Home > Khai Thị Phật Học
Làm Sao Tu Trì Con Đường Giải Thoát
Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm | Thích Nguyên Thành, Việt Dịch


1. Thế Nào Gọi Là Giải Thoát?

Ý nghĩa “Giải Thoát”, có thể rất rộng, cũng có thể rất hẹp; có thể cao, cũng có thể thấp. Từ định nghĩa căn bản có thể nói, cái gọi là Giải Thoát, chính là giải phóng và thoát ly sự ràng buộc. Đã có ràng buộc thì không có tự do, đã giải thoát ràng buộc thì được tư do. Vì vậy, “Giải Thoát” cũng có nghĩa là tự do.

Nhưng mà tự do là có phạm vi. Người đã tự do là không bị người khác ngăn cản, vì bảo vệ pháp luật có thể đạt được tự do, cho nên tự do không có nghĩa là buông thả. Tự do cũng có mức độ của nó.

Nhu cầu của khuynh hướng tự do, thực tại chính là sự phản kháng của thái độ chủ quan đối với thái độ khách quan. Động lực phản kháng này cũng chính là bản năng của sinh mạng. Bao gồm sự tồn tại bên trong thực vật và động vật. Nếu đã đánh mất đi bản năng của sự phản kháng này thì nhất định không thể sinh tồn.

Ví như sự sinh trưởng của thảo mộc, về sau các thảo mộc đã phản kháng sức hút của địa cầu, mới có thể phát triển từ trên mặt đất hướng đến không gian, động lực này tự mong cầu phát triển, chính là một loại phản kháng đòi hỏi tự do.

Động vật, những loài thú trong vườn động vật, quyết không phải là tự nguyện của chúng. Động vật hoang dã cho đến côn trùng, chúng nó đều có một bản năng tự cầu cuộc sống . Nhất định phải có một năng lực tự vệ để chống cự lại hoàn cảnh. Cho dù là gia súc, cũng không phải không tranh đấu cho sự sinh tồn của chúng nó.

Nhân loại đối với nhu cầu tự do càng thêm mạnh mẽ, càng thêm sâu sắc hơn các động vật khác. Tuy nhiên, do văn hóa và giáo dục đang yêu cầu biểu hiện những phương diện tự do, không giống động vật lộ liễu như vậy. Nhưng mà, giai cấp động vật càng cao thì nhu cầu tự do càng lớn, văn hóa nhân loại càng cao, nhu cầu tự do cũng càng thêm phức tạp.

Tự do của giới sinh vật, chỉ đang mong cầu sự sinh tồn mà thôi. Tự do của giới động vật chỉ mong cầu ham muốn ăn uống đơn giản và thoả mãn ham muốn sinh sản. Người Nguyên Thủy của nhân loại, đại khái yêu cầu tương đối cao hơn động vật cao cấp một bậc. Con người bao giờ cũng vẫn là con người. Con người không phải không có cuộc sống thể xác mà còn có cuộc sống tinh thần. Cho nên dần dần hướng đến sự tiến bộ của thời đại văn minh.

Một người văn minh, khuynh hướng tự do là ham muốn sinh tồn (ăn uống) thể xác, tiến triển đến kéo dài ham muốn (sinh sản) của thể xác, lại phát triển đến ham muốn ổn định tinh thần (bảo hộ của Thần Linh), cuối cùng, cần phát triển đến sự ham muốn tinh thần bất diệt. Cái gọi là tinh thần bất diệt, là dùng đến sự bù đắp sự hối tiếc bất diệt của thể xác. Một người văn minh, khi biết hét lên tiếng kêu “Không tự do chi bằng chết”, đó chính là chỉ tự do của thể xác (sinh tồn) và tự do của tinh thần (tư tưởng), nhưng lại không phải bao gồm tự do tinh thần bất diệt. Người có khả năng yêu cầu tinh thần bất diệt, thì không phải là người bình thường. Nhưng yêu cầu này, quả thật là mỗi người nên có, nếu không thì cuộc đời của con người là những yêu cầu mù quáng, hôn trầm, không có tự giác, không có lí tưởng, và cũng không có tín tâm.

Đương nhiên, yêu cầu tinh thần bất diệt, không phải là yêu cầu tín ngưỡng của tôn giáo. Ví như rất nhiều học giả Vô Tôn Giáo cho đến Phản Tôn Giáo, các vị ấy không tin Thần Thánh, không tin Thượng Đế, cũng không tin Thiên Đường, càng không tin sau khi chết còn có những đồ vật như thế, gọi là linh hồn. Các vị ấy chỉ cho rằng đã tạo ra phước cho nhân loại, tinh thần của các vị ấy sẽ vĩnh viễn tồn tại trong lich sử nhân loại, và mãi mãi hòa nhập vào toàn thể không gian vũ trụ. Điều đó, các vị ấy gọi là đem “Tiểu Ngã” thay đổi vào cái “Đại Ngã”. Kỳ thật, các vị ấy đến từ trong sự đần độn, cũng lại đi vào trong sự đần độn. Nhưng yêu cầu tinh thần bất diệt của tư tưởng này, đòi hỏi cá nhân đột phá thời gian và không gian hiện thực, đòi hỏi giá trị tự do đạt được càng rộng rãi và vững bền. Đó chính là không thể không nhận thức được, cho nên như đem thước đo nới rộng, những điều này thuộc về khuôn mẫu tín ngưỡng của tôn giáo.

Nhưng có thể phổ biến và thích nghi với khuynh hướng tự do của nhân loại, chính là nhu cầu linh hồn bất diệt ( Phật Giáo không cho rằng có một linh hồn cố định, sanh tử của chúng sanh đơn thuần tuân theo sự hợp tan và dẫn dắt của nghiệp). Cuộc sống sau khi chết vẫn tồn tại có một cái “Ngã”, thể xác tuy nhiên đã hủy hoại rồi, nhưng linh hồn vẫn còn tồn tại. Điều này, tín đồ Thần Giáo nói, linh hồn có thể hiến dâng sự kêu gọi ân huệ của Thượng Đế mà đi vào Thiên Đường của Thượng Đế hưởng thụ sự hạnh phúc suốt đời. Theo quan điểm Phật Giáo, thể xác tuy đã chết, nhưng hạt giống nghiệp thiện ác vẫn không tiêu mất, chúng sẽ dìu dắt quá trình sinh tử của chúng ta theo nghiệp lực đi tiếp thọ một cuộc sống khác.

Do đó, theo quan điểm Thần Giáo, bất luận sanh lên trời cũng tốt; theo quan điểm Phật Giáo, luân hồi sinh tử thiện ác cũng tốt, đều là do lời chú giải yêu cầu tinh thần bất diệt của nhân loại mà đạt được hiệu lực. Đây cũng chính là tiền đồ tất nhiên của tư tưởng giải thoát. Nhưng theo giáo lí Phật Giáo: phàm có sự tồn tại một “Bản Ngã”, bất luận là “Tiểu Ngã” hoặc “Đại Ngã”, bất luận trên trời dưới đất, thì phạm vi tự do của các vị ấy sẽ bị hạn chế. Cho nên không gọi là giải thoát cứu cánh. Con đường giải thoát của Phật Giáo, mục dích là giải thoát quan niệm của một “Bản Ngã” mà có thể đạt được tự tại tuyệt đối.

2. Tư Tưởng Giải Thoát của Phật Giáo

Ở trên đã nói qua, giải thoát chính là tự do. Cảnh giới tự do lại có rộng hẹp không bằng nhau, cao thấp không giống nhau. Nhưng phàm có tự do cấp bậc, có tự do sai biệt, đều không phải tự do tuyệt đối, giải thoát cứu cánh, cũng không phải giải thoát theo lời dạy của Đức Phật.

Như vậy, tư tưởng giải thoát của Phật Giáo như thế nào?

Đương nhiên, tư tưởng giải thoát của Phật Giáo không phải ly khai tự do cấp bậc sai biệt, chính là bao hàm tự do cấp bậc sai biệt, lại phá bỏ tự do cấp bậc sai biệt, đó chính là Đại Giải Thoát tuyệt đối, Đại Tự Do tuyệt đối chính là Vô Ngã.

Tư tưởng Vô Ngã, ngoài Phật Giáo, cũng có các Tôn Giáo sử dụng, nhưng Vô Ngã, các vị ấy nói vẫn không phải thoát ly quan niệm cái “Ngã” (tôi), vẫn có một quan niệm hy vọng “Bất Diệt”(sống mãi). Như những Vị Trung Thần Nghĩa Sĩ, những Phụ Nữ Kiên Tinh, những tinh thần Hào Hiệp Hy Sinh. Xác thực là đã quên mất “Tự Ngã”( cái Ngã lợi ích riêng của mình), nhưng các vị ấy không phải ảnh hưởng hành vi của khách quan và hành vi chủ quan ấy đều đã quên cái rỗng không. Cho nên khảo sát từ nơi sâu thẩm, đây không phải là “Vô Ngã” mà là khái niệm mở rộng cái “Ngã”.

Do đó, cũng có người nói, Phật Giáo tuy giảng Vô Ngã nhưng trạng thái Vô Ngã này thực tại từ chữ “Ngã” thấy rõ ràng. Ví như tu thiện thì không đọa vào đường ác, cố nhiên là vì cái Ngã đang dự tính, thậm chí giải thoát cũng là vì giải thoát cái Ngã. Dù thực hành Đạo Bồ Tát cũng là vì cái “Ngã” (Ta) muốn thành Phật. Sau khi thành Phật không có một trăm cái “Không” trống rỗng. Chư Phật sau khi thành Phật vẫn có Quốc Độ của Chư Phật, Pháp Thân, Hóa Thân và Báo Thân của Chư Phật. Cho nên, chứng minh Phật Giáo giảng về “Vô Ngã”, chính là biến đổi rõ ràng cái quan niệm của “Ngã”.

Thực sự, đây giống như tranh luận đúng mà sai. “Vô Ngã” Phật Giáo nhất định không giống như “Vô Ngã” của người thế tục đã nói. Tuy những tư tưởng trong Phật Giáo do trộn lẫn tư tưởng Phạm Thiên Ấn Độ Giáo mà mang sắc thái có cái “Ngã” chơn thật, nhưng tư tưởng căn bản của Phật Giáo lại là tư tưởng tuyệt đối “Vô Ngã”. Phật Giáo giảng giải “Tánh Không”, đây là môn triết học rất cao sâu, từ lập trường “Tánh Không” không phải tìm được sắc thái nhỏ nhất của cái Ngã. Chỉ nói theo quan niệm của Đạo Bồ Tát coi trọng 3 “Thể Không” – đối với vạn vật của Tác Giả, Thọ Giả và Sở Tác Sở Thọ, không tồn tại một chút tâm niệm của công đức. Bởi vì, làm việc thiện cứu độ chúng sanh vẫn là bổn phận của Vị bồ Tát. Không làm giống như thế thì không phải là Vị Bồ Tát. Đã là Vị Bồ Tát thì phải như thế. Nếu như vẫn có một quan niệm của cái “Ngã” để làm đạo Bồ Tát thì Vị ấy không phải là Bồ Tát chơn chính. Thật ra, nền tảng của Phật Giáo lại không phải xa lìa nhân gian, cho nên “Vô Ngã” của Phật Giáo là thăng hoa (nâng cao) cái “Hữu Ngã”của nhân gian. Bởi vì người bình thường hoàn toàn không dám tưởng tượng cảnh giới của “Vô ngã”. Nếu như thật sự đem cảnh giới giải thoát đột nhiên nói với các vị ấy, điều đó sẽ làm cho các vị ấy sợ hãi. Cái “Ngã” ở trong tâm trí của chúng sanh có thể nói là ăn sâu vững chắc không lây động, bỗng nhiên nói ra cái “Vô Ngã”, các vị ấy sẽ cảm giác tìm ra manh mối của cái “Hữu Vô”. Cho nên, trong phương pháp hướng dẫn thế tục, Phật Giáo vẫn còn giảng dạy phương pháp “Hữu Ngã”. Ví như nói, quan niệm nhân quả thiện ác là sự răn dạy quan trọng nhất của Phật Giáo. Nói nhân quả thiện ác thì có quan niệm “Hữu Ngã”. Nhưng tác dụng của việc răn dạy này là dẫn đường vào cảnh giới “Vô Ngã”. Tạo ác đều là tự tư ( chỉ nghĩ đến lợi ích cho riêng mình), cho nên ngoài nghiệp ác ra, trước tiên cần phải bắt đầu từ hành vi nghiệp thiện. Đã làm nhiều nghiệp thiện thì có nhiều hành vi lợi tha( lợi ích cho người khác), tâm lí tư lợi(lợi ích cho chính mình) sẽ dần dần suy giảm đi. Chờ đến lúc buông bỏ tâm lí tự lợi, há không phải là “Vô Ngã” sao? Nếu chỉ buông bỏ cái Ngã của nghiệp ác quả ác mà vẫn ôm lấy cái Ngã của nghiệp thiện quả thiện, đây chính là tự tư biến tướng, đây cũng là sự đầu tư buôn bán chỉ có thể đổi lấy phước báo Nhân Thiên để sinh sống, mà không phải ý nghĩa chủ yếu của Phật Pháp, và cũng không thể có giải thoát.

Mọi người nói, Thánh Nhân Tiểu Thừa là tự lợi, lời nói ấy không sai, nhưng Hành Giả Tiểu Thừa vẫn tự lợi Vô Ngã. Nếu tồn tại có một ý niệm lợi ích của cái Ngã thì vị ấy sẽ không thể chứng đắc Quả Vị A La Hán. Nếu như có cái Ngã thì có phiền não, có phiền não thì có tạo nghiệp sinh tử, đã tạo nghiệp sinh tử thì phải chịu luân hồi trong sinh tử mà không thể được giải thoát. Quả Vị Giải Thoát của Tiểu Thừa là A La Hán, thực chất đều không khác Quả Vị giải thoát của Thất Địa Bồ Tát Đại Thừa, thậm chí Giải Thoát của Đức Phật cũng đều giống nhau. Nhưng Cảnh giới giải thoát Vô Dư Niết Bàn đó được gọi là Tịch Tịnh, thậm chí bị Phật Giáo Đại Thừa khiển trích là người mất thân nhục trí (vì bụi bặm bám đầy thân thể nên làm dơ bẩn đi hạt giống trí tuệ). Bởi vì, đây là một trạng thái Không Tịch, cố nhiên là không còn thấy có trạng thái vật chất, và cũng không thể nói là vẫn có trạng thái tinh thần(nơi không còn chấp có vật chất và tinh thần), đó chính gọi là Không Tính, không phải “Có”, nhưng cũng không phải “Không Có”. Đó chính gọi là cảnh giới an lạc của “Vô Ngã”.

Thực sự, Vô Ngã của Tiểu Thừa chỉ là “Nhân Vô Ngã”, mà chưa tiến vào cảnh giới “Pháp Vô Ngã”. Cũng có thể nói, Thánh Giả Tiểu Thừa có thể dựa vào Phật Pháp tu hành và đã buông bỏ triệt để sự giới hạn của đối lập yêu ghét “Nhân Ngã”, cũng đã buông bỏ giới hạn của đối lập được mất “Vật Ngã”, cho nên có thể đạt được giải thoát tuyệt đối trong thế gian. Đã đoạn trừ buông bỏ cái chấp thủ tướng thế gian, nhưng vẫn cho rằng bản thân tất cả các pháp là thực có, cho nên trong chốc lát đã đi vào cảnh giới giải thoát Vô Dư Niết Bàn. Các vị ấy không thể xuất hiện lại nữa. Giải thoát của Phật Giáo Đại Thừa thậm chí ngay cả Phật Pháp Xuất Thế

Gian cũng phải buông bỏ. Khi đã buông bỏ triệt để Pháp Thế Gian thì là

Đạo giải thoát của Tiểu Thừa, khi đã buông bỏ Đạo Giải Thoát của Xuất Thế Gian thì là Đạo Bồ Tát của Đại Thừa. Bồ Tát không nắm giữ pháp Thế Gian cũng không nắm giữ sự giải thoát, đây chính gọi là Vô Trụ Xứ Niết Bàn ( Niết Bàn không có chỗ trụ). Tuy nhiên không cảm nhận sự yêu ghét được mất của Pháp Thế Gian, nhưng cũng không xa lìa mà vẫn phải ở trong Pháp Thế Gian, đây là nội dung Đạo Bồ Tát mà giáo pháp Đức Phật đã nói. Nó đã bao hàm Đạo Nhơn Thiên và Đạo Giải Thoát. Xa lìa

Đạo Nhơn Thiên thì không phải là Đạo Bồ Tát chơn chính, đó chỉ là Đạo

Giải Thoát của Tiểu Thừa. Đã xa lìa Đạo Giải Thoát cũng không phải là Đạo Bồ Tát chơn chính, đó chỉ là Đạo Nhơn Thiên của Phàm Phu. Chính bởi vì Đạo Bồ Tát không chấp trước Pháp Thế Gian, cũng không xa lìa Pháp Thế Gian, cho nên mới là “Vô Ngã” tuyệt đối.

Giải thoát là buông bỏ toàn bộ Ngã Chấp và Pháp Chấp. Con người sau khi đã buông bỏ Ngã Chấp và Pháp Chấp, mới giải thoát triệt để, mới có thể xây dựng thế gian mà không hề có điều kiện, từ đó mới có thể quảng độ chúng sanh. Cho nên người thực hành đạo Bồ Tát chơn chính không phải nắm giữ một quan niệm công ích để mong cầu thành Phật. Ví như, Ngài Địa Tạng Bồ Tát nói rằng; “Tất cả chúng sanh vẫn còn khổ đau nơi chốn Địa Ngục thì Ngài nguyện không Thành Phật”, Bồ Tát Văn Thù là thầy ba đời của Chư Phật, Phổ Hiền Bồ Tát luôn luôn thực hành 10 Đại Nguyện Vương của Đạo Bồ Tát. Các Ngài là vì cứu độ chúng sanh, vì chúng sanh đều có thể Thành Phật và làm lợi ích Phật Pháp Thế Gian mà thực hành Bồ Tát Đạo, không phải vì tự mình Thành Phật mà thực hành Đạo Bồ Tát. Trong Kinh Đức Phật dạy, Đạo Bồ Tát là nhân tố để thành Phật, vì hướng dẫn người sơ cơ phàm phu mà nói, nhưng đó cũng là chân lí xác thực. Bồ Tát tuy không phải vì mong cầu thành Phật mà hành Đạo Bồ Tát, mà quả vị của Chư Phật đều là do tu trì Đạo Bồ Tát mà chứng được. Nhưng sự vĩ đại của Phật Giáo là do thực chứng “Pháp Vô Ngã”, dù là chân lí Vô Thựợng cũng có thể hoàn toàn buông bỏ, không giống như các trường phái Triết Học và các Thần Giáo khác, không có một chân lí nào có thể tự mình buông bỏ. Nếu các Vị Ấy đem chân lí buông bỏ, tức là họ không còn niềm tin trong Phật pháp. Giáo Pháp Đức Phật rất vĩ đại, cảnh giới tối cao của Phật Giáo là buông bỏ tất cả, nhưng vẫn lại gánh vác tuyệt đối ( không phải chấp thủ); sau khi đã phủ định tất cả, lại theo khẳng định tuyệt đối như thế mà đến.

Từ quan điểm đó, chúng ta có thể nhìn nhận rằng: các Tín Đồ Thần

Giáo, các Nhà Triết Học, từ cách nhìn nhận ban đầu Vô Ngã Của các Vị Ấy là tích cực, vì đã phát minh, truy cầu, hoằng dương, thực hành chân lí mà nổ lực. Nếu nhìn sâu vào thực chất, các Vị Ấy lại là tiêu cực tự lợi, sau khi các vị ấy đã nắm bắt được chân lí tự cho là đúng, thì có ai bằng lòng buông bỏ? Cái “Tiểu Ngã” thay đổi vào cái “Đại Ngã” của các Nhà Triết Học liền đã mất đi ý nghĩa tự do. Đặc biệt là các Tín Đồ Thần Giáo hướng đến sự an lạc của Thiên Đường, lí tưởng đó bằng lòng suốt đời phục vụ cho nhân gian sao?

Phật Giáo, từ cách nhìn ban đầu, dường như là tiêu cực tự lợi, giải thích là hiểu thấu đáo, buông bỏ, giải thoát, chú trọng từ biển khổ này đến xa lìa khổ đau của bờ bên kia, đây há không phải chạy trốn hiện thực sao? Nhưng từ cách nhìn sâu vào thực tế, chỉ có hiểu rõ vô thường hợp tan của Pháp Thế Gian mới có thể thấu hiểu được hư ảo không thực của Vật Ngã bên này bên kia, mới có thể buông bỏ tất cả từ trong vọng chấp Vật Ngã bên này bên kia của cảnh tượng hư ảo mà đạt được giải thoát tuyệt đối. Sau khi đã giải thoát sự ràng buộc của yêu ghét, được mất, thậm chí đối với cảnh giới giải thoát cũng cần phải giải thoát. Cho nên hiểu thấu đáo kết quả của sự buông bỏ chính là đang tích cực cao thượng làm trong sạch thế gian, và vượt qua sự xây dựng thế gian, cứu giúp thế gian không hạn định không gian và thời gian. Đó chính là phẩm chất của Vị Bồ Tát, cũng chính là tinh thần căn bản của Phật Giáo.

3. Công Việc Giải Thoát Của Phật Giáo

Sự xuất hiện của Phật giáo là do cảm hóa thích ứng trong thế gian của đức Thế Tôn, đó chính là làm công việc giải thoát.

Chúng ta được biết, vì đức Phật xuất thân từ dòng dõi Hoàng tộc, nên Sau thời gian đang hưởng thụ dục lạc trong Hoàng Cung, Ngài đã xuất gia, lúc đó 29 tuổi. Vì sao, Ngài phải xuất gia? Vì Ngài đã nhận biết được cảnh sanh, lão, bệnh, tử mà con người đều phải trải qua. Đó chính là nguyên nhân đưa đến khổ đau.

Vì muốn giải thoát những vấn đề đau khổ, Ngài liền quyết chí xuất gia và tìm ra phương pháp lìa khổ bằng cuộc sống tu hành của người xuất gia. Cuối cùng, đức Phật đã chứng ngộ và giải thoát tất cả khổ đau. Phương pháp này nếu giảng giải rộng ra thì không thể nói hết được. Cho nên, nó chỉ tóm tắc trong 4 chữ là “Duyên Sanh Tính Không” mà thôi.

Cái gọi là “Duyên Sanh Tánh Không”, có thể dùng 2 câu để thuyết minh: “Duyên sanh sở sinh pháp, ngã thuyết tức thị không”( Trung Quán Luận). Cũng chính là nói, các hiện tượng sự vật dựa vào nhiều nhân tố mà sản sinh, bản tính xưa nay (vốn có) của các hiện tượng sự vật đều là vô thường, không có thực thể. Như thế thử hỏi: sự hình thành thế giới vũ trụ đến thế giới nhân sinh, vạn sự vạn vật lại có chỗ nào khác nhau mà không phải dựa vào hợp tan của các nhân tố mà xuất hiện? Cho nên, Duyên Sinh Tánh Không mới là chân lí cứu cánh.

Duyên Sinh Tính Không, lại có thể dùng 4 câu để giải thích:

“Thử hữu cố bỉ hữu thử vô cố bỉ vô thử sanh cố bỉ sinh thử diệt cố bỉ diệt” (Kinh A Hàm) Cái này có nên cái kia có cái này không nên cái kia không cái này sanh nên cái kia sanh cái này diệt nên cái kia diệt.

Ý nghĩa 4 câu này nói lên tất cả sự vật hiện tượng trong thế gian, bất luận là thành, trụ, hoại, không của vật lí, hoặc là sanh, lão, bệnh, tử của sinh lí, hoặc là sanh, trụ, dị, diệt của tâm lí; bất luận là tự nhiên, hoặc là do con người tạo ra, phàm có thể trở thành là một hiện tượng, đều là do các nhân duyên (liên quan) tất yếu hợp lại mà hình thành, cho nên gọi là “cái này có nên cái kia có”. Lại do các nhân duyên tan rã mà tiêu diệt, cho nên gọi là “cái này không nên cái kia không”. Tất cả sự vật, từ vũ trụ đến nhân sinh, không có cái gì mà tự nó hình thành nên. Khổ đau của con người là do không hiểu qui luật của Duyên Sanh Tánh Không. Điều có lợi chưa đạt được thì muốn đạt được, điều có lợi đã đạt được thì sợ mất đi. Điều rủi ro đã đến thì sợ nó không đi, điều rủi ro chưa đến thì lại sợ nó sắp đến. Con người đối với con người cũng ôm ấp thái độ như thế. Vì sao? Bởi vì không hiểu rõ ràng bổn lai diện mục của chính mình cũng như sự vật, cho nên toàn bộ cảnh giới ngoại tại và cái Ngã nội tại đối lập với nhau. Tôi có thể là yêu ghét, có không, thích không thích, v.v... Tóm lại, điều đó đang làm nô lệ cho cái “Ngã”. Đây chính là nơi tụ tập của tất cả sự tranh chấp, tội ác, phiền não và khổ đau. Cho nên “cái này (Ngã) sanh nên cái kia (Khổ) sanh”, gọi là “thuần đại khổ tụ tập” ( thuần theo các khổ tập hợp lại). Có thể nhìn thấy, bất luận là tự mình cảm thọ khổ đau, hoặc là làm cho người khác cảm thọ khổ đau, đều là do quấy phá của cái “Ngã”. Nếu như đã nhìn thấy ra qui luật của Duyên Sanh Tánh Không từ trong thân tâm của Vật Ngã và của Danh Lợi Quyền Lực, thì hiểu biết tất cả các pháp đều là giả tạm. Nhưng cần phải biết, tất cả các pháp nhìn từ thể tánh, là duyên sanh mà “Không”, nhìn trong các hiện tượng lại là thực tại, cái thực tại này cố nhiên do quan niệm (hiện trước) của cái “Ngã” mà tồn tại, cũng là do tạo nghiệp ( trước kia) của cái “Ngã” mà đạt được. Do đó, từ quá khứ đến hiện tại, khổ đau đều do tự ngã tạo ra. Nếu đã nhìn thấu cái “Không”, đã buông bỏ cái “Ngã”, đó chính là Vô Ngã, là giải thoát, là cái này diệt nên cái kia diệt, gọi là “ Thuần đại khổ tụ diệt” ( thuần theo các khổ tụ tập mà diệt).

Có thể thấy, con đường giải thoát của Phật Giáo là con đường Diệt Khổ. Cho nên, đức Phật căn cứ nguyên tắc Diệt Khổ này để giáo hóa khắp nơi tại nhiều khu vực 2 bên Sông Hằng, đường xá qua lại vất vả giữa biên giới Ấn Độ. Đồng thời, Ngài tùy trường hợp, đối tượng như thế nào mà phân biệt trình độ sâu cạn, dùng các ngôn ngữ địa phương, dùng các loại thí dụ, nói ra các phương pháp dạy bảo khác nhau. Đối với các Đệ Tử Xuất Gia, Đức Phật nhấn mạnh vào con đường giải thoát trọng yếu của xuất thế. Đối với các Đệ Tử có căn tánh vững vàng, Ngài bèn nói ra con đường Bồ Tát Nhập Thế và Cứu Thế. Đối với người bình thường, Ngài liền nói con đường Nhơn Thiên để làm hòa hợp và vui vẻ cho Thế Tục, lấy con đường Nhơn thiên làm nền tảng để tiến vào con đường giải thoát của Bồ Tát Nhập Thế. Vì vậy, nội dung của Kinh Phật có nhiều sai biệt, có người nói là xuất thế, có người nói là nhập thế; có người nói phương pháp Trị Quốc của Quốc Vưong Đại Thần, có người nói nghĩa vụ trách nhiệm của Cha Mẹ Con Cái; có người nói phục vụ xã hội, có người nói kinh tế gia đình; có người nói đối với con trai, có người nói đối với con gái. Nhưng có một nguyên tắc, đó chính là phát triển rộng rãi chánh pháp, lưu truyền lời dạy từ bi và trí tuệ của Phât Đà (Phương pháp xử thế đúng đắn), giảm bớt khổ đau cho nhân gian do tà ác ngu si phát sinh, tạo thành một xã hội nhân gian hòa hợp vui vẻ, giàu có, an ninh, mỹ mãn. Đây chính là công việc giải thoát của Phật Giáo. Bởi vì, Phật Giáo hy vọng tất cả chúng sanh, đều có thể xuất li sanh tử, nhưng trước mắt vẫn còn chưa độ tận công việc giải thoát cho chúng sanh, vẫn cần tiến hành công việc sinh tử cho chúng sanh. Cho nên, sau khi Đức Phật đã thành Phật, tuy đã giải thoát, nhưng giáo hóa nhân gian của Phật Đà sau khi giải thoát cứu cánh hoàn toàn của Ngài. Nhưng những điều này đều là mục đích và nguyên tắc của sự giải thoát, chứ không phải là phương pháp của sự giải thoát.

4. Phương Pháp Giải Thoát Của Phật Giáo

Nguyên tắc giải thoát là Tánh Không, mục đích giải thoát là Vô Ngã, cho đến cần chứng thực cảnh giới giải thoát chơn chánh, đó nhất định không phải chỉ dựa vào lời nói suông. Chỉ nói đạo lí thì không thể được. Bởi vì, lí luận là một sự việc, thực chứng là một sự việc. Chính xác giống như một bộ sách lịch sử, tuy biên soạn tình hình về sự vật cổ đại, nhưng bản thân lịch sử ghi chép quyết không hẳn là tình hình sự vật cổ đại. Lại ví như danh từ “Quất tử” (trái quít), đó chỉ là một loại trái cây dinh dưỡng phong phú, mọi người yêu thích. Nhưng danh từ “Quất tử”, chỉ có 2 từ, nhất định không phải là trái cây đáng ăn, cho nên thuyết giảng sự giải thoát không khó, nhưng cần thực chứng con đường giải thoát thì không phải dể dàng. Cho nên nhiều người vẫn giảng dạy đạo lí rất thao thao bất tuyệt, hành vi thân tâm của các vị ấy lại chỉ là một bề mặt bên ngoài, đó chính là chỉ biết lí luận để bày bán tri thức mà không có đạt được hiệu nghiệm thực tế công năng hoặc tâm đắc là do thực hành. Như vậy, phương pháp thực chứng của Phật Giáo như thế nào?

Trong Phật Giáo, phương pháp thực hành con đường giải thoát, gọi là “Tu Trì”. Phật Giáo tuyệt đối coi trọng việc tu trì, nếu như không có công phu tu trì thì không thể thực chứng cảnh giới giải thoát. Cuối cùng chìm đắm trong cảnh giới sanh tử mà không thể tự mình làm chủ với sanh tử. Người không thể tự mình làm chủ với sanh tử, cho dù học Phật, cho dù xuất gia, cho dù tự cho mình là đúng để thực hành con đường Bồ Tát, đó cũng chỉ là một vài chủng tử của giải thoát, mong chờ sự hoàn thiện trong vị lai. Thân phận hiện tiền hoàn toàn vẫn là phàm phu, đã là phàm phu thì không phải là Bồ Tát chơn chánh, tuy thực hành con đường Bồ Tát cũng thuộc về nghiệp Nhơn Thiên. Cho nên Thái Hư Đại Sư từng nói: “Bất chứng tổ vị, bất năng chơn chánh đích hoằng dương Đại Thừa” (không chứng Tổ Vị, không có thể chơn chánh hoằng dương giáo pháp Đại Thừa). Cái gọi là Tổ Vị, đó là người có lục căn thanh tịnh, tức là Bậc Dự Lưu bắt đầu vào Thánh Vị Bồ Tát. Từ đó có thể thấy, người học Phật nếu như không coi trọng việc tu trì, không mong cầu giải thoát, chỉ thu nhặt một vài kiến thức trung gian của Cổ Thánh Tiền Nhân trong ngôn ngữ văn chương, coi là khoe khoang vốn liếng kiến thức, điều đó cũng không có Ý nghĩa.

Nói đến phương pháp tu trì con đường giải thoát, có rất nhiều phương pháp. Như Kinh Hoa Nghiêm, nhiều Vị Bồ Tát có nhiều loại phương pháp giải thoát khác nhau. Vị Đại Bồ Tát Văn Thù và Đại Bồ Tát Thế Chí đã từng trãi qua vô lượng vô số phương pháp tu hành đạo giải thoát. Nhưng tu trì con đường giải thoát, chỉ có một nguyên tắc cao cả nhất, đó chính là ba con đường lớn của Giới, Định, Tuệ. Từ ba con đường lớn này liền có thể tiến vào cảnh giới giải thoát, mà không chịu sự ràng buộc của sinh tử, cho nên gọi là “Tam Vô lậu Học”. Lậu, là phiền não sinh tử, là cái lỗ nước rò rỉ của chiếc thuyền Đại Giải Thoát.

Bây giờ, chúng ta tìm hiểu sự tu hành Tam Vô Lậu Học.

1. Tu Giới:

Giới là những giáo điều do đức Phật chế định cho hàng đệ tử, được tóm tắc trong bài “Thất Phật Thông Giới Kệ ”(Bài kệ khuyên răn tinh thông về giới của Bảy Vị Phật):

“Chư ác mạc tác,

Chúng thiện phụng hành, Tự tịnh kì Ý,

Thị chư Phật giáo”.

“Không làm những điều ác,

Nên làm những điều lành, Giữ Ý mình thanh tịnh,

Đó là lời dạy của Chư Phật”.

Đây là lời dạy của 7 Vị Phật trong quá khứ gần đây. Đối với các Đệ Tử, đó là giới luật rất thông dụng. Nếu như chúng ta xác thực đã làm được những yêu cầu như thế, liền trở thành một vị Phật Tử thanh tịnh, chuẩn mực. Sự thật, bài kệ trên, một đứa trẻ 3 tuổi đều có thể nói được, nhưng một Ông Già 80 tuổi cũng không dể thực hành hoàn hảo được. Lời nói đơn giản đó đã ẩn chứa những yêu cầu một cách nghiêm khắc, một người phàm phu hoàn toàn có thể làm được sao?

Do vậy, lời giáo huấn của Đức Thế Tôn, Giới được phân chia từng bậc đẳng cấp, đó chính là những Giới Luật thông dụng như 5 Giới, 8 Giới, Thập Thiện của Phật Tử Tại Gia, còn như Giới Sa Di, Giới Cụ Túc của Người Xuất Gia, và Giới Bồ Tát nhập thế cứu thế. Nội dung của các Giới này, nguyên văn bài viết rất giới hạn, không thể giới thiệu rộng rãi.

Ở đây, chỉ có thể giới thiệu phổ thông của Ngũ Giới Thập Thiện. Sự thật, Ngũ Giới Thập Thiện (năm giới và mười điều thiện) là nền tảng căn bản của tất cả các giới. Có thể giữ tốt Ngũ Giới Thập Thiên thì những giới khác cũng dể dàng giữ được. Cái gọi Ngũ Giới thập Thiện thì Ngũ Giới cũng chính ở trong mười điều thiện, đã hiểu rõ 10 điều thiện thì sẽ hiểu rõ năm giới. Nội dung của Thập Thiện chia thành 3 loại:

(1). Thân Nghiệp có 3 loại: không sát sanh, không trộm cắp và không tà dâm.

(2). Khẩu Nghiệp có 4 loại: không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời hung ác, không nói lời thêu dệt và không nói dối.

(3). Ý Nghiệp có 3 loại: không tham dục, không sân nhuế và không tà kiến.

Tu tập tốt 10 điều thiện, thì gọi là Tam Nghiệp Thanh Tịnh. Nếu như 3 loại hành vi của thân, khẩu, Ý không có thể dẫn dắt vào nề nếp thì không thể đạt được thanh tịnh. Điều đó không thể nói đến tu trì giải thoát, chính ngay cả một nhân cách tối thiểu cũng không thể làm được. Cho nên pháp môn tu trì của Phật Giáo là lấy việc trì giới ( giữ giới) làm nền tảng căn bản cho tất cả pháp môn. Giới không thể giữ gìn được thanh tịnh, điều đó cũng không có liên quan, dần dần hành trì lâu dài và đã có thói quen tự nhiên sẽ đạt được thanh tịnh. Nếu cho rằng trì giới mà lại không thọ giới, thậm chí phản đối trì giới, những điều đó không thể chấp nhận được.

Trong 10 điều thiện, Nghiệp Ý kết hợp Giới Uống Rượu, 2 loại thân khẩu đằng trước kết hợp với 4 Giới trước của Sát, Trộm, Dâm và Vọng, liền là phạm vi của 5 giới. Phạm giới lấy hành vi đã thành sự thật làm chủ, cho nên chỉ có Ý niệm phạm giới, không thành chánh tội. Nhưng trong Thập Thiện, Ý Nghiệp lại là năng lực mạnh mẽ phân phối. Do đó, tinh thần trì giới của Phật Giáo coi trọng sự nảy sinh Ý niệm trong nội tâm, không coi trọng kiên tinh của thể xác. Ví như gặp người cưỡng hiếp mà không chịu dâm lạc thì không phải là phạm giới. Đặc biệt là điều “Tà Kiến”, đó là kẻ cầm đầu gây tội ác của Thập Thiện. Cái gọi là Tà kiến, chính là không có tin nhân quả thiện ác. Nếu như người không có tin nhân quả thiện ác thì người ấy không thể học Phật. Không tin nhân quả, chưa phải là người ác, thậm chí cũng có thể là người thiện. Nhưng mà người ác nhất chắc chắn là người không tin nhân quả. Người không tin nhân quả thì không phải suy nghĩ đến vấn đề nghiệp Báo vị lai. Vấn đề Nghiệp Báo tuy thuộc về phạm vi tầm thường của sự lợi ích chung, nhưng chúng xác thực tồn tại, và có sự ức chế tác dụng tội ác và khuyến khích tác dụng làm thiện. Đã phủ định quan niệm Nghiệp Báo, đại dâm là đại ác thì cũng có thể làm gì tùy ý. Cho nên, người chỉ có lòng tin sâu vào nhân quả, mới có thể trì giới được thanh tịnh, mới có thể giữ tâm được yên ổn.

Trì giới thanh tịnh, giữ tâm yên ổn, sau đó mới có thể nói đến công phu của việc học định. Cho nên Thái Hư Đại Sư từng nói: “Giới vi Tam Thừa cộng cơ” (Giới là nền tảng chung của Tam Thừa). Tin Phật học

Phật, nếu như xem nhẹ việc giữ giới thì người ấy không thể học được Phật Pháp. Cho dù trì chú, tu tập định có thể cảm thông thần quỉ, đó cũng chỉ là Tà Thuyết mà thôi.

2. Tu Định:

Định, cũng chính là Thiền Định. Nếu như nói Giới là làm điều thiện xa lìa điều ác, Định chính là thu nhiếp của tâm. Vì vậy danh xưng của Thiền Định gọi là Thiền Na (Tịnh Lự hoặc Tư Duy Tu), lại gọi là Tam Muội (Đẳng Trì). Tóm lại, trạng thái của tâm không tán loạn mà trụ vào một chỗ, chính là Thiền Định.

Tu tập hành trì Thiền Định, có thể nói là yêu cầu chung của tất cả Tôn Giáo. Muốn được hưởng sự nổi bật của Tôn Giáo trong phương diện thân tâm, phương pháp tốt nhất cũng chỉ có tu tập Thiền Định. Phật Giáo gọi các Tôn Giáo ở Ấn Độ là Ngoại Đạo, nhưng những Vị Tu Sĩ của các Tôn Giáo đó đều có những kinh nghiệm về Thiền Định. Theo Kinh Phật ghi chép, Ấn Độ có nhiều Nhà Ngoại Đạo có thể đạt đến cảnh giới cao nhất của Định Tứ Không Xứ Định của Vô Sắc Giới. Ở Trung Quốc, Thái Hư Đại Sư mô phỏng nói: “Tại Trung Quốc thư thượng chỉ Lão Tử thủy hữu thử cảnh (Học Phật Khái Luận)”( Ở Trung Quốc, chỉ sách Lão Tử mới có cảnh giới này(Thiền)). Ở Tây Phương, Tín Đồ Cơ Đốc Giáo tuy nhiên không có phương pháp Ngồi Thiền, nhưng trong lời cầu nguyện của các vị ấy, luôn luôn có thể đạt được những kinh nghiệm huyền bí, đó cũng chỉ coi là một loại Thiền Định. Cho nên có người nói, nếu Tín Đồ Phật Giáo rời khỏi Thiền Định, hoặc là Tín Đồ Cơ Đốc Giáo rời khỏi sự cầu nguyện, thì không thể đạt đến lợi ích của Tôn Giáo. Điều này, tuy chưa phải là chân lí tuyệt đối, nhưng cũng không phải không có đạo lí. Do đó có thể nói Thiền Định có giá trị quan trọng đối với Tôn Giáo.

Bởi vì tác dụng của Thiền Định, về phương diện tiêu cực có thể kiềm chế sự dâng trào của Ngã Chấp Ngã Dục( chấp cái tôi và ham muốn của chính mình); về phương diện tích cực, lại có thể mở rộng thế giới trong cuộc sống tinh thần của chúng ta. Thiền Định đã thu nhiếp được tâm tán loạn, cho nên có thể đề phòng sự lan tràn của Vật Dục (ham muốn hưởng thụ vật chất), thậm chí loại bỏ Dục Niệm (Ý nghĩ ham muốn) mà tiến vào trạng thái Vô Dục (không ham muốn). Tu Thiền Định cần phải xa lìa dục vọng. Cho nên trong Tam Giới(Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới), cõi Trời Dục Giới là chỉ Phước Báo mà không phải là Thiền Định, Cõi Trời Sắc Giới sau khi xa lìa dục vọng mới là giai đoạn đầu của Cõi Thiền( Thiền Thiên). Do đó, muốn chứng được Vô Ngã, đầu tiên phải xa lìa dục vọng.Muốn xa lìa dục vọng, điều tốt nhất là phải tu Định. Thiền Định đã có thể xa lìa ham muốn, sau khi xa lìa ham muốn, lĩnh vực tinh thần tự nhiên là một lĩnh vưc tự do.

Cảnh giới Thiền có rất nhiều loại. Thông thường có thể nói là 9 thứ Thiền, từ Định Sắc Giới của Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ

Thiền, trãi qua Tứ Không Định của Vô Sắc Giới, tiến vào Diệt Thọ Tưởng Định (cũng gọi là Diệt Tận Định), mới là cảnh giới giải thoát, mới là cảnh giới A La Hán. Bởi vì, Ngoại Đạo chỉ biết Tu Định, mà không biết Vô Ngã của Tánh Không. Cho nên tuy đạt đến Định Thứ 8, tất cả vật chất và vọng niệm đều là “Không”, cái từ “Ngã”cũng còn không có cái “Không”, do đó không thể ra khỏi sinh tử của Tam Giới. Khi năng lực Định của các vị ấy thối thất(rời khỏi và mất đi), lúc đó từ trong cái Định hiện ra, lại quay về cái vòng xoay của sinh tử!

Tu Thiền Định không phải là việc đơn giản. Nếu thấy biết không chính xác thì ý niệm thích hợp xen lẫn vào nhau. Ví như cầu sinh Thiên Đường, người tu Thiền Định chấp trước những thành phần tín ngưỡng có tình cảm, ghét cái này thích cái kia, thì năng lực Định của người ấy sẽ khiến cho người ấy sanh Thiên, làm cho người ấy say mê trong Định Lạc mà không hy vọng giải thoát sinh tử. Như thế không phải hy vọng Thiền Định của Phật Giáo. Thông thường gọi là “Trước Quỉ”(bị ma quỉ ám), lại đợi một loại Quỉ xuất hiện, đó luôn luôn là ảo cảnh. Cho đó là Thần Tích, cho là Chứng Quả. Trong Định có thể xuất hiện 2 loại hiện tượng Ảo Cảnh và Định Cảnh. Nhưng Ảo Cảnh và Định Cảnh, Ý nghĩa không giống nhau. Nảy sinh từ trong vọng niệm không thanh tịnh là Ảo Cảnh. Những người này hệ thống thần kinh không có bình thường. Ảo Cảnh của các vị ấy thấy dễ dàng phát hiện, cảnh vật suy nghĩ của các vị ấy đều giống nhau, đó chỉ là tăng thêm sự thay đổi thần kì mà thôi. Kỳ thật, đây là sự phản ảnh trong tâm vọng niệm của các vị ấy. Khi chưa thực tập Thiền Định, tâm tánh tán loạn, cho nên không dễ phát giác, một chốc lát tâm hơi yên tĩnh, có một vọng niệm nhỏ bé xen vào thì sẽ thừa cơ hội hiển hiện ra, dưới trạng thái thiếu năng lực tự kiểm điểm thì sẽ cho đó là một Thần Tích (dấu vết của vị Thần). Đây là một loại Thiền Định rất nguy hiểm. Nếu như sự hướng dẫn và uốn nắn không được chính xác, sẽ dễ dàng trở thành một người bị bệnh thần kinh . Đó là điều đau buồn!

Cảnh Giới Định là tập trung tâm niệm vào một điểm, thay đổi rộng khắp thành một vùng, rộng lớn thành một đoàn, tâm lực tập trung không tán loạn, dung hợp ngoại cảnh trở thành nội cảnh tự tâm. Bởi thế tùy theo năng lực định sâu cạn, có thể mở rộng năng lực định và cảm ứng, những kinh nghiệm đạt được trong đó chính là Cảnh Giới Định. Thần Thông là tác dụng hóa hiện của năng lực Định và tác dụng của năng lực cảm ứng. Nhưng Cảnh Giới Định không được phép phân biệt, chỉ có thể thấu hiểu mà không có thể diển tả hết được. Cho dù nói ra thì nó cũng biến dạng, hoặc chỉ là Cảnh Giới Ảo Mộng. Nếu như Cảnh Giới Định mà có tác dụng của hiện tượng, thì đó đã là năng lực định do Thần Thông sinh ra.

Có nhiều phương pháp Tu Định, qui nạp chúng lại không ngoài sự hài hòa và sự tu tập của “Thiền Chỉ” và “Thiền Quán”. “Chỉ” là chỗ dựa, am định, tịnh chỉ của tâm. “Quán” căn cứ yêu cầu của “Chỉ” mà tư duy. Nếu chỉ có “Chỉ” mà không có “Quán” thì sẽ dễ bị hôn trầm, nếu chỉ có “Quán” mà không có “Chỉ” thì dễ khởi tâm tán loạn. Do vậy cần chủ trương “Quân Bình Chỉ Quán” mới có thể sản sinh sự lợi ích sinh động của Thiền, mới có thể tiến vào khu vực của Cảnh Giới Định.

Thiền Lâm Trung Quốc có một câu nói nổi tiếng: “Niệm Phật Thị

Thùy?”(Niệm Phật là ai?). Thông thường là công phu nhập môn của Thiền Định. Công phu Thiền Định, cố nhiên phải lấy Tĩnh Tọa (Ngồi yên lặng) làm nền tảng. Đạt được cảnh giới Định lại không nhất thiết hoàn toàn dựa vào Tĩnh Tọa. Cho nên không gọi là Tọa Thiền, mà gọi là Tham Thiền. Từ “Tham”này chính là công phu của chữ “Quán”. Tham(tìm hiểu)

“Niệm Phật Thị Thùy” chính là Quán(quán sat) “Niệm Phật Kiến Thùy”(Niệm Phật thấy ai). Vì thế trường hợp Thiêsn Thai Tông tu trì không gọi là Thiền Đường, mà gọi là Quán Đường. Chùa Quan Tông ở Triết Giang, chính là thực hành những phương pháp này. Niệm Phật là dùng tâm để Niệm Phật. Dùng tâm của ai Niệm Phật? Tôi Niệm Phật đương nhiên là tôi đang dùng cái tâm của tôi niệm.Thời cơ quyết định quan trọng nhất chính là ở trên bề mặt chữ “Tôi” này, và gom lại nói thẳng vấn đề mà hỏi: “Tôi ở đâu?” tứ chi thể xác là tôi? Ngũ tạng lục phủ là tôi? Hô hấp là tôi? Tinh thần là tôi? Tìm xem, bản thân của Tôi cuối cùng ở đâu? Tìm được cái gần nhất, cuối cùng không thể đạt được. Tôi đã tìm không được, vọng tâm cũng đứng yên. Khi tâm vừa dừng lại liền đạt được thân tâm nhẹ nhàng an lạc, rời khỏi cảnh giới Định thì sẽ không có xa lắm. Nhưng tâm bình thường ngưng lại chưa phải là nhập định. Nếu công phu chưa đạt đến đỉnh cao, tâm phân biệt tán loạn vừa dừng lại thì sẽ dần dần vào trạng thái hôn trầm. Đó không phải là Định mà là ủ rũ, là buồn rầu. Định không phải là hôn trầm, định là siêng năng không mệt mỏi giữ gìn cái tâm trống rỗng trong sáng. Do đó, sau khi tâm đã ngừng lại, hôn trầm đến, lại lập tức khởi lên quán chiếu tư duy. Như thế lại tiếp tục nói “Niệm Phật là ai?” . Công phu đã thuần thục thì tự nhiên sẽ dẫn vào tâm định.

Còn có một công án: Đại Sư Huệ Năng, Lục Tổ của Thiền Tông

Trung Quốc, Ngài dạy Huệ Minh tham thiền, đưa ra công án: “Không Nghĩ Thiện, Không Nghĩ Ác”. Đúng với thời đó, đây là công khai vào chỗ bản lai diện mục?” Cũng có thể nói, khi trong lòng không nghĩ thiện cũng không nghĩ ác, cũng chính là sự hiện rõ của tự tánh bổn lai. Thử hỏi: chúng ta đã rời khỏi tất cả tâm niệm tư duy của thiện ác, đó không phải là định cảnh của sự trống rỗng trong sáng sao? Ấy cũng chính là hiện rõ một cảnh giới Vô Ngã. Cho nên, Thiền Tông dạy mọi người tham thiền, còn có một câu dạy bảo là “Li Tâm, Ý, Thức”. Không dựa vào tâm thể, không mượn Ý nghĩa, không cần nhận biết, ngay lúc đó, đâu có thể tồn tại cái gì trong bộ não của chúng ta? Những phương pháp này đều là Đốn Ngộ, là phương pháp Trực Hạ Chỉ Qui, nhằm vào phương pháp quân bình Chỉ Quán, lại càng trực tiếp một bước, cũng càng cao sâu một bước, (这些都是顿悟的方法, 是直下指归的方法, 比起止观均等的方法, 又更直了一层, 也更高深了一层, , 这在普通的人, 在短时间内, 恐怕是用不上力的. 所以用止观的方法, 是比较安全的.)đó là ở người bình thường, trong thời gian ngắn, e rằng không dùng hết sức lực. Cho nên, sử dụng phương pháp Chỉ Quán tương đối an toàn.

Phương pháp Thiền Quán còn có rất nhiều loại, căn cứ Thiền Sư Mật Tông Đời Đường tổng cộng có 5 loại Thiền: Ngoại Đạo Thiền, Phàm Phu Thiền, Tiểu Thừa Thiền, Đại thừa Thiền, và Như Lai Thiền. Nội dung của các loại Thiền không phải giới thiệu nguyên bản văn. Đại khái nói, Thiền Tông Trung Quốc là tu theo Như Lai Thiền, là một loại công phu hiện ra như thật dẫn đến định, lại dung hợp Thiền Định vào trong cuộc sống thực tế, cho nên trong Kinh Nói “Như Lai thường tại định, vô hữu bất định thời(Như Lai thường ở trong định, chưa lúc nào rời khỏi định). Thiền Sư Trung Quốc lại nói: “Cơ lai khất phạn khốn lai miên(Đói đến thì ăn, mệt thì ngủ), đều là biểu hiện của Thiền Định. Điều đó cũng khiến cho Tiểu Thừa Thiền phải ngồi im giữ tịnh, toàn bộ đã hiện ra như thật. Nhưng đây cũng là tệ nạn phổ biến. Bởi vì Như Lai Thiền tuy có thể hòa mình vào cuộc sống thực tế, nếu không phải người căn cơ tối thượng thì dùng không hết lực được. Thử hỏi: có mấy người làm được tâm “thường ở trong định”? Định là thu nhiếp tâm tán loạn, không chịu sự tác động mê hoặc của ngoại cảnh . Ai có thể làm được như thế? Nhìn thấy sắc đẹp, ngửi mùi thơm, nghe âm thanh, cho đến tiếp xúc với phiền não…vv, tâm có giao động không? Như vậy, sự công phu tu dưỡng của Thiền Định không phải là dễ. Nếu như chỉ nói suông với mấy công án Thiền Tông, đó có thể coi là Tu Thiền sao? Phương pháp tu Thiền Định an toàn vẫn là bắt đầu từ phương diện Chỉ Quán và Tĩnh Tọa.

Tĩnh Tọa, không phải là Tu Định. Tu Định tốt nhất là mọ i người đã có tu dưỡng Thiền Định, trực tiếp truyền thọ, nếu không thì dễ xảy ra lạc Thiền. Ví như, Quán Bất Tịnh, Quán Từ Bi, Quán Nhân Duyên, Quán Uẩn Xứ Giới, Quán Sổ Tức, đây là Ngũ Đình Tâm Quán của Tiểu Thừa, đăc biệt là coi trọng Quán Bất Tịnh và Quán Sổ Tức. Những phương pháp quán này thông dụng ở đất nước Nam Truyền như Thái Lan…và các nước Châu Mỹ hiện nay, đều tu tập dưới sự hướng dẫn của Quí Thầy. Học trong văn tự sách vở, điều đó không đáng tin.

Người Tu Định, tốt nhất bắt đầu Tĩnh Tọa (Ngồi yên lặng). Tĩnh Tọa có ba việc cần chú Ý:

(1). hoàn cảnh tịch tĩnh.

(2). tâm cảnh bình tĩnh.

(3). một tư thế ngồi ổn định.

Bất luận ngồi hàng ma (chân phải lên trước chân trái lên sau ), ngồi kiết già (chân trái bắt lên trước chân phải bắt lên sau), ngồi bán già (Bắt chân lên một chân hay chân trên chân dưới), đều có thể được. Chủ yếu là thăng bằng trọng tâm của cơ thể, giữ gìn không cho ngã. Nếu người lớn tuổi ngồi xếp bằng không được cũng có thể để 2 chân thả lỏng xuống đất (Ngồi buông lỏng 2 chân). Nhưng cách ngồi đó không thể ngồi lâu được, vừa ngồi thì sắp ngã nhào, lại do tuần hoàn máu ngăn cản sẽ khiến cho tư thế ngồi phát sinh hậu quả không tốt. Còn tầm nhìn của đôi mắt, tốt nhất cần phải tập trung vào một điểm, trước chỗ ngồi khoảng 2m đến 3m, không chú Ý nó, cũng không buông bỏ nó. Nếu không, không rơi vào hôn trầm thì tâm sẽ bị tán loạn. Nếu mở mắt không thích hợp, cũng có thể tạm thời nhắm mắt, sau lại mở nhẹ nhẹ ra.

Nếu như không có Bậc Thiền Sư Cao Minh hướng dẫn thì dựa theo những phương pháp “Chỉ Quán” đã nói ở trên cũng có thể thực hành. Nhưng cần chú Ý: nhất thiết không phải hy vọng cầu được Thần Tích gì từ trong công phu tu định. Nếu như trước vẫn còn giữ lại những tạp niệm trong tâm, sau khi tu trì, nhất định sẽ hiện ra sự nhầm lẫn. Nếu không còn giữ những tạp niệm cũng có lúc ảo cảnh hiện ra, đó cần phải đề cao cảnh giác, lập tức hồi tâm phản chiếu, quán sát ta đang ở đâu? Lúc đó, cái Ta cũng tìm không được, ảo cảnh tự nhiên biến mất.Hoặc là đối với các loại ảo cảnh vui vẻ, sợ hãi cũng có thể xuất hiện, nhắm mắt làm ngơ, cái gọi là chê trách không trách, cái trách đó tự mất đi. Tất cả điều đó, chớ cho là linh nghiệm, cũng đừng sợ nó là quỉ chướng.

Có vài người, nếu không có thói quen Tĩnh Tọa, tâm Ý thường tán loạn, không có yên tĩnh, thì tu các pháp môn Lễ Bái, Tụng Kinh, Sám Hối, Trì Danh Hiệu Đức Phật. Đây là dựa vào tha lực của Phật Bồ Tát, dìu dắt hướng dẫn tự lực vốn có của chúng ta, lựa chọn ổn định một pháp môn, hoặc lựa chọn ổn định các pháp môn có tính chất liên quan với nhau. Ví như tu Cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà, nên Lễ Bái Tượng Phật A Di Đà, tụng Tịnh Độ Kinh Luận, niệm Thánh Hiệu A Di Đà, quán sát các Cõi Trang Nghiêm của thế giới Cực Lạc Tây Phương, đây là những pháp môn có tính chất liên quan với nhau. Chỉ cần chân thành thiết tha tu trì lâu dài, thì sẽ dần dần tiến vào cảnh giới tốt đẹp, đây cũng là pháp môn rất tiện lợi để Tu Định, và từ trong sự lây động mà giữ được định. Ví như trong Kinh A Di Đà Phật, Pháp Môn Niệm Phật cũng cần được nhất tâm bất loạn, đó cũng chính là một loại Pháp Môn Tu Định.

Tu trì, điều quan trọng nhất là tín tâm, lòng thành kính, quyết tâm, hằng tâm (bền lòng). Niềm tin quyết một lòng, tôn trọng thành kính qui mạng, thực hành dũng cảm tiến lên, tu trì bền vững không mệt. Không phải chần chừ do dự, không phải vội vả cầu mong hiệu quả, mỗi ngày qui định thời gian, bình tĩnh tu trì, tất nhiên sẽ có hiệu quả. Cho dù, tu tập lâu dài không có hiệu nghiệm, đó là công phu chưa thành thạo, chớ không phải Phật Pháp không linh nghiệm. Đến đây, tôi thuận tiện đề xướng là: hiện nay những khóa tụng của các Tự Viện nói chung đáng được kiểm điểm, đó là hình thức xướng niệm của pháp môn tu trì mà không phải là sự đào luyện và tu dưỡng nội tâm.

3. Tu Tuệ:

Tuệ có ý nghĩa là trí sáng suốt biết nhìn xa. Mục đích tu trì Phật Pháp là cầu mong đạt được giải thoát. Nếu như chỉ tu Giới Định mà không tu Trí Tuệ, vẫn không được giải thoát. Tác dụng của Giới giống như liều thuốc trị bệnh; tác dụng của Định giống như liều thuốc bổ ích; tác dụng của Tuệ giống như trí tuệ hướng dẫn vào cuộc sống. Đã trị được bệnh tật, đã được thân thể mạnh khỏe, còn có được lí trí của Bậc Siêu Nhân, mới có thể làm được việc vĩ đại. Cho nên, công năng hữu dụng của Tuệ càng sâu rộng hơn Giới, Định.

Thậm chí, sự nẩy sinh của Tuệ cũng có liên quan với Giới, Định. Thông thường là do Giới sinh Định, do Định phát sinh ra Tuệ. Tuệ lại chuyển qua phía trước chỉ dẫn giữ Giới, chỉ dẫn tu Định, thì như thế đã hình thành liên hoàn trạng thái hình xoắn ốc mà hướng đến tiến bước mạnh mẽ con đường giải thoát. Nếu chỉ tu Giới Định, mà không tu Tuệ thì đó chỉ là tu mù, không nắm được nội dung chủ yếu của sự giải thoát.

Nhưng sự trưởng thành của Tuệ không nhất định phải dựa vào sự bồi dưỡng của Giới Định, cho nên thông thường nguồn gốc của Tuệ chia làm thành 4 loại: Văn Tuệ, Tư Tuệ, Tu Tuệ, và Chứng Tuệ. Nghe giáo pháp (bao gồm xem, đọc) mà đạt được trí tuệ, goi là Văn Tuệ. Tăng thêm sự tư duy tự tâm mà sau đó có chỗ chứng đắc của tâm, gọi là Tư Tuệ. Lại đem tâm chứng đắc của chính mình từ sự việc hiện thực bước vào thực tế, tâm đạt được chỗ chứng đắc của thực triễn, gọi là Tu Tuệ. Nếu tự mình thể nghiệm được bổn lai diện mục của tâm, thì gọi là Chứng Tuệ. Nhưng tôi cần chỉ rõ ràng 4 Tuệ này, ngoài Văn Tuệ ra, còn 3 Tuệ khác đều có liên quan với Giới Định, đặc biệt là liên quan đến Thiền Định. Do vậy chứng đắc con đường giải thoát không có sự tác dụng 3 môn học với nhau thì điều đó không thể chứng đắc được. Tuy nhiên, một số người có trí tuệ cao siêu, không cần trãi qua quá trình tu tập Thiền Định, chì cần nói ra một lời liền được chứng ngộ. Thực tế, sự giải thoát đó vẫn cần có một năng lực tác dụng và thúc đẩy đến thành công của Định, nhưng năng lực tác dụng dẫn đến thành công rất nhanh chóng đó gọi là điện chớp sáng của Định. Từ đó có thể thấy, chúng ta cũng không cần phải phê bình người không tu Thiền Định thì khác nào không có tu trì. Đã nói qua ở phía trên, “Như Lai chưa lúc nào rời khỏi Định”, Thiền Định thâm sâu chân chính nhất định không giới hạn Tĩnh Tọa, Đại Định trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói cũng chính là như thế.

4. Ai Nên Tu Trì Con Đường Giải Thoát?

Ở Trung Quốc, xưa nay có quan niệm dường như vững chắc không lây động, cho rằng con đường tu trì là sự việc của Người Xuất Gia, bố thí cúng dường là sự việc của Người Tại Gia. Kỳ thật, Phật Pháp không phải chuyên lợi ích cho Người Xuất Gia. Phật Pháp thuộc tất cả mọi người. Tu trì không phải là sự việc bí mật, Người Xuất Gia cố nhiên phải tu trì, Người Tại Gia cũng cần phải tu trì. Người Xuất Gia cần dạy Người Tại

Gia Bố Thí Cúng Dường, càng phải hướng dẫn Người Tại Gia tu trì theo Giáo Pháp Như lai. Người Tại Gia cũng cần phải tu trì, tin Phật mà không tự mình tu trì thì chắn chắc không thể thọ dụng niềm tin của Phật. Giáo Pháp Đức Phật dường như không được mọi người thực hiện phổ biến, cũng sẽ không nhận được hiệu quả lí tưởng của sự chuyển hóa thế giới.

Do đó, tôi càng lớn tiếng kêu gọi: mở ra cánh cửa lớn của Nhà Ăn Phật Pháp để có thể nhiều người mắc bệnh đói khát về tinh thần đều được hưởng thụ nhiệt tình! Bởi vì Phật Pháp không chỉ dùng để tô điểm Tự Viện, Phật pháp vì sự Khổ đau của chúng sanh mà xuất hiện.



Từ Ngữ Phật Học Trong: Làm Sao Tu Trì Con Đường Giải Thoát