Phật giáo được bắt nguồn từ Ấn Độ, mang sắc thái của văn hóa Ấn Độ, có một số điểm mà người dân Trung Quốc không dễ gì hiểu được. Khi Phật giáo chịu ảnh hưởng từ tập tục và văn hóa Trung Quốc, có một số điểm không phù hợp với ý nghĩa căn bản của Phật giáo. Do vậy người ta thường nhận thức sai lệch về Phật giáo. Tôi cho rằng người tin tưởng kính ngưỡng Phật giáo hoặc người luận bàn về điểm hoài nghi trong Phật giáo, trước hết phải loại bỏ những hiểu sai lệch về Phật giáo, từ đó mới có thể nhận thức Phật giáo một cách đúng đắn.
Lời nói đầu
Đạo Phật truyền vào đất nước Trung Quốc đã hơn một nghìn chín trăm năm, cho nên giữa Trung Quốc và Phật giáo có mối quan hệ rất mật thiết. Nền văn hóa hay tập tục của Trung Quốc chịu ảnh hưởng Phật giáo, ngược lại đạo Phật cũng chịu sự ảnh hưởng từ văn hóa và các tập tục của nước này, do vậy Phật giáo đã trở thành Phật giáo Trung Quốc.
Nhưng Phật giáo được bắt nguồn từ Ấn ộ, mang sắc thái của văn hóa Ấn ộ, có một số điểm mà người dân Trung Quốc không dễ gì hiểu được. Khi Phật giáo chịu ảnh hưởng từ tập tục và văn hóa Trung Quốc, có một số điểm không phù hợp với ý nghĩa căn bản của Phật giáo. Do vậy, Phật giáo tại đất nước Trung Quốc, tín đồ và không phải tín đồ Phật giáo đã nhận thức quá nhiều sai lệch về Phật giáo. Do không hiểu rõ ý nghĩa căn bản của Phật giáo mới dẫn đến sự hiểu bị sai lệch, nhân đó tín đồ Phật giáo tin ngưỡng cũng không đúng đắn; người luận bàn về Phật giáo cũng không thể luận bàn được nghĩa lý cốt yếu của Phật pháp.
Tôi cho rằng người tin tưởng kính ngưỡng Phật giáo hoặc người luận bàn về điểm hoài nghi trong Phật giáo, trước hết phải loại bỏ những hiểu sai lệch về Phật giáo, từ đó mới có thể nhận thức Phật giáo một cách đúng đắn. Bây giờ, trước hết xin chọn ra một vài điểm quan trọng để chia sẻ, hi vọng quý vị có mặt hôm nay phát sinh hiểu biết đúng đắn.
I. Nhận thức sai lệch các giáo nghĩa trong Phật giáo
Dạo lý của Phật pháp rất sâu xa, có người không hiểu được nghĩa lý sâu xa này, chỉ biết ngang qua kinh sách, chỉ nghe hiểu được vài danh từ, liền giảng giải như thế này như thế kia, kết quả không phù hợp với nghĩa lý căn bản của Phật giáo. Phổ biến nhất như các thuật từ: “Cuộc đời là khổ ”, “Xuất thế gian” “ Tất cả pháp đều không”… Những giáo nghĩa trên đương nhiên Đức Phật đã thuyết, cũng là các giáo lý quan trọng của Phật giáo, nhưng rất hiếm người hiểu đúng đắn. Bây giờ xin phân biệt để giải thích.
1. Cuộc đời là khổ
1.1. Từ sự biến đổi vô thường mà nói “Cuộc đời là khổ”
Dức Phật chỉ cho chúng ta biết “Cuộc đời là khổ”. Người không hiểu được ý nghĩa chân thật trong lời dạy này, sẽ phát sinh quan niệm sai lầm, cảm thấy cuộc đời này thật vô vị, không ý nghĩa, nhân đó suy nghĩ bi quan tiêu cực, đối với cuộc sống cần phải nỗ lực phấn đấu vươn lên thì họ lại thiếu sức sống. ây là sự hiểu sai lệch rất phổ biến. Những người trong xã hội thường dùng cụm từ này với ý tưởng tiêu cực bi quan phê bình Phật giáo; còn thành phần tín ngưỡng Phật giáo cũng thường rơi vào sự hiểu sai lệch tiêu cực bi quan.
Thật ra, câu nói “Cuộc đời là khổ”, hoàn toàn không mang ý nghĩa như vậy. Hễ một cảnh nào mà khi chúng ta tiếp xúc làm phát sinh ra một cảm thọ không phù hợp với sở thích của mình, đưa đến buồn rầu khổ đau; nếu căn cứ ý nghĩa này để nói về khổ, không thể n ó i cuộc đời đều là khổ. Vì sao vậy? Bởi vìcuộc đời cũng có quá nhiều sự việc để vui lắm chứ.
Nghe âm thanh không êm tai, tự nhiên cảm thấy chán ghét; vậy nghe những âm điệu du dương không thích thú sao? Thân thể bệnh hoạn, gia cảnh khốn khổ, người thân ly tán, đương nhiên đau khổ đấy; nhưng đến lúc thân thể khỏe mạnh, kinh tế phát đạt, gia đình đo à n tụ, quay quần bên nhau, như vậy không phải vui lắm sao? Bất cứ chuyện gì, khổ hay vui, đều chỉ là tương đối; nếu gặp chuyện không như ý thìnói cuộc đời là đau khổ, chẳng phải nhìn một cách lệch lạc sao?
Như vậy, Đức Phật dạy “Cuộc đời là khổ”, chữ „khổ‟ này có ý nghĩa như thế nào? Trong kinh ghi: “Vô thường cho nên khổ”, nghĩa là tất cả đều bị vô thường chi phối, đều sẽ biến đổi, nên khổ. Đức Phật căn cứ ý nghĩa vô thường biến đổi mà nói “Cuộc đời là khổ”. Như thân thể khỏe mạnh cũng không thể kéo dài, thân này từ từ sẽ suy yếu, già, bệnh rồi chết. Người có tiền của, cũng không thể giữ mãi tiền của, có khi cũng bị nghèo cùng túng thiếu; quyền uy thế lực cũng không thể giữ mãi, có ngày rồi cũng phải xuống chức.
