Phật Học Vấn Đáp


Cõi nước chư Phật đều là không.” Lại hỏi: Vì sao là không?
Như kinh Đại Phẩm v.v… nói: “Nội không, ngoại không, nội ngoại không, nay Tịnh độ tức ngoại không, chúng sinh tức là nội không. Đã như vậy thì có chúng sinh nào năng sinh? Có Tịnh độ nào là sở sinh? Còn kinh Duy ma nói: “Cõi nước chư Phật đều là không.” Lại hỏi: Vì sao là không?

10/6/2022 8:26:28 PM
Đáp: “Vì không không”. Lại nói: “Bồ tát vì sao lại quán chúng sinh?”. Duy ma cật nói: “Các pháp như đại thứ năm, ấm thứ sáu, tình thứ bảy, nhập thứ mười ba, giới thứ mười chín.” Kinh Pháp Hoa nói: “Các pháp từ xưa nay, tướng thường tự vắng lặng.” Kinh Bát nhã nói: “Như Lai nói trang nghiêm cõi Phật, tức chẳng phải trang nghiêm.” Lại nói: “Thật không có chúng sinh được diệt độ.” Như thế là giáo của các kinh Đại thừa rốt ráo, đều nói các pháp vắng lặng, nhân duyên nào ngày nay nói có Tịnh độ Tây phương là cõi sở sinh? Chúng sinh là người năng sinh? Khuyên người chấp tướng khởi hạnh, y theo kinh bất liễu nghĩa, đây là không được nghĩa sâu của chư Phật, chấp chặt có tướng, không gọi là tập học pháp Đại thừa.
 

Đáp: Như vừa rồi nói giáo rốt ráo nghĩa không của Đại thừa, rất sinh lòng kính tin, không dám phỉ báng, rốt ráo xa lìa hai thứ sinh tử, dứt chấp người pháp, chứng đại Niết bàn chỉ có một pháp môn này, lại không có hai đường. Bồ tát tiểu hạnh, nhị thừa phàm phu tu hạnh Bồtát, muốn cầu quả Phật, chưa chứng Vô sinh pháp nhẫn, không tránh khỏi lui sụt luân hồi, chẳng phải không có các pháp môn cú nghĩa, y theo đó tu học, thú cầu xuất thế, làm thế nào dẫn các kinh Đại thừa nói rốt ráo không, phá tướng nhân pháp? Chỉ có các giáo pháp này là thật sự do Phật nói. Nay kinh Quán nói cõi Phật thanh tịnh ở phương Tây, khuyên các chúng sinh vãng sinh về cõi nước đó, đây cũng là ngôn giáo thật do Phật nói. Đã đều là do Phật nói, đều là thật ngữ, vì sao lại đem lý không của kinh để vấn nạn giáo lý Tịnh độ này? Tin chỗ kia, chê chỗ này, đâu có lý ấy?

Nhưng Phật nói pháp không lìa hai đế: Tục đế và Đệ nhất nghĩa đế. Tục đế là pháp do nhân duyên sinh, tánh y tha khởi, chẳng phải có mà dường như có; Đệ nhất nghĩa đế là chân pháp vô tướng, tánh viên thành thật, các Thánh nội chứng, diệu hữu chân hữu. Nhưng cái nhị đế đó phi nhất phi dị, dùng chân để thống nhất tục, không tục thì không chân, tức tất cả các pháp đều trở về vắng lặng, nếu không dùng chân nhiếp tục, tức tất cả pháp duyên hội hợp thì có, duyên ly tán thì không, muôn pháp rõ ràng không thể nói là không.

Phật hoặc phá tướng chúng sinh, khiến trở về vô tướng, muốn trừ chấp người, chấp pháp , kiến hoặc, tu hoặc. Nghiêng rõ về Đệ nhất nghĩa đế, nói tất cả đều không; muốn giúp cho chúng sinh bỏ phàm thành Thánh, dứt ác tu thiện, muốn cầu Tịnh độ, nhàm chán xa lìa cõi uế, nói đầy đủ các pháp giới nhân quả khác nhau, hai địa vị phàm và Thánh, Tịnh độ và Uế độ. Nay khiến cho bỏ uế về tịnh, đổi phàm thành Thánh, tức ở trong môn này nói các thứ pháp, đều là thành tựu Phật pháp, lợi ích chúng sinh, giáo hóa giảng nói phương tiện, khéo léo hợp cơ, lý giảng nói như thế, nên giáo có hai môn. Không thể đọc kinh Đệ nhất nghĩa đế, lý rốt ráo vô tướng, tức nói các giáo pháp nhân quả Tịnh độ, chẳng phải chân ngôn của Phật, chẳng phải thuyết cứu cánh nên bài báng không tin. Không đọc các ngôn giáo nói nhân quả đủ loại sai biệt, không tin thuyết tất cả không tịch, huyền tông vô tướng vắng lặng sâu xa của Bát nhã ba la mật đa nên huỷ bỏ mà không hành trì.

