Home > Khai Thị Phật Học
Tham Thiền Không Nên Bị Cảnh Chuyển
Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa | Tỳ Kheo Thích Minh Định, Việt Dịch


Ngồi thiền là tập định, tập định tức là ngồi thiền. Có người hỏi: "Ðả tọa tham thiền là một, hay là hai?" Thật ra đả tọa và tham thiền tuy danh từ không giống, nhưng ý nghĩa là một. Tham thiền là phải thật hiểu biết, sáng suốt không còn hồ đồ nữa, sở dĩ con người hồ đồ là vì tâm chuyển theo cảnh. Cảnh giới đến không nhận thức được, cảnh giới tốt đến, thì bị cảnh giới tốt chuyển; cảnh giới xấu lại, cũng bị cảnh giới xấu chuyển.

Mỗi ngày chúng ta tiếp xúc đều là cảnh giới. Mắt thấy sắc đẹp liền động tâm; mũi ngửi hương cũng bị động; lưỡi nếm vị cũng bị động, thân xúc giác cũng bị động; ý duyên pháp cũng bị động. Ðó đều là chuyển theo cảnh, biểu hiện không có định lực. Nếu có định lực thì luôn luôn sáng suốt. Không phải nghe người khác khen thì bạn cảm giác như mật ngọt; còn nghe người khác chê thì bạn cảm giác đắng như "huỳnh liên", đó đều là bị cảnh chuyển.

Nếu có trí huệ chân thật, thì không bị cảnh chuyển. Nếu không bị sáu căn, sáu trần, năm dục chuyển, thì đó là có định lực, mới là chân chánh đả tọa tham thiền. Nếu ngồi thiền rồi, sau lại có nhiều tâm tham, tâm tranh, tâm cầu, tâm ích kỷ, tự lợi và nói dối. Ðây là sáu thứ bệnh, không những không giảm bớt, mà lại tăng thêm, tức chưa hiểu cách thức dụng công, như vậy rất dễ bị ngoại duyên cảm nhiễm.

Hiện nay trên thế giới có chứng "Ái tử bệnh" (AIDS) truyền nhiễm, không thuốc chữa, rất dễ truyền nhiễm. Tại sao truyền nhiễm một cách nhanh chóng? Vì người thế gian không có định lực. Nếu người có định lực thì tự nhiên có lực đề kháng (chống lại), sinh ra tinh thần đại vô úy, cái gì cũng không sợ. Ðịnh lực có thể trị hết thảy bệnh tật, nếu có định lực, thì cảnh giới bên ngoài không thể cảm nhiễm bạn được. Ðây không phải là nói có thần thông gì hết, mà là có một thứ sức lực vô hình, có thể tiêu trừ hết thảy tai nạn. Tại sao con người bị cảnh giới làm ô nhiễm? Đều vì không có định lực, mà bị truyền nhiễm. Hiện tại con người chỉ biết có "Ái tử bệnh", nhưng không biết chỉ có định lực mới trị được gốc của nó. Trong Chứng Ðạo Ca có nói rằng:

"Ði cũng thiền, ngồi cũng thiền
Nói năng động tĩnh thể an nhiên
Ngộ gặp đao bén thường thản nhiên
Uống nhằm thuốc độc cũng nhàn nhàn".

"Thể an nhiên" tức là biểu hiện của định lực. Cho nên pháp sư Tăng Triệu trước khi bị đưa đi chém đầu, Ngài nói bài kệ rằng:

"Tứ đại vốn không
Ngũ ấm nguyên vô ngã
Tương đầu lâm bạch nhận
Do như trảm xuân phong".

Nghĩa rằng:

"Bốn đại vốn là không
Năm ấm không thật ngã
Ðưa đầu kề đao nhọn
Cũng như chém gió xuân".

Ðến lúc này thì bạn còn sợ cái gì nữa? Chánh khí thản nhiên đề kháng hết thảy cảnh giới bên ngoài đến, các vị tham thiền đả tọa, đem thân thể này tu mạnh khoẻ, thì hết thảy bệnh tật cũng không thể xâm nhập bạn được.



Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Chú Giải Kinh Kim Cang và Kinh Chánh Pháp Chưa Từng Có, Hòa Thượng Thích Huyền Vi
2.    Gậy Kim Cang Hét, Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa | Ban Phiên Dịch Vạn Phật Thánh Thành, Việt Dịch
3.    Kim Cang Bát Nhã Chú Giải, Hòa Thượng Thích Thái Hòa
4.    Kim Cang Tông Thông, Nam Nhạc Sơn Trương Kim Giản | Thượng Tọa Thích Nhuận Châu, Tịnh Thất Từ Nghiêm, Việt Dịch
5.    Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Việt Dịch
6.    Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Cư Sĩ Đoàn Trung Còn, Việt Dịch
7.    Kinh Kim Cang Bát Nhã Giảng Nghĩa, Lục Tổ Huệ Năng | Nguyên Hiển, Việt Dịch
8.    Kinh Kim Cang Bát Nhã Luận Giải Toát Yếu, Đời Đường Sa Môn Tông Mật | Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Việt Dịch
9.    Kinh Kim Cang Bát Nhã Tán Thuật, Đại Từ Ân tự Sa Môn Khuy Cơ | Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Việt Dịch
10.    Kinh Kim Cang Dịch nghĩa và lược giải, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
11.    Kinh Kim Cang Trong Dòng Lịch Sử, Hòa Thượng Thích Thái Hòa
12.    Tịnh Từ Yếu Nghĩa, Thiền Sư Thích Nguyên Hiền | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
13.    Vô Thường, Bác Sĩ Nguyễn Bảo Trung