Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Cong-Phu-Niem-Phat-Chang-Dac-Luc

Công Phu Niệm Phật Chẳng Đắc Lực
Pháp Sư Thích Tự Liễu | Dịch Giả :Cư Sĩ Bích Ngọc

Nhiều người niệm Phật mười năm, hai mươi năm công phu chẳng đắc lực, chẳng nắm chắc vãng sanh, nguyên nhân là gì?

Khi dự Phật thất, lúc ban đầu dường như niệm giỏi lắm, rất tinh tấn, nhưng dần dần càng niệm càng cảm thấy khô khan, chẳng mùi vị, càng niệm càng chán, chẳng muốn niệm tiếp, nguyên nhân là gì?

Khi bế quan niệm Phật, lúc bắt đầu thì 3 giờ sáng thức dậy niệm Phật, vài ngày sau 5 giờ mới thức; qua một thời gian sau 8 giờ mới thức, sau cùng ngủ miết chẳng muốn thức sớm nữa!

Mọi người đừng cười, quý vị cũng có thể lâm vào tình trạng này. Phần đông mọi người thường có tình trạng như sau: khi niệm Phật nếu không khởi vọng tưởng thì ngủ gục. Dù biết rõ pháp môn Tịnh Độ thù thắng, biết công đức danh hiệu chẳng thể nghĩ bàn, nhưng câu Phật hiệu này càng niệm càng chẳng có hứng thú gì, càng niệm càng chẳng có động lực, cuối cùng chịu thua, bỏ luôn, nguyên nhân là gì?

2. Nguyên nhân căn bản là tâm vì sanh tử chẳng tha thiết. Chúng ta tìm trong các trước tác của tổ sư đại đức nhiều đời trước, rốt cuộc tìm ra câu trả lời cho những vấn đề nêu trên, nguyên nhân căn bản là tâm sanh tử chẳng tha thiết, đây là một vấn đề lớn, rất phổ biến của chúng ta hiện nay. Do vậy niệm Phật lâu năm, thậm chí niệm cả đời, công phu cũng chẳng đắc lực, chẳng nắm chắc vãng sanh. Chúng ta hãy khoan nói có nắm chắc vãng sanh hay không, ngay cả chuyện không đọa tam ác đạo cũng chẳng nắm chắc, có đúng không?

3. Tâm sanh tử là cơ sở nhập đạo. Bài báo cáo này trích một lời dạy của Triệt Ngộ đại sư: “Nếu chẳng khởi tâm thật sự vì sanh tử, hết  thảy khai thị đều là hý luận” làm đề tài. Nếu tâm sanh tử không tha thiết, có nói nhiều với họ cũng là dư thừa, vô ích. Ngược lại nếu thật sự tâm sanh tử tha thiết, chẳng cần khai thị [thì người đó] cũng tranh thủ từng phút từng giây, ngày đêm chẳng gián đoạn để niệm câu A Di Đà Phật giống như hòa thượng Hải Hiền vậy. Tâm sanh tử là cơ sở nhập đạo, xin trích dẫn nguyên văn một đoạn khai thị của đại sư Triệt Ngộ:

“Hết thảy những nỗi khổ trong thế gian chẳng vượt hơn nỗi khổ sanh tử. Nếu không liễu sanh tử thì sanh rồi chết, chết rồi sanh, sanh sanh tử tử. Vừa xuất một bào thai này lại nhập một bào thai khác; vừa thoát một đãy da liền khoác lên một đãy da khác, khổ chẳng nói nổi. Huống chi chưa thoát luân hồi khó tránh khỏi đọa lạc. Bào thai heo, bào thai chó, chẳng có chỗ nào không vào. Đãy da lừa, đãy da ngựa chẳng chừa thứ nào. Được làm thân người là khó có nhất, nhưng rất dễ đánh mất. Chỉ sai sót một niệm liền đọa vào ác thú. Tam đồ dễ vào khó ra, địa ngục thời gian dài nỗi khổ nặng nề. Qua bảy thời đức Phật [ra đời, một bầy kiến] vẫn còn mang thân kiến. Tám vạn kiếp sau chưa thoát thân bồ câu. Thời gian trong cõi súc sanh dài lâu, thời gian ở cõi ngạ quỷ, địa ngục còn lâu dài gấp nhiều lần. Trải qua nhiều kiếp dài đăng đẳng tới lúc nào mới dứt, mới thoát. Vạn nỗi khổ nung nấu, chẳng thoát được, chẳng cứu vớt được. Mỗi lần nhắc đến lông tóc dựng đứng. Mỗi lần nghĩ tới, ngũ tạng như đang bị thiêu như đang bị đốt”.

Ấn Quang đại sư đánh giá đoạn văn trên của Triệt Ngộ đại sư như sau: “Đoạn khai thị này tinh túy thiết tha đến cùng cực, [mọi người]hãy nên đọc cho nhuần nhuyễn”.
 
Trích từ: Tâm Sanh Tử Không Tha Thiết
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Vô Thường, Bác Sĩ Nguyễn Bảo Trung Tải Về
2 Tâm Sanh Tử Không Tha Thiết, Cư Sĩ Bích Ngọc Tải Về

Niệm Phật Phá Vọng
Đại Sư Linh Phong Ngẫu Ích Trí Húc

Niệm Phật Giải Trừ Nghiệp Chướng
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Niệm Phật Đối Trị Vọng Tưởng
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Phương Pháp Niệm Phật
Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm

Nhớ Phật Niệm Phật
Lão Cư Sĩ Lý Bỉnh Nam