Home > Khai Thị Phật Học
Có Ba Loại Nghiệp Lực Từ Đời Này Đến Đời Kia
Đại Sư Thích Ấn Thuận | Lê Hồng Sơn, Việt Dịch


Lấy đời này để nói thì nghiệp được tạo ra rất khó kể xiết và nghiệp lực chưa chấm dứt trong đời quá khứ còn tích lũy đến hiện tại. Đó là nghiệp đời trước chưa hết mà, nghiệp đời sau lại đến và càng về sau càng nhiều. Nếu đời này chết đi thì cuối cùng quả báo đời sau là chiêu cảm một loại nghiệp gì? Không thể xác định được, nhưng không ra ngoài ba loại lớn:

Tùy trọng.

Có người làm nghiệp lành trọng đại hoặc làm nghiệp ác trọng đại, như năm nghiệp vô gián… Nghiệp lực mạnh mẽ khác thường, không kể đến có ý thức hay không có ý thức thì Trọng nghiệp vẫn chiếm địa vị ưu việt.

Đến khi sắp chết, thấy địa ngục hoặc thấy thiên đường. Đó chính là Nghiệp Tướng hiện tiền. Đó là những dấu hiệu thần thức người chết đi lên hoặc đi xuống. Cứ tiếp tục như thế trọng nghiệp thiện hay ác khởi lên công dụng chiêu cảm quả báo đời vị lai một cách chắc chắn.

Tùy tập.

Tập quán tạo tác không dừng. Đã không có trọng ác, cũng không có đại thiện trong một đời trôi qua. Trong một đời trôi qua, tuy trọng nghiệp không rõ ràng nhưng nghiệp thiện, ác đã làm liên tục. Đối với nghiệp thiện hoặc ác nào đó nuôi dưỡng thành tập quán và đã trở thành sức mạnh to lớn; đến khi sắp chết, loại nghiệp lực do tập quán này tạo thành, tự nhiên, phát sanh tác dụng chiêu cảm quả báo đời sau. Đây là điều chắc chắn.

Hồi xưa, có một vị trưởng giả hỏi Phật: Thường ngày, con niệm Phật, không mất chánh niệm. Nhưng mà, có lúc ở ngã tư đường, người đông xe cộ cũng nhiều, đến cố tâm niệm Phật cũng quên. Con chợt nghĩ, ngay tại lúc đó, chẳng may chết đi thì không biết có bị đọa lạc hay không?

Đức Phật bảo với ông: Sẽ không bị đọa lạc, vì ông thường ngày niệm Phật, nuôi dưỡng đã thành tập quán thiện hướng về Phật, cho nên, dù mất chánh niệm khi chết cũng sẽ sanh lên cõi trời; vì nghiệp lực lớn mạnh nên, không nhất định, tương ứng với Tâm. Ví như một cây lớn nghiêng về phía Đông, khi cây ấy bị đốn, chắc chắn nó sẽ ngã về hướng ấy. Quan trọng nhất là thường ngày nuôi dưỡng Thiện nghiệp thành tập quán. Cho nên phải ngưng ác, làm lành; hay làm các nghiệp lành trọng đại. Như vậy, dĩ nhiên là rất  tốt. Việc cần thiết nhất là còn phải tu hành hằng ngày để nuôi dưỡng thành tập quán thì lúc chết, nhờ nghiệp lực sẽ đi lên.

Tùy ức niệm.

Hoặc có người tùy Ức Niệm. Nghĩa là đang sống mà không có nghiệp thiện hay ác to lớn, quan trọng; cũng không tạo ra tập quán thiện hay ác nghiệp, đến lúc chết, hoảng hốt, rơi vào tình huống chẳng biết đi về đâu. Cuối cùng, bỗng nhớ đến việc lành đã làm, nhờ thế, phát sanh thiện nghiệp, rồi cảm thọ được quả báo trời, người; nếu bỗng nhớ việc ác đã làm lúc sống, do đó, phát sanh ác nghiệp đưa đến đọa lạc. Đối với loại người này, khi sắp chết mà nhớ lại việc đã làm khi sống như thế, là cực kỳ quan trọng. Vì vậy, khi người sắp chết, tốt nhất là nói pháp cho họ nghe, niệm Phật cho họ nghe, nhắc lại những việc làm lành của họ khi còn sống, để họ nhớ lại việc lành ấy, thì sẽ chiêu cảm quả báo thiện nghiệp đã làm.

Quan trọng nhất là huân tập nghiệp mọi lúc mọi nơi. Trợ niệm khi sắp chết của Tịnh Độ Tông cũng nằm trong ý nghĩa này. Đó cũng là cách Tùy Ức Niệm (gợi lại trí nhớ trong ký ức), giống như Tùy Trọng, Tùy Tập của chúng sanh, đến lúc sắp chết, nghiệp lực rất lớn. Nếu Trọng Nghiệp, Tập  Nghiệp là ác thì rất khó làm cho những người ấy nhớ lại Tam Bảo hay công đức Bố Thí, Trì Giới. Học Phật, Tu Hành rốt lại là việc làm khẩn thiết lúc sanh bình.
 
Trích từ: Thành Phật Chi Đạo


Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Ai Tạo Nghiệp?, Thiện Phúc
2.    Kinh Chiêm Sát Nghiệp Báo Thiện Ác, Đời Tùy Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Đăng | Thích Thiện Thông, Việt Dịch
3.    Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật, Hòa Thượng Thích Trung Quán, Việt Dịch
4.    Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật, Khuyết Danh | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
5.    Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, Đại Sư Thái Hư | Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Việt Dịch
6.    Lược Giảng Kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo, Đại Lão Hòa Thượng Thích Mộng Tham | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
7.    Nhân Qủa - Nghiệp - Và Luân Hồi, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
8.    Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn
9.    Niệm Phật Thành Phật, Cư Sĩ Tịnh Thọ | Cư Sĩ Tịnh Nghiệp, Việt Dịch
10.    Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh Giảng Ký, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Ni Sư Thích Nữ Huệ Hạnh, Việt Dịch
11.    Thành Phật Chi Đạo, Tỳ Kheo Thích Đồng Tịnh | Lê Hồng Sơn, Việt Dịch
12.    Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh Giảng Ký, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Pháp Âm Tuyên Lưu, Việt Dịch
13.    Thiện Ác Nghiệp Báo, Sa Môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn | Ban Dịch Thuật Hán Tạng Pháp Âm, Việt Dịch
14.    Tổng Quan Về Nghiệp, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ
15.    Triết Lý Về Nghiệp, Hộ Tông