Đây chính là Thánh giáo ba tạng kinh Đại thừa có khen, có chê vừa nghi vừa tín, cũng tu pháp lành, cũng gây các tội nặng, tin không đầy đủ, gọi là Nhất Xiển đề, như kinh Thập Luận, nói đầy đủ về tội lỗi, nên đều phải sinh kính tin, khéo hội chỉ thú hai tông. Nên kinh Duy macật nói: “Có thể khéo phân biệt các pháp tướng, đối với Đệ nhất nghĩa bất động.” Có thể khéo phân biệt các pháp tướng, đây là nói theo môn thế đế; đối với Đệ nhất nghĩa mà bất động, đây là nói theo môn đệ Nhất nghĩa đế. Còn nói: “Các pháp không phải có, cũng không phải không, do nhân duyên nên các pháp sinh.” Không phải có, không phải không là Đệ nhất nghĩa đế, lìa bốn câu: là lìa có lìa không. Các pháp sinh là thế đế, từ nhân duyên… các thứ pháp thế gian, xuất thế gian sinh ra.

Còn nói: “Tuy quán các cõi Phật hoàn toàn vắng lặng đều không, mà rốt ráo Không rơi vào vắng lặng, là hạnh Bồ tát. Tuy thành tựu tất cả pháp, nhưng lìa tướng các pháp.” Thành tựu tất cả các pháp, là thế đế pháp. Nhưng lìa tướng tất cả pháp là Đệ nhất nghĩa đế vô tướng. Còn nói: “Tuy biết các cõi Phật và chúng sinh đều không, mà thường tu Tịnh độ, giáo hóa chúng sinh.” Hai câu trên là Đệ nhất nghĩa đế, hai câu dưới là Thế đế. Kinh Đại Phẩm v.v… nói: Trong ngoài không… là Đệ nhất nghĩa đế; nhưng nói thanh tịnh cõi nước Phật, giáo hóa chúng sinh là thế đế.

Nhiều thứ ngôn giáo Đại thừa như thế đều nói pháp môn rốt ráo vắng lặng, tức nói thanh tịnh cõi Phật, giáo hóa chúng sinh. Ông phải đọc hết văn kinh, trên dưới lẫn lộn, tự tướng hòa hợp, dứt trừ tâm kính tin hay huỷ báng, giảng nói cho người nghe, đừng có lời khen chê, đây tức là tự lợi tự tha, đều được lìa khổ giải thoát, mở tìm Thánh giáo, văn nghĩa khác nhau, tự tin không đủ, chê bai vùi lấp thân mình, khiến bọn khác nghe thành nghiệp Xiển đề, tự tổn tổn tha.

Kinh Giải thâm mật, kinh Lăng già, luận Du già, luận Nhiếp Đại thừa, luận Duy Thức v.v… nói nghĩa ba tánh tam vô tánh:

  1. Tánh Viên thành thật.
  2. Tánh Y tha khởi.
  3. Tánh Biến kế sở chấp.

1 Tánh Viên thành thật, lìa tướng chân thật; tánh Y tha khởi chẳng phải có mà dường như có.

2 Tánh Biến kế sở chấp, tình có lý không, các vật giống như lông rùa, sừng thỏ. Mà ông đã dẫn kinh Đại Phẩm v.v… đều đứng về tánh Viên thành thật, lý rốt ráo không, Phật nói là không, nhưng thật chẳng phải không; hoặc đứng về Biến kế sở chấp, giống như hoa đốm trong hư không, Phật nói vô pháp. Nay nói Tịnh độ… là giáo dựa vào tánh Y tha khởi, từ nhân duyên sinh pháp, chẳng có mà dường như có, nghĩa nhân quả rõ ràng nơi muôn pháp mà ông chỉ thấy nói giáo vô tướng tánh viên thành thật, văn phá biến kế sở chấp rốt ráo không. Không có liền không tin nói tánh y tha khởi là giáo pháp nhân duyên, tức là người không tin nhân quả, nói tướng các pháp đoạn diệt. Cho nên văn kinh nói: “Thà khởi ngã kiến như núi Tu di, chứ không khởi không kiến như hạt cải, câu nói này thật đáng răn dè. Còn nói Không và Có là đều theo căn cơ thế tục, Đệ nhất nghĩa đế chẳng phải không chẳng phải có, nên nói cõi Phật Tịnh độ không, đều tùy theo căn cơ thế tục, khiến họ vào pháp, sao là đúng, sao là sai?”

Trích từ:  Thích Tịnh Độ Quần Nghi Luận. Đại Sư Hoài Cảm | Dịch Giả :Hòa Thượng Thích Pháp Chánh



Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật