Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Vua-Niem-Phat-Vua-Tang-Truong-Ai-Can-Sanh-Tu

Vừa Niệm Phật Vừa Tăng Trưởng Ái Căn Sanh Tử
Pháp Sư Thích Tự Liễu | Dịch Giả : Khuyết Danh

Ấn Tổ khẳng định: “Phàm là kẻ tu Tịnh nghiệp, phải lấy quyết chí cầu sanh Tây Phương làm mục đích chính”.

Xin hỏi, quý vị đã hạ quyết tâm cầu vãng sanh hay chưa?

Nếu bây giờ xin hỏi đại chúng: “Quý vị có muốn vãng sanh hay không?”

Mọi người sẽ đồng thanh trả lời: “Muốn vãng sanh”.

Nhưng quan sát cặn kẽ, phần đông chúng ta đều “miệng niệm Di Đà, tâm luyến Ta bà”. Một mặt thì muốn đến Cực Lạc thế giới; mặt khác, chuyện này ở Ta bà này còn chưa buông bỏ được, chuyện kia cũng buông không nổi! Vậy thì không thể nào vãng sanh được! Đó chẳng phải là hạ quyết tâm cầu vãng sanh.

Thật sự hạ quyết tâm cầu vãng sanh là như thế nào?

Đối với thế giới Ta bà, hoàn toàn buông xuống, chẳng có tơ hào tham luyến, chẳng có việc gì không buông nổi, nhất định sẽ giống như lão hòa thượng Hải Hiền, từng giây từng phút đều tranh thủ niệm một câu Phật hiệu, chưa hề buông bỏ. Chúng ta mới biết khoảng cách giữa chúng ta và lão hòa thượng Hải Hiền, là bao lớn! Nguyện vãng sanh chẳng phải là mỗi ngày đều đến trước bàn thờ Phật tụng câu “nguyện sanh Tây Phương Tịnh Độ trung”mới gọi là nguyện vãng sanh. Đấy là nói ngoài miệng, nội tâm thì sao? Trong tâm vẫn tham chấp cứng ngắc những chuyện thuộc người, sự, vật trong luân hồi! Cam tâm tình nguyện chìm đắm trong biển ái dục, trên căn bản là chẳng muốn thoát lìa. Đây là căn bịnh chung của phần đông mọi người, Hám Sơn Đại sư có một toa thuốc hay nhằm đối trị căn bịnh này, đó là bài “Khai thị niệm Phật thiết yếu”. Chúng ta hãy cùng nhau học tập:

Nay chỉ đối với người niệm Phật ở nơi Sự, phân làm ba hạng:

Hạng thứ nhất: Lòng tin chân thật thiết tha, chân chân thật thật, nhất tâm niệm Phật.

Tuy cùng mặc áo, ăn cơm, làm việc, buôn bán bình thường nhưng chỉ tin một việc này, đi cũng A Di Đà, ngồi cũng A Di Đà, dù bận rộn như tên bắn cũng không rời A Di Đà, tinh tấn chẳng lùi. Hôm nay cũng như thế, ngày mai cũng như thế, năm nay cũng như thế, năm sau cũng như thế.

Hạng người này, Đức Phật nhất định hộ niệm, lúc mạng chung người ấy nhất định vãng sanh thế giới Cực Lạc.

Hạng thứ hai: Hoặc tâm không chuyên nhất, họ cũng biết sự lợi ích của niệm Phật nhưng tục niệm nặng nề, chánh niệm, cạn mỏng, vừa mới niệm Phật thì trong tâm lại nghĩ việc khác, một nóng mười lạnh, niệm một ngày lại bỏ mười ngày.

Niệm Phật giống như hạng người này, dù niệm đến già cũng không được gì, chẳng qua chỉ là gieo trồng căn lành mà thôi. Đời sau có duyên chạm đến điểm căn lành này thì bắt đầu mới chân thật tu hành một phen mới mong có được thành tựu.

Hạng thứ ba: Miệng niệm, tâm không niệm. Người này vốn chẳng biết sự lợi ích của niệm Phật mà chỉ hâm mộ danh tu hành. Hôm nay ở trong hội Phật này đi theo một người niệm một ngày, ngày mai ở trong hội Phật kia đi theo người niệm một ngày, tuy là có danh niệm Phật một ngày nhưng kỳ thật chỉ là qua suông. Thời gian nói chuyện phiếm thì nhiều, thời giờ niệm Phật thì ít. Ở trong Phật đường vốn đã có tham sân si ái, ra khỏi Phật đường tất tránh không khỏi việc tham sân si ái.

Người này so với hạng thứ hai kém hơn nhiều. Ba hạng người nói trên, hạng thứ nhất rất ít, hạng thứ ba cũng không nhiều lắm, chỉ có hạng thứ hai mọi người dễ phạm vào. Do chúng sanh cõi Ta Bà bị vật dục che lấp, vọng niệm khó trừ cho nên mới như thế.

Hiện nay người niệm Phật chân thật khẩn thiết rất ít, cho nên vãng sanh không nhiều. Mọi người ít thấy điềm lành vãng sanh, do đó không tin sâu rộng, trăm dặm có một người. Người trong cả trăm dặm ngàn dặm được vãng sanh này đâu chỉ là phàm phu? Mười năm có một người, năm năm có một người, những người vãng sanh trong mười năm, năm năm này đâu chỉ là kẻ phàm phu? Những người vãng sanh này lẽ nào đều có công hạnh trong ba A tăng kỳ kiếp hay sao? Chẳng qua chỉ là họ có thể dụng tâm chân thật khẩn thiết mà thôi!

Hiện nay người niệm Phật hoặc vì bệnh khổ mà phát tâm; hoặc vì bảo hộ gia đình; hoặc vì hiện tại tiêu trừ tai nạn, kéo dài tuổi thọ; hoặc vì vọng cầu giàu sang ở đời sau, ít có ai vì việc lớn sanh tử mà cầu vãng sanh Tịnh độ. Đó là nói người không phát nguyện cầu vãng sanh. Lại còn có người phát nguyện nhưng không chuyên thiết, nên miệng cũng nói nguyện sanh Tây Phương, trong lòng lại luôn tham đắm vật dục. Tuy ngẫu nhiên phát nguyện cầu sanh nhưng hoàn toàn chẳng thể trọn đời như một ngày, được sanh thì tốt không vãng sanh thì thôi, hoàn toàn chẳng có công phu chi thiết thật, như thế đâu khác gì không phát nguyện.

Than ôi! Chúng sanh trong thế giới ác trược tham quyến phồn hoa, cam tâm sa đọa, chẳng cầu giải thoát, thật không biết phải làm sao?

Người có thiện căn phước đức nhân duyên như vậy, không phải nhiều, không phải nhiều đâu. Đích thực trong ngàn vạn người, hiếm có được một hai người. Đại đa số người học Phật đều là đến chơi, không phải thật. Nếu làm thật họ sẽ không đến. Điều này từ trước khi tôi học với thầy Lý, thầy Lý thường nói, hiện tại những người niệm Phật này, họ đến làm gì? Họ đến tiêu khiển. Ở nhà buồn không biết đi đâu, đến chùa đến đạo tràng để tiêu khiển. Họ không phải thật tu.

Người đến tiêu khiển, chúng ta cứ để họ đến. Tại sao vậy? Để họ trồng chút ít thiện căn. So với đến những chỗ vui chơi khác tiêu khiển vẫn tốt hơn. Chỉ để họ trồng chút ít thiện căn, không nên hy vọng nhiều về họ, đời này có vãng sanh hay không, đó là điều không chắc. Nên người niệm Phật nhiều, nhưng người vãng sanh ít. Chúng ta hiểu rõ những chân tướng sự thật này, thì chúng ta phải tránh. Phải đoạn tận nhưng duyên làm chướng ngại việc vãng sanh, còn duyên thành tựu việc vãng sanh chúng ta phải nắm chặt, mới nhất định được vãng sanh!
 
Trích từ: Báo Cáo Tâm Đắc Và Những Lời Khai Thị Vàng Ngọc
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
2 Kinh Niệm Phật Ba La Mật, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Đọc Tiếp
3 Kinh Niệm Phật Ba La Mật, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
4 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
5 Chánh Hạnh Niệm Phật Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Nguyên Chơn Tải Về
6 Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
7 Niệm Phật Vô Tướng, Cư Sĩ Hạnh Cơ Tải Về
8 Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
9 Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Lược Giảng, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Đọc Tiếp
10 Niệm Phật Luận, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
11 Báo Cáo Tâm Đắc Và Những Lời Khai Thị Vàng Ngọc, Hòa Thượng Thích Tịnh Không Tải Về

Từ Bi Với Bác Ái
Cư Sĩ Uông Trí Biểu

Người Đời Sống Trong Ái Dục
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Ái Dục Là Gốc Của Sinh Tử
Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa

Vấn Đề Lễ Bái
Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan