nói cho nhau biết vậy? Nhà vua bèn nói đầy đủ về đêm mộng thấy mười điều cho phu nhân biết. Phu nhân nói: Nhà vua đừng ưu sầu, giống như người mua vàng mài vào đá thì tốt xấu thiện ác, màu vàng sắc của vàng tự nhiên thấy ở trên đá, nay đức Phật ở Tinh xá gần thôi, cách đất nước này không xa, sao không đến thưa hỏi, như đức Phật giải thích, thì nhà vua nên thuận theo! Nhà vua lập tức truyền cho quần thần sắp xếp xe cộ nghiêm túc mà lên đường đến nơi đức Phật, đầu mặt lạy dưới chân đức Phật rồi lùi lại ngồi xuống thưa với đức Phật rằng: Đêm qua con mộng thấy mười điều, kể đầu đuôi như trước. Mộng thấy như vậy, tỉnh giấc vô cùng sợ hãi, sợ rằng đất nước và vợ con thân mạng của con sẽ diệt vong, mong đức Phật giải thích cho con về mười điều đã mộng thấy, con nguyện nghe lời dạy bảo của Ngài! Đức Phật dạy: Nhà vua đừng sợ hãi, giấc mộng ấy không có gì khác, chính là sự việc tương lai của đời sau, không phải là điềm xấu của đời này. Đây là người đời sau sẽ không kiêng sợ pháp luật ngăn cấm, dâm loạn tham lợi ganh ghét không biết thỏa mãn, thiếu nghĩa tình không có từ tâm vui mừng buồn giận không có tàm quý.

Đức Phật dạy: Thứ nhất nhà vua mộng thấy ba chiếc bình ghép lại, bình hai bên đầy hơi thoát ra, kết giao qua lại với nhau, không vào trong chiếc bình trống rỗng ở chính giữa; đây là người đời sau giàu sang phóng khoáng, tự theo đuổi tùy ý mình, không gần gũi người nhờ nghèo khó. Nhà vua mộng thấy những chiếc bình ghép lại chính là như vậy mà thôi! Nhà vua đừng sợ hãi, đối với đất nước đối với Thái tử đối với phu nhân, cũng đều như vậy không có gì khác.

Đức Phật dạy: Thứ hai nhà vua mộng thấy con ngựa miệng ăn mà đít cũng ăn; đây là những đời sau làm Đế Vương và Đại Thần, bẩm tính tham lam bổng lộc chức tước quan quyền, lại bóc lột dân chúng không biết thỏa mãn. Nhà vua mộng thấy chính là như vậy, nhà vua đừng sợ hãi!

Đức Phật dạy: Thứ ba nhà vua mộng thấy cây con trổ học; đây là người đời sau, tuổi chưa đầy 30 mà đầu mọc tóc bạc, tham dâm nhiều dục vọng nên ít tuổi mà sớm già yếu. Nhà vua mộng thấy chính là như vậy, nhà vua đừng sợ hãi!

Đức Phật dạy: Thứ tư nhà vua mộng thấy cây con kết trái; đây là người nữ đời sau, tuổi chưa đủ 15 đã đi lấy chồng, ôm con nhỏ trở về mà không biết hổ thẹn. Nhà vua mộng thấy chính là như vậy, nhà vua đừng sợ hãi!

Đức Phật dạy: Thứ năm nhà vua mộng thấy một người tìm dây thừng, sau người có bầy dê, dê chúa ăn dây thừng; đây là người đời sau trong lúc chồng đi ra ngoài làm ăn buốn bán, người vợ ở phía sau lại cùng với đàn ông nhà khác thông đồng với nhau, cùng tiêu xài của cải tiền bạc người chồng làm ra. Nhà vua mộng thấy chính là như vậy, nhà vua đừng sợ hãi!

Đức Phật dạy: Thứ sáu nhà vua mộng thấy con cáo ngồi ở trên giường vàng ăn thức ăn đựng trong đồ dùng bằng vàng; đây là người đời sau dù hèn mạt nhưng gặp cơ hội liền trở thành tôn quý, có tài sản thì mọi người kính trọng nể sợ, con cháu công hầu lại trải qua đời sống nghèo hèn, ở vào nơi cuối cùng ăn uống những nơi cuối cùng. Nhà vua mộng thấy chính là như vậy, nhà vua đừng sợ hãi!

Đức Phật dạy: Thứ bảy nhà vua mộng thấy trâu lớn trở lại đi theo bú sữa con nghé; đây là người đời sau không còn cò lễ nghĩa, mẹ trở lại làm mai mối cho con gái, dụ dỗ giúp cho đàn ông nhà khác cùng với con gái thông đồng qua lại, ảg con gái mong cầu tiền bạc của cải tự cung cấp cho mình mà không biết hổ thẹn nhà vua mộng thấy chính là như vậy, nhà vua đừng sợ hãi!

Đức Phật dạy: Thứ tám nhà vua mộng thấy bốn con trâu từ bốn phía rống lên hướng về với nhau muốn đánh nhau, đang hợp lại hay chưa hợp lại không biết trâu giải quyết ra sao; đây là hàng Đế Vương quan lại và nhân dân đời sau, đều không có tâm chí thành, lại gian manh dối trá lẫn nhau, ngu si nóng giận không tôn kính Trời đất. Vì vậy mưa nắng không hợp thời, quan lại nhân dân cầu khấn mong mỏi Trời mưa, Trời sẽ nổi mây bốn phía sấm chớp ầm ào, quan lại nhân dân đều nói là sẽ mưa. Trong chốc lát tản ra không giọt mưa nào rớt xuống, nguyên nhân do đâu? Bởi vì hàng Đế Vương quan lại nhân dân không có lòng trung thực ngay thẳng yêu thương nhân hậu. Nhà vua mộng thấy chính là như vậy, nhà vua đừng sợ hãi!

Đức Phật dạy: Thứ chín nhà vua mộng thấy nước ao lớn ở chính giữa đục bốn phía trong; đây là đời sau trong đất nước sẽ xảy ra rối loạn nhiễu nhương cách sửa trị không công bằng, nhân dân không hiếu thảo với cha mẹ không kính trọng người lớn tuổi mà đất nước láng giềng bốn phía đang thưở thanh bình, nhân dân hòa hợp nhường nhịn hiếu thuận với cha mẹ. Nhà vua mộng thấy chính là như vậy, nhà vua đừng sợ hãi!

Đức Phật dạy: Thứ mười nhà vua mộng thấy nước khe lớn chảy ra là màu đỏ đích thực; đây là đời sau các đất nước sẽ tranh giành ác liệt, phát triển quân đội tụ tập đông đúc trải qua đánh đã lẫn nhau, sẽ tạo ta lính xe lính bộ lính cưỡi ngựa cùng đánh nhau, giết hại lẫn nhau không thể nào tính được, người chết dọc đường máu chảy lai láng đích thực đỏ hồng. Nhà vua mộng thấy chính là như vậy, nhà vua đừng sợ hãi! Đối với đất nước đối với thái tử đối với phu nhân, cũng đều như vậy không có gì khác.

Nhà vua nghe xong quỳ thẳng tâm trở nên hoan hỷ, nay nhờ được ân đức của Phật khiến cho được an ổn. Làm lễ trở về, lại ban tặng phẩm vật va dặn dò quần thần trong cung, từ nay về sau không tin theo các ngoại đạo kỳ dị và các hạng Bà la môn”.

Thứ năm: PHẦN VÔ KÝ

Như trong Thập Tụng Luật nói: “Có Tỳ kheo ngủ trong chúng, đức Phật dạy: lấy nước gội đầu! Hãy còn ngủ không thể tỉnh được, khiến Tỳ kheo khác theo năm pháp dùng nước tẩy rửa Tỳ kheo ấy: 1 Thương xót, 2 Không buồn bực người khác, 3 Ngủ say, 4 Đầu dựa vào vách tường, 5 Duỗi chân ngồi hãy còn ngủ không thôi. Mặc ý dùng tay chống, như cũ vẫn ngủ không thôi. Đức Phật mặc ý dùng vật để ném, như cũ vẫn ngủ không thôi. Đức Phật mặc ý dùng thiền trượng để trị, dường như lúc lấy thiền trượng thuận theo sanh tâm cung kính, dùng hai tay nắm lấy thiền trượng cung kính đặt trên đỉnh đầu, như ngồi ngủ không thôi. Thuận theo đứng dậy xem người khác ngủ dùng thiền trượng chống lên. Chống rồi trở về ngồi. Nếu như người không ngủ, vẫn dùng thiền trượng đặt nơi ban đầu đã ngồi. Như cũ vẫn ngủ không thôi, đức Phật mặc ý sử dụng thiền trấn áp, đặt vào cái vòm để tiến hành, dùng dây xuyên qua giữa vòm, đầu dây làm cái núm treo trên lổ tai, cách trán về phía trước bốn lóng tay đặt thiền trấn. Lúc Thiền trấn rơi xuống đất, đức Phật bảo: Thiền trấn rơi rồi, nên đứng dậy đi vòng quanh như cách thức của con ngỗng đi lại.

Tụng rằng:

Hôn trầm say ngủ che lấp,

Tưởng lang thang vọng hiện bày,

Gia tộc tụ hội không thật, Chỉ được hưởng sự an nhàn.

Đã tỉnh trống rỗng không có,

Vọng sanh yêu thích say đắm, Cho dù thông suốt ba tánh, Cuối cùng thành ra bảy loại.

NHÂN DUYÊN CẢM ỨNG

Sơ lược dẫn ra sáu chuyện: 1 Văn Dĩnh quan thừa phủ Cam lăng thời Hán; 2 Trần Tú Viễn thời Tống; 3 Chư Cát Phúc thái thú thời Tống; 4 Mã Kiền Bá thời Tống; 5 Sa môn Thích Tăng Hộ thời Tề; 6 Sa môn Thích Trí Hưng thời Đường.

1: Thời Hán ở vùng Nam Dương có văn Dĩnh tự là Thúc Lương, làm quan Thừa ở phủ Cam Lăng trong niên hiệu Kiến An, đi qua ranh giới dừng chân trú đêm, đêm khuya lúc trống điểm canh ba, mộng thấy một người, quỳ trước mặt nói rằng: Xưa cụ thân sinh của tôi mai táng tôi ở đây, nước đến chảy xiết phần mộ không còn, quan tài chìm ngâm trong nước, ở trong nước chảy một nửa không thể tự làm cho ấm được, nghe ngài ở đây cho nên đến nhờ cậy nhau, xin ngày mai tạm thời dừng lại trong lát, mong ngài cùng chuyển dời đến nơi cao ráo khô khan! Quỷ mở áo chỉ cho Văn Dĩnh thấy đều thấm ướt. Trong lòng Văn Dĩnh đau buồn liền tỉnh giấc. Tỉnh giấc rồi nói với tùy tùng, tùy tùng nói: Giấc mộng là hư huyễn mà thôi, nói với Văn Dĩnh rằng: Tôi vì cùng khổ mà nói cho Ngài biết, làm sao không thể thương cảm nhau được ư? Văn Dĩnh trong mộng hỏi rằng: Anh là người ở đâu? Đáp rằng Tôi vốn là người nước Triệu, nay là Thần ghi chép chuyển giao dân chúng. Văn Dĩnh nói: Quan tài của anh bây giờ là ở nơi nào? Đáp rằng: Gần nơi trại của Ngài về phía Bắc mấy chục ước bên dòng nước dưới cây dương liễu khô, chính là phần mộ của tôi đó, Trời sắp sáng không thể nào gặp lại mong Ngài nhất định nghĩ đến! Văn Dĩnh đáp rằng: Tôiđồng ý. Bỗng nhiên tỉnh giấc, Trời sáng có thể bắt đầu. Văn Dĩnh nói: Tuy rằng giấc mộng không đủ để cảm thấy kỳ quái, nhưng điều này sao rất trùng hợp. Tuỳ tùng nói: Cũng tiếc gì một chút thế gian sao không nghiệm xét điều này chăng? Văn Dĩnh liền đứng lên đến nơi đó, mười mấy người dẫn nhau xuôi trên dòng nước quả nhiên có một cây dương liễu khô, nói rằng đúng là đây rồi. Đào xuống dưới chổ ấy chưa bao lâu quả nhiên có quan tài, quan tài mục nát lắm rồi chìm nửa trong nước. Văn Dĩnh nói với tuỳ tùng rằng: Xưa nay nghe người ta, nói là không có thật rồi, thế tục đã lưu truyền không thể không nghiệm xét! Vì thế mà chuyển dời quan tài đó tế xong mà đi.

Câu chuyện trên đây trích từ Sưu Thần Kỳ.

2: Trần Tú Viễn thời nhà Tống, là người quận Dĩnh Xuyên, đã từng làm môn khách của Tây Tào Tương Châu sống ở huyện Lâm Tương, thửơ trẻ tin thờ Tam bảo, tuổi lớn dần lên mà vẫn chuyên tâm không lơi lỏng. Trong tháng bảy năm thứ hai thời Tống Nguyên Huy, ở trong đêm vắng mờ mịt nằm thảnh thơi chưa ngủ, nghĩ mà ngậm ngùi cho vạn loại chúng sinh lưu chuyển vô định trong sanh tử, tự suy nghĩ không biết thân mình sẽ đi về đâu? Một lòng thỉnh cầu mong mỏi thông suốt cảm được giấc mộng. Lúc ấy đêm khuya tối đen mịt mờ trong nhà không có đèn đuốc gì cả, một lúc sau thấy bên gối giống như ngọn lửa le lói, ánh sáng bừng lên chiếu rọi sáng ngời chuyển sang bay lượn mà mất đi. Chốc lát cả căn nhà đều sáng rực, cho đến giữa hư không giống như ban ngày. Tú Viễn vội vàng ngồi dậy chắp tay hít thở một lúc, thấy trong sân nhà trên cao khoảng bốn năm trượng có một cây cầu bên cạnh có lầu gác, lan can màu đỏ tươi dựng lên ở giữa không trung. Tú Viễn hoàn toàn không hay biết, lúc ấy bước lên cao mà tự mình thấy ngồi yên lặng bên cầu. Trong thấy trên đầu con trai con gái qua lại đầy đường, áo quần trang sức đẹp đẽ không khác người thế gian. Cuối cùng có một bà lão, tuổi khoảng hơn 30, trên mặc áo khoác màu xanh, dưới mặc cái váy màu trắng, đi đến phía bên trái Tú Viễn mà đứng. Một lát sau lại có một người phụ nữ, toàn thân mặc áo vải màu trắng, vấn búi tóc vòng một bên, tay cầm hoa hương mà đứng ở trước mặt, nói với Tú Viễn rằng: Anh mong nhìn thấy thân đời trước thì chính là tôi đây, bởi vì đem hoa này cúng dường đức Phật cho nên được chuyển thân làm thành thân anh bây giờ. Quay lại chỉ vào bà lão tóc bạc nói rằng: Đây chính là thân đời trước của tôi vậy. Nói xong liền đi mất, sau đó cây cầu cũng dần dần biến mất. Tú Viễn bỗng nhiên không hay biết gì lúc quay trở về, ánh sáng cũng không còn.

Câu chuyện trên đây trích từ Minh Tường Ký.

3: Tống Lang Gia Chư Cát Phúc, năm Tống Viễn Gia làm Thái Thú Cửu Chân, gánh nặng gia đình đều ở tại Dương Đô, chỉ mang theo con trai trưởng là Nguyên Sùng để chuyển giao chức vị. Cát Phúc ở quận bệnh nặng qua đời, Nguyên Sùng tuổi mới 19, đưa đám cha chỉ muốn quay về. Môn Sinh của Cát Phúc là Hà Pháp Tăng tham lam tiền của đồ vật của Cát Phúc, cùng với đồng bọn đầy Nguyên Sùng rơi xuống nước mà chết, nhân đó phân chia tài sản chiếm được. Đêm ấy mẹ của Nguyên Sùng là Trần thị nằm mộng, Nguyên Sùng trở về thuật lại đầy đủ sự việc người cha qua đời và mình bị giết hại oan ức, thi hài trôi nổi dập dềnh oan trái vô cùng không sao chịu nổi, xa cách hầu hạ nhiều mà trong phút chốc Từ biệt mãi mãi, ngậm đau thương nuốt hận thù làm thế nào có thể nói được, khóc nức nở không thể nào tự kềm chế nổi. Lại nói: Đi nhanh rất mệt mỏi! Nhân đó nằm trên giường sau cửa sổ mà đầu gục xuống cửa sổ. Bà mẹ thấy con nằm ngủ đủ biết là không phải hư huyễn rồi. Trần Thị đau buồn giật mình ngồi dậy, cầm đèn soi chổ con ngủ, thấm ướt giống như hình hài con người, thế là cả nhà òa khóc, liền hỏi như đã mộng thấy. Lúc ấy Từ Sâm mới nhậm chức ở Giao Châu, Từ Đạo lập làm Trưởng Sử. Từ Đạo lập tức là con bác họ của Trần Thị, hỏi sơ lược đầu đuôi giấc mộng nhờ Từ Sâm kiểm tra xem. Từ Sâm đi đường gặp thuyền tang của Chư Cát Phúc, nghiệm đúng ngày mất của hai cha con giống như lời quỷ nói, thế là bắt giữ hai kẻ hành hung đó, lập tức tra xét y theo pháp luật đều bị chép chết. Tiếp tục sai người đưa đám tang đến Dương Đô để gia đình hành lễ.

Câu chuyện trên đây trích từ Oan Hồn Chí.

4: Thời Tống có Mã Kiền Bá, người vùng Lãng Trung Ba Tây, thưở nhỏ tin theo Phật pháp, đã làm qua tể ở huyện Tuyên Hán. Vào tháng bảy năm thứ mười hai niên hiệu Nguyên Gia nhà Tống, ban đêm ở tại huyện đường gặp giấc mộng, trông thấy phía chân Trời có ba người cao hơn hai trượng, dung mạo trang nghiêm đẹp đẽ đứng trong vầng mây nhìn xuống, chư Thiên trỗi nhạc vang lừng khắp giữ hư không, nói cho biết rằng: Ông gặp nguy khốn ở Kinh Sở, vào ngày mồng bốn tháng tám năm Mậu Dần, nếu như ở nơi ao đầm núi non thì tai hoạ ấy lập tức tiêu trừ, trong người trai giới thanh tịnh cũng có thể tránh được tai họa. Nếu như qua khỏi thời hạn này thì sẽ ngộ đạo. Lúc ấy cúi đầu trông thấy Dương Xiêm cùng 8 người quen biết với nhau, đều mang gông cùm xiềng xích. Lại thấy đạo sĩ Hồ Liêu, nửa người trong đất, nửa người giữa Trời là người Thần ở chân Trời, đều ghi rõ 8 người vào tháng năm ấy mạng sống chấm dứt. Chỉ nói với Hồ Liêu rằng: Nếu như luôn luôn tu dưỡng tạo tập lập công đức thì hãy còn được kéo dài. Những người như Dương Xiêm đều theo đúng hạn kỳ mà qua đời. Hồ Liêu càng sợ hãi phụng pháp ở núi non cần cù chịu khó càng chí thành. Kiền Bá về sau làm quan ở Tây Tào Lương Châu, cầm quân ở Châu này là Tiêu Tư Thoại. Tiêu Tư Thoại chuyển đấn Nam Man, lại vâng lệnh làm Hành Tham Quân. Kiền Bá suy nghĩ lời nói của Kinh Sở, trong lòng rất sợ hãi, nhưng cầu xin Tiêu Tư Thoại cho từ chức muốn quay về Hoành Sơn, Tiêu Tư Thoại một mực không chấp nhận. Năm thứ mười lăm tức là năm Mậu Dần, cuối tháng 6 mắc bệnh, đến ngày mồng bốn tháng tám thì bệnh trở nên nguy cấp nên tuân theo số mạng. Ngay đó sau hoàng hôn bỗng nhiên sáng sủa nhìn thấy rõ ràng, từ xa trông thấy ở phía Tây cò ba người, thân hình khoảng chừng hai trượng, và một người ở phía trước giáp phục uy nghiêm râu dài buông xuống đỉnh đầu sáng rực, hai người ở phía sau tư chất sáng ngời dung mạo hình dáng nghiêm trang vô cùng, xếp hàng ở giữa hư không cách mặt đất vài Nhẫn (Nhẫn= tám thước). Kiền Bá nhìn thấy rõ ràng tất cả, giống như là giấc mộng trứơc kia vậy. Trong chốc lát không thấy nữa, còn lại mùi thơm phảng phất hồi lâu mới hết, lớn nhỏ cùng sống với nhau đều ngửi thấy mùi thơm, vì vậy mà toát mồ hôi căn bệnh đã phần nào rút lui. Kiền Bá vốn ở một căn nhà chập hẹp, lúc ấy tự nhiên cảm thấy đang ở trong nhà cao cửa rộng, hành lang tường vách sáng ngời rực rỡ đều là ngọc ngà châu báu.

Ngay sau đó mọi tai họa đã dần dần qua đi và yên lành trở lại.

Câu chuyện trên đây trích từ Minh Tường Lý.

5: Thời Cao Tề có Sa môn Thích Tăn Hộ, tâm thẳng thẳn tuân theo đạo không mong cầu sự nghiệp trí tuệ, nguyện làm ra bức tượng bằng đá cao một trượng tám, tất cả đều cảm thấy kỳ lạ nên nói rằng: Trong hang phía Bắc ở sau chùa, thấy một tảng đá nằm có thể dài một trượng tám. Thế là mướn thợ tạo tượng, trải qua gần một tuần, khuôn mặt vẫn còn thô kệch, mà lưng hãy còn nằm sát đất, dùng sáu loại vật dụng tìm cách xê dịch mà vẫn như ban đầu không nhúc nhích. Trải qua một đêm đến sáng bỗng nhiên tự lật qua, liền tập trung làm xong chuyển vào đặt trong điện Phật. Ngày Tấn Châu bị đánh chiếm thì bức tượng chảy mồ hôi tràn đất. Quân nhà Chu tiến vào nước Tề đốt phá các chùa chiền khắp nơi, bức tượng này vẫn y nhiên không thay đổi màu sắc. Lại muốn xô ngã bức tượng, mà sức người sức trâu gồm sáu mươi người kéo không nhúc nhích. Bỗng nhiên có vị Tăng kỳ lạ lấy gạch ngói gỗ đá đất cát xây lên mà bảo vệ vòng quanh, trong chốc lát thì xong, không biết vị Tăng ở nơi nào. Sau đó bức tượng giáng mộng cho người tín tâm rằng: Ta bị đau ngón tay. Người ấy tỉnh giấc mà nhìn thấy như vậy, chính là cây gỗ làm tổn thương hai ngón tay nơi bức tượng, tức thì sửa chữa lại. Niên hiệu khai Hoàng năm thứ mười đời nhà Tùy, có người ăn trộm cờ phan tan lọng nơi bức tượng, mộng thấy người trượng tám, đi vào nhà trách mắng, kẻ trộm sợ hãi liền sám hối mà nhận lổi. Bức tượng ấy đến nay vẫn còn.

6: Thời đời Đường ở chốn Kinh Sư có chùa Đại Trang Nghiêm, trong chùa có Sa môn Thích Trí Hưng, phong tục thuận theo Tống Thị, người vùng Lạc Châu, khiêm tốn giản dị có sẵn ham muốn hăng hái thực hành kiên quyết sáng tỏ. Nương theo Đạo Luật sư tụng kinh trì luật, trong lòng ngoài miệng xuyên suốt với nhau không kể sớm tối. Đến tháng trọng động năm thứ năm niên hiệu Đại Nghiệp, theo thứ tự đảm nhận cương vị Duy Na, đánh chuông theo giờ giấc Tăng đồ không rối loạn. Cùng chùa có vị Tăng tên là Tam quả có người anh ruột, từ Dạng Đế đi đến vùng Nam Hạnh Giang Đô, giữa đường bỏ mạng, ban đầu không nói cho biết tin dữ, tất cả báo mộng cho người vợ rằng: Tôi đi đến Bành Thành không may mắc bệnh mà chết, bởi vì không giữ gìn trai cho nên nay đọa vào địa ngục, trải qua đủ cả năm cảnh tượng đắng cay chua xót không thể nói hết, ai biết tôi đang đau khổ! Nhờ vào mồng Một tháng này, gặp vị Tăng tên Trí Hưng ở chùa Đại trang nghiêm đánh chuông phát ra âm thanh vang dội chấn động địa ngục, người cùng nhận chịu đau khổ trong một lúc đều được giải thoát. Nay sanh đến nơi vui sướng nghĩ rằng đền đáp ân đức ấy, nàng có thể chuẩn bị mười xấp lụa sáng sớm mang đến dâng tặng, và nói rõ ý tôi thành thật tha thiết gởi gắm chút lễ vật. Từ trong giấc ngủ kinh hãi tỉnh giấc cảm thấy lạ lùng vì sao nằm mộng. Cùng nói với người ta nhưng lúc đầu không có ai tin. Tìm vào lại giấc mộng và đến những thấy mo thầy cúng đều kể rõ như trước đã nói. Sau đó trải qua 10 ngày nói cho biết tin dữ đột nhiên ập tới, hoàn toàn giống như giấc mộng. Tam Quả mới dâng tặng vải lụa, mà trí Hưng tự nói rõ là mình không có đức, cùng tặng cho đại chúng; chủ chùa là cung Thiền Sư cùng các đại đức trong chùa đều hỏi Trí Hưng rằng: Nhân duyên gì đánh chuông mà cảm ứng như vậy? Trí Hưng nói: Tôi không có pháp thuật gì khác, thấy trong Phú Pháp Tạng Truyện nói: “Kế Nhị Tra Vương nhận chịu đau khổ, nhờ đánh chuông mà được ngừng đau khổ”. Và trong kinh Tăng Nhất A hàm có bài kệ đánh chuông, phước đức cung kính tuân theo điều này động viên cố gắng thực hành như vậy, ngày Đông giá rét leo lên lầu cao gió thổi như cắt da thịt, Tăng cho tấm áo lông cừu dùng để cầm dùi chuông, Trí Hưng tự mình khích lệ ý chí để tay trần đánh chuông, giữa bàn tay vết thương lở loét không lấy làm khổ sở gì, và lúc bắt đầu đánh chuông, trước tiên phát khởi thiện nguyện, nguyện cầu các bậc Hiền Thánh cùng đi vào đạo tràng, cùng tiếp nhận pháp thực; sau đó ba lần, mong muốn đánh mãi cung kính chào đón như trước, nguyện cầu mọi đường đau khổ nghe tiếng chuông này, cùng được lìa xa đau khổ mau chóng được giải thoát. Nguyện hạnh như thế chí hướng luôn luôn vâng mạng tu tập, há chỉ có chân thành hết mực thì có thể cảm được xa xôi hay sao? Đại chúng tin phục lời nói ấy, nghiệm đúng gấp bội không phải sai lầm. Vào tháng ba năm thứ sáu niên hiệu Trinh Quán, căn bệnh thưở nhỏ tái phát, tự biết đời sau của mình, xả bỏ duyên trần giúp cho bản thân mời các Sư huynh đệ bạn bè, nhờ đem tiền bạc giúp đỡ mọi người tỏ lòng Từ biệt, tìm vào cái chết tự tại trang nghiêm, hưởng thọ bốn mươi lăm tuổi.

Hai chuyện trên đây trích từ Đường Cao Tăng Truyện.