Home > Khai Thị Phật Học > Phat-Nhac-Nho-Chung-Ta-Ac-Dao-Dang-So
Phật Nhắc Nhở Chúng Ta Ác Đạo Đáng Sợ
Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Vọng Tây, Việt Dịch


Đó là ba đường ác mà trên Kinh đã nói. Đường ác rất dễ bước vào nhưng rất khó đi ra. Ba đường ác do nguyên nhân nào mà hình thành? Phật nói với chúng ta: “Đường ngạ quỷ là do lòng tham, tâm tham nặng đọa vào đường ngạ quỷ; đường địa ngục là tâm sân hận; đường súc sanh là tâm ngu si”. Tâm ngu si chính là đối với tà-chánh, thật-giả, thiện-ác, lợi-hại đều không rõ ràng, mơ mơ hồ hồ, đó là ngu si. Thế gian này, người tốt người xấu đều không phân biệt rõ ràng, việc tốt việc xấu cũng không tường tận, luôn luôn là làm những việc điên đảo, vậy thì quả báo sẽ ở đường súc sanh. Có một số vị cho rằng đường súc sanh dường như tuổi thọ không quá dài, thì sao không dễ dàng thoát khỏi đường súc sanh chứ? Đường súc sanh có một số loài tuổi thọ không dài, thế nhưng cũng có loài tuổi thọ rất dài. Cho dù tuổi thọ không dài, họ cũng không dễ gì thoát khỏi. Súc sanh ngu si, nó chấp trước cái thân tướng đó chính là nó, sau khi chết vẫn trở lại súc sanh, rất khó đi đến được đường khác để thọ sanh. Việc này thì sẽ rất phiền phức. Thí dụ trên Kinh Phật nói với chúng ta một câu chuyện, năm xưa khi Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, Kỳ Viên Tịnh Xá có một ít công trình đang thi công, Phật xem thấy dưới đất có một ổ kiến liền mỉm cười. Những học trò đi theo bên cạnh Phật liền hỏi: “Vì sao Ngài mỉm cười những con kiến này?”. Phật liền nói: “Đàn kiến này rất ngu si, bảy vị Phật xuất thế mà nó vẫn chưa thoát khỏi thân kiến”. Chúng ta không nói nhiều, chỉ nói một vị Phật xuất thế là ba A Tăng Kỳ kiếp, bảy vị Phật xuất thế là hai mươi mốt A Tăng Kỳ kiếp mà nó vẫn còn làm kiến. Không phải thọ mạng của nó dài đến như vậy, mà khi kiến chết rồi đầu thai lại vẫn làm kiến, đời đời kiếp kiếp làm kiến, không hề nghĩ đến có thể thay đổi một cái thân khác. Đường súc sanh cũng không dễ gì thoát khỏi cái thân súc sanh.

Tuổi thọ của đường ngạ quỷ dài. Trên Kinh Phật nói với chúng ta, một ngày ở trong cõi quỷ là một tháng ở nhân gian chúng ta. Tuổi thọ của cõi quỷ cũng giống như cách tính của nhân gian chúng ta vậy, một năm có ba trăm sáu mươi ngày, mười hai tháng; ba trăm sáu mươi ngày tính là một năm, thế nhưng phải ghi nhớ, một ngày của họ là một tháng của nhân gian chúng ta. Tuổi thọ của ngạ quỷ đoản mạng cũng là một ngàn tuổi, mạng dài thì là đến ngàn ngàn tuổi, có gì đáng sợ hơn không? Bạn đọa vào đường ngạ quỷ thì lúc nào bạn mới có thể ra được? Nếu tính ra cũng phải đến mấy vạn năm sau bạn mới có thể thoát ra được. Những ngày tháng đó thật khốn khổ. Trong cõi quỷ không nhìn thấy mặt trời, trăng, sao, ba ánh sáng này đều không nhìn thấy, bầu trời là một màu tối đen. Mấy ngày chúng ta không nhìn thấy mặt trời thì đã rất khó chịu rồi, nếu bạn ở trong cõi quỷ phải chịu mấy vạn năm không nhìn thấy mặt trời, bạn nói xem những ngày tháng đó có khổ không? Đời sống trong cõi quỷ rất khủng khiếp.

Cho nên ở trong ba đường ác, cõi quỷ gọi là đao đồ, cõi súc sanh gọi là huyết đồ, cõi địa ngục gọi là hỏa đồ. Đường súc sanh gọi là huyết đồ, vì súc sanh không có chết yên, đều là máu chảy, con lớn ăn con nhỏ, ăn nuốt lẫn nhau, hay nói cách khác, đều không thể chết tốt. Việc này chúng ta phải nên biết. Cõi quỷ vì sao gọi là đao đồ? Đao là hình dung thường hay có người đến giết hại họ, thân tâm của họ thường bất an, thường hay sống trong khủng khiếp, ý nghĩa chính là như vậy. Địa ngục gọi là hỏa đồ, vì địa ngục là một biển lửa, thật quá khổ. Tuổi thọ của địa ngục trong Kinh Phật nói không giống nhau, cách nói không giống nhau này tuyệt nhiên không phải Phật nói sai. Cách nói ở trong Kinh này cùng với cách nói trong Kinh kia có sự khác biệt về tuổi thọ rất lớn, bởi vì chủng loại địa ngục không như nhau; có một số tuổi thọ trong địa ngục rất dài; có một số chịu khổ trong địa ngục tương đối nhẹ, nên tuổi thọ tương đối ngắn một chút.

Chúng ta căn cứ trên Kinh đã nói, một ngày ngắn nhất ở trong địa ngục là hai ngàn bảy trăm năm ở nhân gian chúng ta. Đất nước chúng ta ở trên thế giới này được gọi là nước văn minh cổ xưa, chúng ta có lịch sử năm ngàn năm thì so với trong địa ngục vẫn chưa đến hai ngày. Trên Kinh Phật đã nói, một năm ở trong địa ngục cũng là ba trăm sáu mươi ngày. Các vị phải ghi nhớ, một ngày của họ là hơn hai ngàn bảy trăm năm chúng ta. Thọ mạng của họ, yểu mạng cũng là một vạn tuổi, trường thọ thì đến vạn vạn tuổi. Rất là khủng khiếp! Cho nên, mỗi giờ mỗi phút chúng ta nhất định phải đề cao cảnh giác, không nên tạo nghiệp địa ngục, nghiệp của ba đường đều không thể tạo. Vì sao mà đọa lạc vào ba đường? Phật nói cho chúng ta nghe mười ác nghiệp. Mười ác nghiệp nghiêm trọng nhất thì đọa địa ngục, kế đến đọa ngạ quỷ, nhẹ nhất là đến súc sanh. Mười ác nghiệp là:

Thân tạo ra sát sanh, trộm cắp, tà dâm.

Miệng thì nói dối, nói hai chiều, nói thêu dệt, nói ác khẩu. Nói dối là không thành thật, nói sai sự thật; nói hai chiều là khiêu khích thị phi; nói thêu dệt là lời nói ngon ngọt, đều là mê hoặc người, lừa gạt người; nói ác khẩu là lời nói thô lỗ.

Ý nghiệp là tham, sân, si.

Giả như mỗi ngày chúng ta tạo ra mười loại nghiệp này, thân thì sát-đạo-dâm, miệng nói dối, nói hai chiều, nói thêu dệt, ác khẩu, trong lòng tràn đầy tham-sân-si, vậy thì tiền đồ của bạn quyết định đến ba đường ác, không cần đi hỏi người nào nữa! Rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo. Ba đường ác thì đến đường nào vậy? Bạn chính mình phải tỉ mỉ thử nghĩ xem thì cũng biết. Càng nghĩ càng đáng sợ, cho nên chúng ta nhất định không làm việc này. Không những chúng ta không chịu đọa ba đường ác, mà ba đường thiện ở trong sáu cõi chúng ta cũng không cần. Vì sao vậy? Không cứu cánh. Bạn muốn tu phước báo nhân thiên, đời sau được thân người lại hưởng phước, thế nhưng người hưởng phước có rất ít người có đầu óc tỉnh táo, rất ít người không mê hoặc, vậy thì phước của bạn hưởng hết rồi phải làm sao? Thế gian này người có phước báo rất nhiều, chúng ta cũng có lúc có cơ hội gặp được, xem thấy họ vừa hưởng phước vừa tạo tội nghiệp, muốn giúp cho họ mà không thể giúp, vì sao vậy? Khi bạn khuyên họ, họ nghe được mấy câu nói rồi liền nhìn trước nhìn sau, đem lời nói của bạn bỏ ngoài tai, căn bản là không chịu nghe, căn bản là không muốn bạn nói thêm nữa, vậy thì bạn còn cách nào không? Họ vẫn tùy theo tập khí của họ, tùy theo nghiệp chướng của họ mà trải qua đời sống cuồng vọng tham dục, mãi đến đem phước báo của đời quá khứ của họ đã tu được tiêu hao hết sạch, sau đó đi đến ba đường ác để đối chất. Họ chỉ làm những việc như vậy. Chúng ta xem thấy họ thật đáng thương nhưng không cách gì cứu. Cho nên, nhất định phải thường giữ tâm khiếp sợ đường ác.
 
Trích từ: Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Giải Quyển 1

Từ Ngữ Phật Học Trong: Phật Nhắc Nhở Chúng Ta Ác Đạo Đáng Sợ

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Chú Giải Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác, Kim Cang thừa tam muội da giới đệ tử Hoàng Niệm Tổ | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
2.    Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Huyền Luận, Đại Sư Thái Hư | Hòa Thượng Thích Pháp Chánh, Việt Dịch
3.    Đại Thừa Khởi Tín Luận, Mã Minh Bồ Tát | Cố Giáo Sư Cao Hữu Đính, Việt Dịch
4.    Đại Thừa Ngũ Uẩn Luận, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang | Hòa Thượng Thích Như Điển, Việt Dịch
5.    Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận, Hòa Thượng Thích Quảng Độ
6.    Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận, Hòa Thượng Thích Như Điển, Việt Dịch
7.    Địa Tạng Bồ Tát Linh Cảm Ký Tuyển, Đại Lão Hòa Thượng Thích Mộng Tham | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
8.    Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác, Bồ Tát Giới Vận Thành Hạ Liên Cư | Tâm Tịnh, Việt Dịch
9.    Kinh Thần Chú Bát Cát Tường, Khuyết Danh | Thích Nguyên Lộc, Việt Dịch
10.    Luận Khởi Tín Đại Thừa, Mã Minh Bồ Tát | Hòa Thượng Thích Giác Qủa, Việt Dịch
11.    Phật Thuyết A Di Đà Kinh Thiển Thích, Hòa Thượng Thích Tuyên Hóa | Hòa Thượng Thích Minh Cảnh, Việt Dịch
12.    Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký, Cư Sĩ Lưu Thừa Phù | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
13.    Phật Thuyết Đại Thừa Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, Bồ Tát Giới Vận Thành Hạ Liên Cư | Hòa Thượng Thích Minh Cảnh, Việt Dịch
14.    Phật Thuyết Đại Thừa Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Tinh Hoa, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
15.    Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh, Bồ Tát Giới Vận Thành Hạ Liên Cư | Hòa Thượng Thích Đức Niệm, Việt Dịch
16.    Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Giảng Giải Lần Thứ 10, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Vọng Tây, Việt Dịch
17.    Phật Thuyết Đương Lai Biến Kinh Giảng Ký, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
18.    Phật Thuyết Kinh Phạm Võng Phẩm Bồ Tát Tâm Địa, Đời Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập | Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Việt Dịch
19.    Phật Thuyết Kinh Vạn Phật, Nguyên Ngụy Thiên Trúc Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch
20.    Phật Thuyết Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật Kinh Giảng Nghĩa, Pháp Sư Viên Anh | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch