Trong kinh giáo đại thừa, Phật nói ba nghiệp đều là nói thân, khẩu, ý, nhưng ở bổn kinh này Phật lại nói là khẩu, thân, ý. Đem khẩu nghiệp để thứ nhất, đây là có ý nghĩa đặc biệt. Vì sao? Vì khẩu nghiệp rất dễ dàng phạm. Cho nên khẩu nghiệp có tới bốn điều, còn thân nghiệp chỉ có ba điều, ý nghiệp cũng là ba điều, nhưng khẩu là bốn điều. Chính vì khẩu nghiệp rất dễ dàng phạm nên người học Phật, người niệm Phật, công đức đã niệm đều từ trong miệng lưu xuất ra, nhưng nếu vẫn không thể bao dung, không thể dung nhẫn, ưa thích phê bình, thì niệm Phật cả đời vẫn không thể vãng sanh.

Chúng ta là một mặt niệm Phật, nhưng một mặt lại tiêu mất, vì tạo khẩu nghiệp. Cho nên Phật đem khẩu nghiệp xếp hàng thứ nhất, để đặc biệt răn dạy người niệm Phật, bởi vì đây là thông đạo mau chóng đặc biệt, thông đạo mau chóng thành Phật. Trong mười nghiệp thiện, thứ này quan trọng hơn bất cứ thứ gì “Khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người”, cũng chính là không vọng ngữ, không nói hai chiều, không nói thêu dệt, không nói ác khẩu, phải giữ lấy. Tại sao có thể tạo nghiệp? Đương nhiên ý nghiệp là chủ, bạn khởi tâm động niệm bất thiện, ý nghiệp là tham-sân-si, tự tư, tự lợi. Tham-sân-si-mạn-nghi năm độc đầy đủ, khởi tâm động niệm rất dễ dàng, rất tự nhiên đều là nghĩ đến tổn người lợi mình, vậy thì hỏng rồi, vậy thì tạo nghiệp ba đường ác. Chính mình không hề biết, nên hữu ý hay vô ý ngày ngày đang tạo, không tích lũy được công đức, thời gian niệm Phật ít, thời gian tạo nghiệp dài, sức niệm Phật mỏng yếu, sức mạnh tạo ác hùng hậu, vậy thử hỏi bạn làm sao có thể rời khỏi ba đường ác? Nói ra lời nói hơi khó nghe, bạn làm sao có thể rời khỏi địa ngục? Toàn là tạo nghiệp địa ngục. Kinh nghe có hiểu hay không? Không hề hiểu, vì sao? Biến số nghe chưa đủ. Tại vì sao không đủ? Là vì dùng tâm tán loạn để nghe, dùng tâm tán loạn để niệm Phật, cho nên nghe kinh, niệm Phật không có được hiệu quả.
Oan gia trái chủ họ đến báo thù, họ không để quý vị thoải mái, thân tâm đều chịu khổ. Thân thể mang bệnh hoạn, tâm lý chịu phiền não, lo nghĩ, bức bối, thân tâm không an. Tất cả là oán thân trái chủ tìm đến, không có oán thân trái chủ, làm gì có chuyện đó?

Những chuyện nhỏ này thường xảy ra trong đời thường, tựa hồ không ngày nào thoát khỏi. Chúng ta không tìm ra nguyên nhân, cho rằng thân thể không tốt, tìm thầy thuốc kiểm tra, không vấn đề, rất bình thường, tìm bác sĩ tâm lý cũng không vấn đề gì. Không học Phật không hiểu được, khi học Phật rồi mới hiểu.

Chúng ta ở trong đạo tràng, trong giảng đường, trong Niệm Phật đường, thấy được bao nhiêu người niệm Phật, đang nghe kinh, tinh thần ủ rũ không phấn chấn, thấy họ thế nào? Mệt mỏi, cho thấy họ rất đau khổ, họ không thoải mái, tinh thần không phấn chấn, đều là oán thân trái chủ. Chúng ta hiểu được chân tướng sự thực, quan sát trong đời sống hàng ngày, quý vị sẽ tìm ra câu trả lời, những ai có nhiều oán thân trái chủ, họ sống rất mệt, sống rất khổ sở; Những người nào oán thân trái chủ ít hơn, họ sẽ rất nhẹ nhàng, rất hoạt bát, không thể nhìn nhầm.

Gây nhân duyên nghiệp phỉ báng”, đây là đối bản thân, không phải với người khác. Bản thân quý vị thường có nghiệp miệng, tức gieo giống huỷ báng người khác, hoặc người khác huỷ báng quý vị. Quả báo nghiệp nhân, tự thân phải chịu, không phải tự nhiên mà đến. Sau khi chết rồi đoạ vào địa ngục”, địa ngục ở đây, là những gì đã nói với quí vị phần trước, địa ngục Cắt lưỡi. Nghĩ đến nỗi khổ địa ngục, nghĩ đến nỗi khổ cắt lưỡi, không tạo nghiệp khẩu nữa.
 

Trích từ: Báo Cáo Tâm Đắc Và Những Lời Khai Thị Vàng Ngọc
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 48 Pháp Niệm Phật, Sa Môn Thích Tịnh Lạc Tải Về
2 Kinh Niệm Phật Ba La Mật, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Đọc Tiếp
3 Kinh Niệm Phật Ba La Mật, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
4 Niệm Phật Thành Phật, Hòa Thượng Thích Phước Nhơn Tải Về
5 Chánh Hạnh Niệm Phật Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Nguyên Chơn Tải Về
6 Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh, Thượng Tọa Thích Minh Tuệ Tải Về
7 Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Lược Giảng, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Đọc Tiếp
8 Báo Cáo Tâm Đắc Và Những Lời Khai Thị Vàng Ngọc, Hòa Thượng Thích Tịnh Không Tải Về