Home > Khai Thị Phật Học
Ý Nghĩa Biểu Pháp Chân Thật Của Tứ Đại Thiên Vương Trong Nhà Phật
Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch


Tứ Thiên Vương: Ðông Phương Trì Quốc Thiên Vương tượng trưng Làm tròn trách nhiệm; Nam Phương Tăng Trưởng Thiên Vương tượng trưng cho Cầu tiến bộ, luôn cầu tiến, tuyệt chẳng lạc hậu; Tây Phương Quảng Mục Thiên Vương, Bắc Phương Ða Văn Thiên Vương tượng trưng Học rộng nghe nhiều.

Ðến đoạn này, chúng ta đã giảng về Tứ Thiên Vương, điểm quan trọng là phải hiểu sự tiêu biểu pháp của Tứ Vương Thiên mới có thể được thọ dụng chân chánh. Nói một cách đơn giản, Ðông Phương Trì Quốc Thiên Vương, xem tên biết ý nghĩa, vị Thiên Vương này dạy chúng ta làm thế nào bảo vệ quốc gia của mình vĩnh viễn được hưng vượng, chẳng suy thoái. Từ đó dẫn đến làm thế nào giữ vững nhà mình, bảo hộ thân mình, đời này chúng ta lập nghiệp, khỏe mạnh, vang danh bốn biển, đức lưu đến đời sau, đây là sự thành tựu chân thật trong đời của chúng ta, thế nên ý nghĩa này rất sâu, rất rộng.

Nam Phương Thiên Vương dạy chúng ta phải mong cầu tiến bộ, thời đại vĩnh viễn luôn tiến bộ, chúng ta thường nói người nào đó chẳng theo kịp thời đại, ý nghĩa là như vậy. Thời đại biến đổi, tiến tới hằng ngày; chữ Tiến ở đây có thể hướng về mặt thiện, cũng có thể hướng về mặt ác, đây là việc chúng ta không thể không phân biệt. Nếu tinh tấn về thiện pháp thì đây là mặt chánh, quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa; nếu tiến về hướng ác như tham, sân, si, mạn thì nhất định sẽ đem lại động loạn trong xã hội, thiên tai nhân họa, mọi người phải chịu khổ, nhất định phải nhận thức việc này rõ ràng. Phía trước đã nói đến việc chư Phật tán thán Thế Tôn ‘biết pháp khổ vui’, câu này rất phi thường! Niềm vui chân chánh không phải chỉ là niềm vui trong đời này, đời sau vĩnh viễn hưởng lạc, như vậy mới là niềm vui chân chánh. Nếu nói đời này chúng ta hưởng lạc, nhưng đời sau chịu khổ, như vậy là sai rồi, sai quá đỗi! Những người đời này hưởng lạc, đời sau chịu khổ không biết là bao nhiêu, đây là việc chúng ta không thể không cảnh giác. Trong lúc hưởng lạc lại tạo nghiệp, khi phước báo hưởng hết, ác nghiệp hiện tiền thì bạn sẽ thọ báo trong ba đường ác, như vậy là sai lầm to lớn. Nam Phương Thiên vương tượng trưng cho sự tinh tấn có trí huệ, có lý tánh, chẳng si mê, chẳng phải cảm tình.

Tây Phương Thiên Vương là Quảng Mục Thiên Vương, dạy chúng ta xem nhiều, tức là học tập nhiều. Bắc Phương Thiên Vương là Ða Văn Thiên Vương, nhìn nhiều, nghe nhiều, vĩnh viễn giữ vai trò của một người [tìm tòi] học hỏi, tức là vĩnh viễn làm một học sinh. Chỉ khi chứng được Phật quả viên mãn, cứu cánh thì mới ở tại vị trí người thầy, đạo sư chân chánh; Ðẳng Giác Bồ Tát còn là học sinh, huống chi là những hạng khác. Mình vĩnh viễn phải giữ tại địa vị học sinh. Người Trung Quốc thời xưa nói: ‘Sống đến già, học đến già, học chẳng hết’ chính là ý nghĩa này, cả đời đến già còn hiếu học. Trong nhà Phật gọi là ‘Học Nhân’, Học Nhân tức là học sinh, học tập làm người, vĩnh viễn học làm người. Ai có thể làm người tốt, làm được viên mãn, một mảy tơ cũng chẳng thiếu sót? Thành Phật, chỉ có Phật mới là một người hoàn toàn, chúng ta phải hiểu đạo lý này, phải hết lòng học tập.

Dùng cách nói hiện nay thì những vật trên tay Tứ Thiên Vương gọi là ‘đạo cụ’. Nói vậy thì mọi người dễ hiểu; đạo là tiêu biểu pháp, làm cho bạn nhìn thấy, tiếp xúc đến thì bạn liền biết đại đạo lý của vũ trụ nhân sanh, tức là phải nắm chắc nguyên tắc này để học tập. Trên tay Ðông Phương Thiên Vương cầm đàn tỳ bà, nhạc khí, không có nghĩa là ông ta thích ca hát, khiêu vũ, cách nghĩ như vậy là sai. Ngài dùng cái này để tiêu biểu làm thế nào hộ trì quốc gia của bạn, hộ quốc quan trọng nhất là hành ‘trung đạo’. Nhà Nho nói ‘Trung Dung’, đạo Trung Dung, nhà Phật nói ‘Trung đạo đệ nhất nghĩa đế’, ngài dùng sợi dây đàn này để tiêu biểu pháp. Khi chỉnh dây đàn, vặn quá chặt thì nó sẽ đứt, quá chùng thì âm thanh chẳng kêu, nhất định phải vặn đến vừa đúng, tiêu biểu cho ý nghĩa này. Vừa đúng, chẳng căng, chẳng chùng, như vậy gọi là Trung Ðạo, tiêu biểu ý như vậy. Chỗ cao minh của thánh nhân là biết giữ ở mức chính giữa, chẳng lệch về hai bên. Do đó đây là đạo cụ. Tay của Nam Phương Thiên Vương cầm kiếm, kiếm tượng trưng cho trí huệ, huệ kiếm, tiêu biểu cho ý này. Tay Tây Phương Thiên Vương cầm rồng hoặc rắn, ở Ấn Ðộ và Trung Quốc đều cho rằng rồng và rắn biết biến hóa, tiêu biểu cho hết thảy người, sự, vật trong xã hội thiên biến vạn hóa, bạn phải nhìn rõ ràng. Tay phải cầm hạt châu, châu tiêu biểu chẳng biến đổi, trong hết thảy sự thay đổi bạn nắm được nguyên tắc chẳng biến đổi. Bất biến tức là Ðịnh Huệ, tức là Thành Kính, nắm vững nguyên tắc này để xử sự, đối người, tiếp vật, bất luận xã hội biến hóa như thế nào, chỉ cần bạn nắm vững nguyên tắc thì có thể ứng phó như ý, giáo hóa tự tại.

Tay Bắc Phương Thiên Vương cầm lọng (hay dù), lọng che. Lọng tượng trưng cho ngăn ngừa ô nhiễm; lúc chẳng có ô nhiễm thì xếp lọng lại, khi có ô nhiễm thì giương lọng ra. Xã hội hiện nay của chúng ta ai cũng ý thức đến mức ô nhiễm trầm trọng, tâm lý ô nhiễm, tinh thần ô nhiễm, tư tưởng kiến giải ô nhiễm, sanh lý ô nhiễm, hoàn cảnh bên ngoài ô nhiễm. Hiện nay chúng ta tạo tượng của Tứ Thiên Vương, lọng của Bắc Phương Thiên Vương phải giương ra chứ không thể xếp lại, chúng ta phải hiểu đạo lý này. Ý nghĩa giáo dục vô cùng sâu xa, chúng ta không thể xem như thần minh, nếu xem như vậy là sai, là mê tín.
 
Trích từ: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh giảng ký


Từ Ngữ Phật Học Trong: Ý Nghĩa Biểu Pháp Chân Thật Của Tứ Đại Thiên Vương Trong Nhà Phật

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Bồ Tát Địa Tạng Thánh Đức Hỏi - Đáp, Cư Sĩ Lý Viên Tịnh | Thích Giác Nguyên, Việt Dịch
2.    Địa Tạng Bồ Tát Bản Tích Linh Cảm Lục, Hòa Thượng Thích Như Điển, Việt Dịch
3.    Địa Tạng Bồ Tát Bốn Nguyện Kinh Giảng Ký Quyển Hạ, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Diệu Âm, Việt Dịch
4.    Địa Tạng Bồ Tát Bốn Nguyện Kinh Giảng Ký Quyển Thượng, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Diệu Âm, Việt Dịch
5.    Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Khoa Chú, Đại Sư Cổ Diêm Khuông Am Thanh Liên bật-sô Linh Thừa | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
6.    Địa Tạng Bồ Tát Thánh Đức Đại Quan, Đại Sư Hoằng Nhất | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
7.    Kinh Bồ Tát Di Lặc Hỏi Đức Phật Về Bổn Nguyện, Thượng Tọa Thích Chánh Lạc, Việt Dịch
8.    Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, Tam Tạng Sa Môn Thật Xoa Nan Đà | Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Việt Dịch
9.    Mười Điều Tâm Niệm, Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, Việt Dịch
10.    Phật Giáo Và Cuộc Sống, Đại Sư Thích Ấn Thuận | Thượng Tọa Thích Hạnh Bình, Việt Dịch
11.    Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
12.    Phật Thuyết A Di Đà Yếu Giải Giảng Ký, Cư Sĩ Lưu Thừa Phù Ghi Chép | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
13.    Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Diệu Âm, Việt Dịch
14.    Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Kinh, Tam Tạng Cương Lương Da Xá Gốc Người Tây Vực | Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, Việt Dịch
15.    Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Giảng Ký, Lão cư sĩ Từ Tỉnh Dân | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
16.    Phổ Khuyến Đạo Hữu Tịnh Độ Trì Tụng Kinh Địa Tạng, Pháp Sư Tâm Nhiên | Hòa Thượng Thích Pháp Chánh, Việt Dịch
17.    Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm Giảng Ký, Pháp Sư Thích Khoan Nghiêm Ghi | Cư Sĩ Như Hòa, Việt Dịch
18.    Sự Tích Linh Nghiệm Của Ngài Bồ Tát Địa Tạng, Pháp Sư Tâm Nhiên | Hòa Thượng Thích Pháp Chánh, Việt Dịch
19.    Tiểu Sử Và Công Hạnh Của Di Lặc Bồ Tát, Đại Lão Hòa Thượng Thích Hành Trụ
20.    Vãng Sanh Tịnh Ðộ Luận Giảng Ký, Đại Sư Thích Ấn Thuận | Hòa Thượng Thích Nhất Chân, Việt Dịch