Căn cứ tình trạng biến đổi không cố định để xem xét, dù có vui vẻ ấy, nhưng chẳng được bền lâu, vui không được trọn vẹn, ngay khi vui này thay đổi thì khổ đau liền hiện diện. Thế nên, Đức Phật dạy “Cuộc đời là khổ”, khổ vì cuộc đời đi đến sự biến hoại mất m á t, không tồn tại lâu dài, không viên mãn.
1.2. Hiểu được nguyên nhân đưa đến khổ để nỗ lực loại bỏ chúng, mới có thể được an lạc thật sự
Người tu học Phật, vì không hiểu được đạo lý chân thật, cho rằng cuộc sống không được viên mãn rốt ráo, từ đó suy nghĩ tiêu cực bi quan. Nếu hiểu Phật pháp đúng đắn thìsự nhìn nhận hoàn toàn khác. Cần phải hiểu rằng Đức Phật nói “Cuộc đời là khổ”, từ câu nói này chúng ta phải biết cuộc sống này không viên mãn, không tồn tại mãi; khi hiểu được như vậy, chúng ta mới có thể xây dựng một cuộc sống viên mãn lâu dài hơn. Giống như người bệnh, trước hết phải biết mình có bệnh, rồi mới mời thầy thuốc đến chữa trị, bệnh mới thuyên giảm, sức khỏe hồi phục trở lại.
Vì sao cuộc đời không viên mãn, không tồn tại mãi, nên phải chịu đau khổ?
Nhất định phải tồn tại nguyên nhân đưa đến khổ đau, khi biết được nguyên nhân đưa đến khổ đau mới nỗ lực loại trừ nó, sau đó mới có thể được an lạc thật sự. Thế nên, Đức Phật không đơn thuần nói “Cuộc đời là khổ”, mà còn chỉ ra nguyên nhân đưa đến khổ và phương pháp loại trừ nhân của khổ, từ đó được an lạc thật sự. Người tu học Phật cần phải hiểu rõ phương pháp mà Phật chỉ bày để thực hành, nhằm chuyển đổi cuộc đời không được viên mãn hoàn hảo này trở thành cuộc đời thật sự viên mãn hoàn hảo. Cảnh giới này, Phật giáo gọi là “Thường lạc ngã tịnh”.
Ở đây, Thường là sự tồn tại vĩnh viễn, Lạc là sự an lạc, Ngã là sự tự do tự tại, Tịnh là sự thuần khiết thanh tịnh. Kết hợp bốn phẩm tính này, thì đây là trạng thái an lạc thật sự vĩnh viễn, tự tại vĩnh viễn, sự thuần khiết thanh tịnh vĩnh viễn. Mục tiêu lớn nhất của Phật giáo không đơn thuần chỉ rõ “Cuộc đời là khổ”, mà quan trọng nhất là thay đổi chuyển hóa cuộc đời là bể khổ này trở thành cuộc đời đầy an lạc tự do tự tại thuần khiết thanh tịnh vĩnh viễn (trong Phật pháp gọi là chuyển y). Chỉ rõ nguyên nhân đưa đến khổ đau của chúng ta ở đâu, phải nỗ lực tu trì như thế nào để hướng đến mục tiêu lớn này. Cảnh giới “Thường lạc ngã tịnh” là cảnh giới thật sự lý tưởng, tràn đầy niềm hi vọng, chúng ta cũng có thể đạt đến đó. Như thế sao lại cho rằng đạo Phật là tiêu cực và bi quan!
Tuy nhiên, không phải ai tu học Phật cũng nhất định đạt đến cảnh giới cao tột này, chỉ cần biết được đạo lý này thôi cũng thật sự quá tốt rồi. Như một số người khi gặp khó khăn, còn biết nỗ lực làm thiện; nhưng đến khi giàu sang, quên hết tất cả, chỉ biết hưởng thụ chăm sóc cho bản thân, sống mờ mờ mịt mịt rồi dẫn đến lầm đường lạc lối.
Người tu học Phật, không chỉ trong lúc khốn khó biết nỗ lực hướng thượng mà ngay khi hưởng thụ sung sướng luôn luôn tỉnh giác; bởi vì khoái lạc ấy không phải vĩnh viễn, không đáng bám víu; nếu không nỗ lực hướng thiện, rất dễ bị thất bại đọa lạc. “Cuộc đời là khổ”, thông điệp này cũng cảnh tỉnh chúng ta không nên chuyên lo giảng giải nghiên cứu hay hưởng thụ để rồi đi đến con đường lầm lạc, đây cũng là ý nghĩa quan trọng trong lời Đức Phật dạy: “Cuộc đời là khổ”.
2. Xuất thế gian
2.1. Thế nào là thế gian?
Phật pháp nói có thế gian và xuất thế gian, có rất nhiều người hiểu sai, cho rằng thế gian chính là thế giới chúng ta đang sinh sống, còn xuất thế gian là đi đến một thế giới khác.
Đó là sự hiểu sai lệch, mỗi người chúng ta sống trong thế giới này, nếu có xuất gia cũng sống trong thế giới này. Các vị chứng quả A la hán, Bồ tát, Phật, đều là những bậc Thánh xuất thế gian, nhưng đều ở trong thế gian này cứu độ chúng ta. Có thể thấy xuất thế gian hoàn toàn không mang ý nghĩa đi đến một thế giới khác.
Như vậy ý nghĩa của thế gian và xuất thế gian được đề cập trong Phật giáo là thế nào? Theo sự trình bày xưa nay của Trung Quốc, chữ “thế” hàm nghĩa chỉ thời gian, như một đời có ba mươi năm; người phương Tây cũng có quan niệm như vậy, gọi một thế kỷ là một trăm năm. Vì thế, nghĩa của chữ
„ thế‟ mang đặc tính thời gian; từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại đến tương lai, khoảng thời gian ở giữa này gọi là thế gian. Phật pháp cũng như thế, cái có thể thay đổi biến hóa được gọi là thế; ở trong thời gian, từ quá khứ đến hiện tại, hiện tại đến t ươ ng lai, từ có đến không, từ tốt đẹp đến hư hoại, tất cả đều đang thay đổi biến hóa, mà tất cả những gì đang thay đổi đều gọi là thế gian.
Ngoài ra, chữ „thế‟ còn có nghĩa là sự không hiểu biết. Người ta thường không hiểu rõ về nhân quả ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai; không biết ta từ đâu đến, phải làm người như thế nào, ta sau khi chết phải đi về đâu; không hiểu biết ý nghĩa của đời người và bản tánh của vũ trụ, mờ mịt trong nhân quả ba đời. ây gọi là thế gian.
2.2. Thế nào là xuất thế gian?
Thế nào gọi là xuất thế? Xuất có nghĩa là vượt qua hoặc vượt lên trên. Nếu thực hành đúng theo giáo pháp Đức Phật dạy, sẽ phát sinh trí huệ, thấu hiểu đạo lý chân thật của vũ trụ nhân sinh, tâm thanh tịnh, không còn phiền não, thể nghiệm được chân lý vĩnh hằng; đó gọi là xuất thế gian. Chư Phật và Bồ tát đều có mặt trong thế giới này, nhưng quý Ngài dùng trí huệ vô tỷ thông đạt chân lý, tâm luôn thanh tịnh, không giống như người bình thường chúng ta.
Thế nên, danh từ xuất thế gian hàm nghĩa rằng chúng ta học và hành trì theo giáo pháp của Đức Phật phải là người tiến lên một bậc vượt trội hơn người bình thường, từ vị trí phàm phu tiến đến địa vị Thánh nhân; hoàn toàn không nói rằng chúng ta đi đến một thế giới nào khác. Vì không hiểu rõ ý nghĩa của xuất thế gian trong Phật pháp, hiểu sai về Phật giáo, cho rằng xuất thế gian là sự chạy trốn thực tại, từ đó dẫn đến phê bình không đúng đắn.
3. Tất cả pháp đều không
3.1. Nghĩa chân thật của "Không‟: Do nhân duyên hòa hợp, không có một thật thể bất biến
Đức Phật dạy “Tất cả pháp đều không”; một số người hiểu sai, cho rằng thế này cũng là không, thế kia cũng không, cái gì cũng không, cái gì cũng đều không có, ngang dọc đều không có, không ý nghĩa; do đó việc xấu không làm, việc tốt cũng không làm, hiểu biết mờ mờ mịt mịt, miễn sống được là tốt. Thật ra „Không‟ trong Phật pháp là triết lý vô cùng sâu xa thâm thúy, chư Phật và Bồ tát là các vị chứng ngộ đạo lý chân thật của „Không‟. Ở đây, „Không‟ không phải thứ gì cũng đều không có, mà ngược lại mọi thứ đều tồn tại, như thế gian là thế gian, cuộc đời là cuộc đời, khổ là khổ, vui là vui, tất cả hiện đang có mặt .
Trong Phật pháp rõ ràng đề cập đến chánh tà, có thiện có ác, có nhân có quả; cần bỏ tà quy chánh, lìa ác hướng thiện, làm thiện được quả báo lành, tu tập sẽ thành Phật. Nếu nói rằng thứ gì cũng không có, chúng ta cần gì phải tu học Phật? Thiện và ác, phàm phu và Thánh nhân, mọi thứ đều có, vì sao Đức Phật lại nói “Tất cả pháp đều không”? „Không‟ có nghĩa là gì?
Do nhân duyên hòa hợp mà các pháp có mặt, thật sự không có một thật thể tồn tại bất biến, cho nên gọi là không. Tà chánh, thiện ác, con người, tất cả đều không phải là những thật thể tồn tại bất biến, đều do nhân duyên hòa hợp mà có mặt. Do nhân duyên hòa hợp mà hình thành, do vậy khi nhân duyên biến đổi thì chúng cũng biến đổi theo; vì không có một thật thể, cho nên gọi là không.
Lấy một câu chuyện thực tế để giải thích. Ví dụ có một người đứng trước gương, hình ảnh người ấy hiện ra trong gương. Do đâu có hình ảnh? Do có kính, có người, lại cần phải nhờ vào ánh sáng của mặt trời hoặc ánh sáng của đèn, mới thấy được hình ảnh; nếu thiếu đi một trong các yếu tố đó thì không thể nhìn thấy được. Cho nên hình ảnh xuất hiện phải cần phải có đủ các điều kiện trên, nó không phải là một vật thể tồn tại độc lập; tuy không phải là thật thể, nhưng hình ảnh được nhìn 221 thấy rõ rõ ràng ràng, không phải không có. Nói “Tất cả pháp đều không”, chính là căn cứ vào ý nghĩa các pháp do nhân duyên mà phát sinh.
3.2. Đức Phật dạy “Tất cả pháp đều không”, đồng thời cũng dạy “Có thiện ác, nhân quả”
Đức Phật nói “Tất cả đều không”, đồng thời lại nói tất cả nhân duyên đều có; nghĩa là không chỉ phải thấu hiểu “Tất cả pháp đều không”, mà còn cần phải biết có nhân có quả, có thiện và có ác. Người tu học Phật cần phải bỏ ác làm lành, chuyển mê thành ngộ; trong qúa trình tu tập chuyển mê thành ngộ đi đến chứng đắc được tánh Không, là không (tánh không) mà cũng là có (tức không tức hữu), thông đạt hai chân lý (Tục đế và Thắng nghĩa đế). Một số người cho rằng Phật pháp nói Không, đồng nghĩa cái gì cũng không có, là tiêu cực, là bi quan; đó đều là những nhận thức sai lầm, do vì không hiểu Phật pháp, cho nên cần phải triệt để thay đổi nhận thức này.
II. Nhận thức sai lệch về nguyên tắc và sự chế định trong Phật giáo
Phật giáo là tôn giáo bắt nguồn từ Ấn Độ, nên nguyên tắc và sự chế định có điểm không tương đồng với Trung Quốc cổ xưa. Như đối với vấn đề xuất gia và ăn chay, người không hiểu biết, không biết tu tập, đã nhận thức rất sai lệch các vấn đề này.
1. Xuất gia
1.1. Tu học Phật không nhất định phải xuất gia
Sự xuất gia theo nguyên tắc và sự chế định của Phật giáo Ấn ộ, người Trung Quốc, đặc biệt người theo đạo Nho, đã hiểu vấn đề này quá sai lệch. Ở đất nước này, thường nghe người ta nói: Mọi người tu học Phật, con người ở trên trái đất sẽ không còn nữa. Vì sao? Vì mọi người đều xuất gia, thì không có vợ chồng con cái, xã hội làm sao tồn tại?
Đây là sự hiểu sai lệch nghiêm trọng. Tôi thường đưa thí dụ: Các thầy, cô giáo dạy học sinh, chẳng lẽ học sinh nào cũng vào trường sư phạm học, tốt nghiệp ra trường toàn bộ đều làm giáo viên hết sao? Điểm này, người dân ở quần đảo Phi Luật Tân (Philippines) không nhận thức quá sai lệch. Bởi vì đi đến đâu cũng đều gặp những đức cha và me sơ, họ cũng là người xuất gia, nhưng đó chỉ là bộ phận nhỏ trong tín đồ Thiên Chúa giáo; lại có người không phải là tín đồ Thiên Chúa giáo muốn trở thành đức cha, me sơ.
Thành phần tu học Phật có đệ tử xuất gia và đệ tử tại gia. Người xuất gia có thể học Phật, người tại gia cũng học Phật; chúng xuất gia có thể tu tập để giải thoát sinh tử, chúng tại gia cũng như thế, cũng có thể tu tập để giải thoát sinh tử. Không nhất định ai tu học Phật đều phải xuất gia, tuyệt đối không phải vìmọi người tu học Phật mà nhân loại bị tuyệt chủng.
1.2. Phát tâm rộng lớn xuất gia vì muốn chuyên tâm nhất ý hoằng dương Phật pháp
Mặc dù người xuất gia và tại gia đều có thể tu tập để giải thoát sinh tử, nhưng vì sao phải xuất gia? Vì cần phải hoằng dương Phật pháp, cần phải phát triển Phật pháp, cần phải có người chỉ đạo Phật giáo. Người chỉ đạo Phật giáo tốt nhất chính là người xuất gia, vì họ không vướng bận gánh vác trách nhiệm ở gia đình, lại không đi làm những công việc bên ngoài, có thể dốc hết tâm ý tu tập, dốc hết tâm ý hoằng dương Phật pháp. Phật pháp muốn tồn tại trên thế gian, nhất định cần những người này để phát triển, cho nên xưa nay chế định nguyên tắc cho người xuất gia.
Phải chăng công đức của xuất gia rất lớn? Tất nhiên rất lớn. Nếu người không thể xuất gia thì không nên ép buộc, nếu bị ép buộc xuất gia có khi không thành tựu đúng như pháp mà còn thua kém người tại gia. Lên càng cao thì rơi xuống càng nặng; xuất gia có công đức rất lớn, nhưng không cẩn thận, đọa lạc còn kinh khủng hơn. Cần phải phát tâm chân thành tha thiết, kham nhẫn sự khó khổ để tu tập, vì Phật pháp mà hi sinh lợi ích bản thân, nỗ lực hoằng dương Phật pháp, thì mới không hổ thẹn chí nguyện xuất gia.
Người xuất gia là rường cột của Phật giáo, là thành phần nòng cốt phát triển Phật pháp, họ không lập gia đình. Tôn giáo ở phương Tây cũng có những nguyên tắc như vậy. Có rất nhiều nhà khoa học và triết học gia, vì sự nghiệp mà tôn thờ chủ nghĩa độc thân, để không bị gia đình ràng buộc, nỗ lực cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu, cho triết học. Nguyên tắc xuất gia trong Phật giáo nhằm thoát ly những ham muốn ở thế gian, mà dành hết tâm ý cho Phật pháp. Do vậy, xuất gia là việc làm của bậc đại trượng phu, cần phải hết sức siêng năng và kham nhẫn khó khổ. Nếu tùy tiện xuất gia, xuất gia nhưng không làm việc của người xuất gia, bản thân không những không được lợi ích gì, ngược lại làm chướng ngại cho Phật giáo.
Có người vừa mới tu học Phật pháp liền nghĩ rằng phải xuất gia, làm như tu học Phật pháp mà không xuất gia thì không thể được; không những bản thân đã hiểu sai, mà còn làm cho người khác khựng lại không dám đến tu học Phật. Ý nghĩ rằng tu học Phật cần phải xuất gia là hoàn toàn không đúng! Cần phải hiểu rằng xuất gia không phải là việc dễ làm, trước hết cần phải làm tốt bổn phận của một cư sĩ tại gia, tinh tấn thực hành giáo pháp, làm lợi ích cho mình và người. Nếu thật sự phát tâm rộng lớn, thực hành hạnh của người xuất gia, hi sinh vì Phật pháp, sau đó mới xuất gia; làm như vậy bản thân mình được an ổn vững vàng, mà cũng ảnh hưởng tốt đến xã hội.
1.3. Hai nhận thức sai lệch lớn về người xuất gia
1.3.1. Người xuất gia ngoài việc tinh tấn tu trì, cũng cần phải giảng giải Phật pháp cho tín chúng, không phải sống nhàn hạ hưởng phước
Liên quan đến người xuất gia, bàn thêm hai điểm sau:
Có người nhìn thấy chùa to Phật lớn, trang hoàng đẹp đẽ, trang nghiêm thanh tịnh, bấy giờ rất hâm mộ người xuất gia. Họ nghĩ rằng người xuất gia ở trong chùa, có thí chủ đến cúng dường, không cần phải làm bất cứ việc gì, ngồi đó hưởng thọ phước báo. Như câu nói lưu truyền lại: “Mặt trời lên cao ba sào mà vẫn chưa thức dậy”, “Không bằng vị Tăng nửa ngày rảnh rỗi”, chính là quan điểm sai lệch này. Họ không biết người xuất gia cũng có công việc của người xuất gia, phải dõng mãnh tinh tấn tu tập. Bản thân họ nỗ lực tinh cần, “Từ đầu đêm đến cuối đêm, tinh cần tu tập”; phải thuyết pháp cho tín chúng, đi khắp nơi giáo hóa, đến đâu cũng thuyết giảng đạo lý. Họ sống cuộc sống đạm bạc thanh bần, vì lợi ích chúng sinh, vì Phật giáo trường tồn mà nỗ lực, làm lợi ích cho mình và cho người, làm những việc rất khó làm, cho nên họ xứng đáng là hàng Tăng bảo. Vì sao nói họ không làm việc gì, ngồi không hưởng phước, ngồi đợi thí chủ đem đến dâng cúng? Có thể vì người xuất gia rất đông, nhưng thành phần thực hiện nhiệm vụ của người xuất gia thì ít, do vậy xã hội có cái nhìn sai lệch như vậy!
1.3.2. Người xuất gia là nhà giáo dục rất ý nghĩa và cao quý, không phải là thành phần sống dựa dẫm làm hao tốn cho xã hội
Có người phản đối Phật giáo, nói rằng người xuất gia trong Phật giáo không làm gì cả, chỉ sống dựa dẫm làm hao tốn cho xã hội, hầu như không làm lợi ích gì.
Họ không biết rằng công việc của con người không nhất định phải là mua bán hay làm nông, ngay cả công việc giáo dục, làm ký giả cho đến những nghề nghiệp tự do khác cũng có thể cho là hao tốn chăng? Người xuất gia không phải không làm việc gì, cuộc sống rất đơn giản thanh bần nhưng cần phải dõng mãnh tinh cần tu tập. Những việc họ làm, ngoài lợi ích riêng mình, còn hướng dẫn người hướng thiện, chú trọng vun bồi đức hạnh và tu tập, khiến cho nhân cách của tín chúng mỗi ngày càng được nâng cao, có thể tu tập giải thoát sinh tử, khiến cho mọi người trên thế gian đều được lợi ích lớn. Như thế vìsao có thể nói họ sống bám, không làm gì?
Người xuất gia là bậc thầy tôn quý, có thể nói là nhà giáo dục rất ý nghĩa và cao quý. Vì thế, chỉ người không hiểu Phật pháp mới nói người xuất gia sống nhàn hạ, hoặc người xuất gia sống dựa dẫm làm hao tốn cho xã hội, nói như thế đều không đúng. Người ch â n chánh xuất gia không như thế, không có thời gian rảnh rỗi mà rất bận rộn, không hao phí mà còn có thể đền đáp ân của tín thí.
2. Ăn chay
2.1. Tu học Phật không chỉ học ăn chay, trước hết thường nghe Chánh pháp, tịnh hóa thân tâm
Tín đồ Phật giáo ở Trung Quốc đặc biệt xem trọng vấn đề ăn chay, cho nên người tu học Phật thường cho rằng tu học Phật cần phải ăn chay. Người không thể từ bỏ ăn thịt, lại nghĩ sai rằng mình vẫn chưa thể tu học Phật. Hãy xem tín đồ Phật giáo ở Nhật Bản, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, hoặc Tây Tạng và Mông Cổ thuộc Trung Quốc; không cần nói gì đến tín đồ tại gia, đến cả người xuất gia cũng dùng thịt. Bạn có thể nói họ không tu học Phật, không phải tín đồ của Phật giáo sao?
Chúng ta đừng hiểu lầm rằng tu học Phật cần phải ăn chay, không ăn chay thì sẽ không được tu học Phật; học Phật và ăn chay không phải hoàn toàn hợp nhất. Có người nhìn thấy một số người tu học Phật mà không tu sửa được gì, chỉ biết học ăn chay; cha mẹ, anh chị em, hay con cái trong nhà cảm thấy không thích, cho rằng thức ăn chay quá phiền phức.
Kỳ thật, người tu học Phật nên như thế này: ể tu học Phật, trước tiên cần phải hiểu rõ đạo lý của Phật giáo, sống ở xã hội hay trong gia đình cần phải y cứ vào lời Phật dạy mà thực hành, khiến đức hạnh ngày càng tăng trưởng, tâm được thanh tịnh. Mọi người trong gia đình nhận thấy bạn trước khi chưa tu học Phật rất tham lam, rất sân hận, không lòng từ bi, không có trách nhiệm; sau khi tu học Phật, tất cả điều đó đã thay đổi, tâm bớt tham, ít sân hận, thương yêu mọi người, làm việc rất có trách nhiệm. Bạn đã khiến họ nhận ra rằng tu học Phật có lợi cho gia đình và xã hội. Đến lúc đó, bạn muốn ăn chay, người thân không những không phản đối mà còn ủng hộ, dần dần họ sẽ học hỏi ở bạn. Nếu vừa mới tu học Phật mà chỉ học ăn chay, không tu học những điều khác, chắc chắn sẽ phát sinh trở ngại, phát sinh những lời không hay.
2.2. Ăn chay vì muốn giảm nghiệp sát, nuôi dưỡng tâm từ bi
Người tu học Phật tuy không nhất thiết phải ăn chay, nhưng ăn chay quả thật là đạo đức và hành vi lương thiện của Phật giáo Trung Quốc, cần được đề xướng. Đạo Phật dạy ăn chay có thể nuôi dưỡng tâm từ bi, không sát hại mạng sống của chúng sinh, không nhẫn tâm uống máu ăn thịt động vật, không những giảm thiểu nghiệp sát mà còn làm tăng trưởng sự cảm thông đến nổi thống khổ của nhân loại.
Phật giáo đại thừa đặc biệt khởi xướng ăn chay, cho rằng ăn chay nuôi dưỡng tâm từ bi nên công đức rất lớn. Do vậy, nếu ăn chay mà không tăng trưởng tâm từ bi thì chỉ là giữ không giới không sát sinh một cách tiêu cực, đây rất gần với Phật giáo Tiểu thừa!
Theo nhận thức của người thế gian, ăn chay có lợi ích rất lớn, ít tốn kém, giá trị dinh dưỡng lại rất cao, có thể giảm thiểu bệnh tật. Hiện nay trên thế giới, có tổ chức hội ẩm thực chay quốc tế, không kể bạn là ai, chỉ có nhu cầu thích ăn chay đều có thể tham gia. Như vậy cho thấy ăn chay là việc rất tốt, người tu học Phật càng nên đề xướng.
Nhưng cần phải chú ý không nên đề xướng quá cao việc này, lấy làm tiêu chuẩn cho người tu học Phật, rồi cho rằng tu học Phật không thể không ăn chay. ễ gặp người tu học Phật, liền Hỏi: Bạn có ăn chay không? Tại sao tu học Phật lâu như vậy mà vẫn chưa ăn chay? Sự học Phật và ăn chay gộp chung lại thành một như vậy sẽ làm chướng ngại cho hoằng dương Phật pháp!
III. Nhận thức sai lệch nghi thức Phật giáo
Người không hiểu Phật giáo khi đến chùa nhìn thấy người lạy Phật, tụng kinh, lạy sám hối, công phu tối và sáng, và các nghi thức tụng niệm khác; vì không hiểu rõ ý nghĩa chân thực của các việc này liền cho rằng đó đều là mê tín. Về phương diện này có rất nhiều vấn đề, dưới đây xin chỉ nói sơ lược vài điều.
1. Lạy Phật
1.1. Ý nghĩa của việc lễ lạy chư Phật, Bồ tát
Chúng ta vào chùa lễ Phật, dâng hương hoa, đèn nến cúng dường Đức Phật. Tín đồ của thần giáo ở phương Tây cho rằng chúng ta lạy hình tượng là việc mê tín.
Kỳ thật, Đức Phật là đấng giáo chủ của chúng ta, là con người bình thường tu tập đạt đến quả Phật viên mãn rốt ráo; các đại Bồ tát cũng là những bậc sắp bước lên ngôi vị Phật. Họ chính là nơi cho chúng ta quay về nương tựa, là những vị dìu dắt chúng ta. Tôn kính Đức Phật và các vị Bồ tát đương nhiên phải biểu hiện bằng hành vi cụ thể, giống như cung kính cha mẹ cũng cần phải thể hiện sự lễ phép.
Khi Đức Phật còn tại thế, khi có vấn đề gì, chúng đệ tử có thể trực tiếp đối trước Ngài cung kính thưa hỏi. Hiện tại, Đức Phật Thích ca đã nhập Niết bàn, còn chư Phật và Bồ tát ở các thế giới khác đều không hiện thân nơi thế giới này; vì vậy không thể không dùng giấy để họa vẽ, xi măng hay gỗ để khắc chạm hình tượng của các Ngài để làm biểu tượng để cung kính lễ lạy. Bởi vì đó biểu thị cho hình tượng của chư Phật và Bồ tát, nên chúng ta mới cung kính đảnh lễ; không phải cung kính đảnh lễ giấy, đất, gỗ và đá.
Như chúng ta yêu đất nước của chúng ta, phải làm gì để thể hiện tình yếu ấy? Dùng vải màu để làm thành lá cờ tổ quốc, khi chào cờ, phải cử hành nghi lễ long trọng trang nghiêm, cung kính hướng về lá cờ tổ quốc; chúng ta có thể nói đó mê tín chăng? Thiên Chú a giáo cũng có biểu tượng tôn thờ, Ky Tô giáo tuy không có biểu tượng, nhưng cũng có Thánh giá để làm biểu tượng tôn thờ, có lúc còn quỳ xuống cầu nguyện; những hành động đó với sự lễ Phật có gì khác nhau? Cho rằng đảnh lễ Phật trong Phật giáo là đảnh lễ hình tượng, đó chỉ là ác ý của tín đồ thần giáo ở phương Tây vì muốn phá hoại chúng ta.
1.2. Cúng dường hương hoa đèn nến biểu hiện sự cung kính, cũng biểu thị sự tu tập theo sự thanh tịnh và ánh sáng trí huệ nơi Đức Phật
Cho đến dâng cúng hương hoa và đèn nến thì thế nào? Khi Đức Thế Tôn còn tại thế, ở xứ Ấn, người ta mang những thứ này đến cúng dường Ngài. Đèn nến biểu hiện cho ánh sáng trí huệ, hương hoa tượng trưng cho hương giới đức thơm thanh khiết. Tin Phật đảnh lễ Phật, một mặt đem lễ vật dâng cúng Phật để bày tỏ lòng cung kính, một mặt cũng biểu thị tu tập theo ánh sáng trí huệ và sự thanh tịnh nơi đức Phật.
Không phải dâng hoa đốt hương để Đức Phật ngửi hương thơm, không phải đốt đèn thắp nến để Ngài mới nhìn thấy được vạn vật. Tôn giáo ở phương Tây, đặc biệt là Thiên Chúa giáo, không dâng những thứ này sao? Đây vốn là nghi thức chung của một số tôn giáo.
Đảnh lễ đức Phật cần phải cung kính thành tâm, khi đảnh lễ Phật cần phải quán tưởng Phật là đấng Chơn chánh. Nếu đảnh lễ Phật mà tâm lại nghĩ đến việc khác, hoặc nói chuyện, như vậy là không cung kính, mất đi ý nghĩa của lễ lạy Phật.
2. Lễ sám
Tín đồ Phật giáo thường lễ sám, tụng kinh; những người thuộc tôn giáo khác, hoặc người không theo tôn giáo nào, cũng thường hiểu sai cho đó là mê tín.
Sám, nguyên gốc của nó thuộc tiếng Ấn ộ, được phiên âm là sám ma; nghĩa là khi chúng ta đã phạm sai lầm, biết thừa nhận sai lầm ấy. Bởi vì làm con người từ kiếp quá khứ cho đến hiện tại, ai cũng gây nên những sai lầm, tạo nên vô số tội lỗi, còn lưu lại dẫn đến khổ nạn, nghiệp lực làm chướng ngại việc tu tập giải thoát. Vì muốn giảm nhẹ nghiệp lực và tiêu trừ những chướng ngại khổ nạn, do vậy đối trước chư Phật Bồ tát và chúng tăng, tự nhận những sai lầm mà tự mình gây nên, để nghiệp chướng của mình được tiêu trừ.
Trong Phật giáo có pháp môn lạy sám, đây giống như phương pháp hối cải bên Cơ đốc giáo; đứng về phương diện tiến tu của tôn giáo, pháp này rất quan trọng. Sám hối, nghĩa là tự mình phải biết ăn năn hối lỗi, tâm phải thật sự thành khẩn sửa đổi, đó mới phù hợp với ý nghĩa sám hối trong đạo Phật.
Một số người không hiểu sám hối cần phải thực hiện như thế nào? Các vị Tổ ngày xưa biên soạn bộ nghi thức sám hối, dạy cho chúng ta khi niệm tụng từng câu, miệng tụng, tâm lắng lòng suy nghĩ, hiểu được ý nghĩa của đạo lý, để sám hối những tội nghiệp của mình. Trong nghi thức sám hối, chư Tổ dạy chúng ta lễ Phật thế nào để cầu chư Phật và chư Bồ tát từ bi gia hộ; tự nhận những lỗi lầm của mình, hiểu rằng sát sinh, trộm cắp, tà dâm v.v., là những việc không đúng; thành tâm sửa đổi những gì đã phạm và phát nguyện tu tập. Đó là nghi thức sám hối mà các vị Tổ quá khứ đã truyền dạy chúng ta, (Cơ Đốc giáo cũng có dạy văn cầu nguyện). Nhưng sám hối quan trọng là xuất phát từ tâm chân thành tha thiết, quyết chí sửa đổi.
Có một số người có sẵn nghi thức sám hối cũng không tụng niệm, lại thỉnh người xuất gia đến tụng; cứ như thế, bản thân mình không biết sám hối, chuyên thỉnh người xuất gia đến lạy sám thay cho mình. Khi cha mẹ hay người thân qua đời, cần nương oai lực của Tam bảo để tiêu trừ tội lỗi cho cha mẹ hoặc quyến thuộc, họ cũng thỉnh người xuất gia đến hành lễ, cầu nguyện cho người mất được siêu thăng. Nếu không hiểu được ý nghĩa căn bản của Phật pháp, vì muốn phô diễn mặt ngoài, vì phong tục nhân gian, chỉ bỏ vài đồng tiền thỉnh vài vị xuất gia đến lễ sám tạo công đức, còn bản thân mình lại không tin Phật pháp, tâm không có chút chí thành tha thiết sám hối, như thế đã đánh mất ý nghĩa căn bản của bái sám.
Phật giáo lưu truyền đến sau này, ý nghĩa của việc sám hối càng trở nên mờ nhạt. Bản thân người tu học Phật không biết sám hối, bất kể gặp việc lớn nhỏ đều thỉnh mời người xuất gia, khiến người xuất gia quá bận rộn với các việc này, hôm nay gia đình này thỉnh lạy sám, ngày mai nhà kia thỉnh cầu siêu. Có nhiều tự viện ngày ngày lấy những việc này làm việc chính, còn sự nghiệp chính yếu của người xuất gia lại bỏ bê không lưu tâm, đây chẳng trách Phật giáo bị suy yếu.
Vì thế, sám hối quan trọng ở chính mình, nếu mình chí thành tha thiết sám hối, dù chỉ sám hối trong một giờ đồng hồ, công đức đó còn nhiều hơn thỉnh mời nhiều người đến tụng kinh trong nhiều ngày. Hiểu rõ đạo lý này, con cái nếu muốn trọn hiếu đạo đối với cha mẹ, nên vì cha mẹ mà tự mình thực hành sám hối, sẽ được công đức rất lớn, bởi vì sự quan hệ mật thiết giữa những người chung huyết thống. Người xuất gia không nên lấy việc lễ lạy, tụng kinh cho người làm việc chính yếu; bởi vì đó không được ích lợi gì, chỉ làm cho người thế tục xem thường và hủy báng.
3. Tụng kinh
Người tu học Phật sớm tối có hai thời tụng kinh niệm Phật, trong nhà Phật gọi là công phu sáng và công phu chiều. Ky Tô giáo sớm tối và khi dùng cơm có lời văn cầu nguyện, tín đồ Thiên Chúa giáo cũng đọc kinh vào buổi sáng và chiều. Những nghi thức tôn giáo này vốn không có vấn đề gì. Chẳng qua vì việc này có nhiều người tìm đến tôi và nói rằng: “Không tu học Phật thì không có vấn đề gì, vừa mới học Phật thì nhiều vấn đề phát sinh. Ba mẹ của con tụng kinh vào mỗi sáng và tối, mỗi thời mất hai giờ đồng hồ. Nếu mỗi người tu học Phật đều như thế thật sự công việc nhà không thể nào trôi chảy được.”
Tình trạng này quả thật xảy ra trong một bộ phận người cư sĩ, khiến cho người ta hiểu lầm rằng đạo Phật chỉ dành cho người già rảnh rỗi, không phù hợp với người đang phải làm việc. Kỳ thật, công phu sáng và tối không nhất định phải tụng kinh gì hay niệm danh hiệu Phật nào, cũng không nhất thiết phải tụng niệm nhiều và lâu; có thể tùy theo sở thích mà tụng niệm, căn cứ vào tình hình thực tế mà sắp xếp thời gian. Chính yếu phải xưng tụng ba quy y; mười lời nguyện của Bồ tát Phổ Hiền cũng rất quan trọng.
Phật giáo Nhật Bản được truyền đến từ Trung Quốc; Tịnh Độ tông, Thiên Thai tông, Mật tông, v.v., mỗi tông đều có nghi thức tụng niệm, phải đơn giản không mất nhiều thời gian, đó là tình hình Phật giáo ở thời nhà Đường và Tống. Nghi thức tụng niệm ở Trung Quốc vào thời cận đại có: (1). Nghi thức sử dụng trong tòng lâm: Trong tòng lâm có đến mấy trăm vị, mỗi lần tập hợp lại phải mất rất nhiều thời gian, để thích ứng với môi trường đặc biệt này nên khóa tụng niệm khá dài. (2) Từ đời nhà Nguyên, nhà Minh trở đi, Phật giáo có chiều hướng hỗn hợp. Bấy giờ nghi thức thời khóa tụng niệm được biên soạn đầy đủ với nhiều nội dung, nhằm thích hợp sự tu học của những người trong các tông phái khác nhau. Kỳ thật, người tại gia không nhất thiết phải làm như vậy.
Trước đây, ở Ấn Độ, người tu tập theo Phật giáo đại thừa, mỗi ngày có sáu thời thực hành năm pháp sám. Thời gian ngắn hơn một chút nhưng chẳng sao, số lần có thể tăng lên. Tóm lại, tu học Phật không chỉ dừng lại ở nghi thức tụng niệm; đặc biệt chúng tại gia tu học Phật không nên tụng niệm nhiều và lâu, để ảnh hưởng không tốt đến công việc gia đình.
4. Đốt giấy tiền
Ở Trung Quốc thời cổ xưa, khi cúng giỗ tổ tiên, có phong tục đốt lụa trắng, đốt một ít lụa gửi cho tổ tiên dùng. Sau đó, để đơn giản đã đốt giấy thay lụa; đến thời sau này, dùng giấy làm đồng tiền, vàng thẻ và tiền giấy, thậm chí còn làm nhà, xe hơi để đốt. ó là những phong tục tập quán do người xưa truyền lại, không ngừng thay đổi phát triển, chúng không phải bắt nguồn từ Phật giáo mà có.
Những việc làm này cũng có một điểm hay, đó là con cái thể hiện một chút hiếu thảo đến cha mẹ đã mất. hi ăn cơm nghĩ tưởng đến cha mẹ tổ tiên, mặc áo quần cho đến chỗ ở đều nhớ đến tổ tiên. Sự không quên ân đức của cha mẹ tổ tiên, mang ý nghĩa của “Thương tiếc cha mẹ kính tưởng tổ tiên”.
Đạo Phật truyền sang Trung Quốc, để thích hợp với bản xứ, các phương tiện cùng với niệm kinh lễ Phật được gộp thành một. Riêng Nho giáo chủ trương “Tiễn người chết là việc quan trọng” và “An táng long trọng”, điều đó không tránh khỏi sự phô trương lãng phí. Cho rằng đốt vàng mã nhiều càng tốt, nên mới bị người ngày nay phê bình; từ đó nghi thức trong Phật giáo cũng bị cho mê tín và lãng phí.
Tín đồ Phật giáo cần phải hiểu rõ ý nghĩa này, đặc biệt không nên đốt giấy tiền vàng bạc, bởi vì trong Phật giáo không làm những việc đó. Nếu muốn tưởng niệm đến người mất có thể đốt một ít làm tượng trưng, tốt nhất không nên đốt trong chốn già lam, để tránh do việc làm của chúng ta mà Phật giáo chịu tiếng không hay.
5. Bốc thăm, bói quẻ, cầu cơ
Có nhiều chùa, bên trong tổ chức những hoạt động như bốc thăm, bói vẻ, thậm chí cả cầu cơ, lên đồng v.v., nên bị xã hội gièm pha, cho rằng mê tín. Kỳ thật, Phật giáo thuần chánh không chấp nhận những việc làm như vậy (có hiệu nghiệm hay không là vấn đề khác). Người chân chánh tu học Phật chỉ cần tin nhân quả; nếu trong quá khứ và đời nay đã tạo những nghiệp ác, nhất định không thể dùng phương thức theo lành tránh họa mà có thể trốn tránh quả nghiệp ác.
Làm thiện được quả báo an vui, làm ác ngày sau khó tránh khỏi quả khổ. Muốn được quả tốt, cần phải làm nhiều công đức. Người đệ tử Phật chỉ cần biết làm nhiều điều lành, tất cả công việc đúng như pháp hợp đạo lý thì nên làm, tuyệt đối không nên dùng thủ đoạn hèn hạ để đầu cơ trục lợi, những hành động như thế không xuất hiện trong Phật giáo. Tín đồ chân chánh của Phật giáo phải tin tưởng lời Phật dạy, phải tuyệt đối tránh xa những hoạt động tôn giáo thiếu lành mạnh này.
IV. Dựa vào tình trạng hiện tại nhận thức Phật giáo
Một số người Trung Quốc không hiểu biết Phật giáo, không nắm bắt được tình hình Phật giáo quốc tế, chỉ căn cứ tình hình hiện tại của Phật giáo nước nhà mà tùy tiện phê bình Phật giáo. Dưới đây là hai vấn đề thường gặp.
1. Tin theo Phật giáo, đất nước sẽ suy vong?
Họ cho rằng Ấn Độ vì tin theo Phật giáo nên mới bị mất nước, bấy giờ họ nhìn nhận độc đoán, yêu cầu người dân ở đất nước Trung Quốc giàu mạnh không được tín ngưỡng Phật giáo.
Kỳ thật, đây là nhận thức hoàn toàn sai lầm. Bởi vì nghiên cứu qua lịch sử Phật giáo, biết rằng trong quá khứ, thời đại mà nước Ấn Độ cường thịnh nhất chính là thời điểm mà Phật giáo hưng thịnh nhất. Bấy giờ, vua A Dục của vương triều Khổng Tước thống nhất đất nước Ấn ộ, truyền bá Phật giáo đến khắp nơi trên thế giới. Sau đó, đạo Bà la môn phục hưng, Phật giáo giáo suy tàn, đất nước Ấn ộ ngày càng hỗn loạn. Ngay thời điểm Ấn ộ bị diệt vong bởi Hồi giáo và đế quốc Anh, Phật giáo cũng bị suy tàn, thậm chí không còn tồn tại trên đất nước này.
Trong lịch sử Trung Quốc cũng có những sự việc thực tế như thế. Hiện nay gọi là Hoa Kiều là người đời Đường, Trung Quốc là Đường Sơn, có thể thấy thế lực của Trung Quốc vào thời nhà Đường rất hùng mạnh. Thời nhà Đường vừa đúng vào thời kì Phật giáo huy hoàng nhất; khi Đường Võ Tông phá hoại Phật giáo cũng chính là thời điểm triều đại nhà ường suy vong. Sau đời Đường, các vị như Tống Thái Tổ, Chân Tôn, Thái Tôn, Nhân Tôn đều tôn kính Phật giáo; cũng chính là thời kì hưng thịnh của triều Tống. Bản thân Minh Thái Tổ (tức Chu Nguyên Chương, triều Minh) là người xuất gia, Thái Tôn cũng là người rất tin tưởng Phật giáo; đó không phải đều là thời đại chính trị có kỷ cương, đất nước được phồn vinh chăng?
Nhật Bản hiện tại mặc dù bị thất bại, nhưng sau thời Minh Trị Duy Tân, nước này được liệt vào cường quốc giàu mạnh của thế giới, người dân bấy giờ đa số là tín đồ Phật giáo. Vậy ai nói tin theo Phật giáo khiến cho đất nước suy vong? Do vậy, theo lịch sử cho thấy, thời điểm mà thế lực đất nước hùng mạnh chính là thời kì Phật giáo hưng thịnh. Vì mong muốn gìở đất nước Trung Quốc hiện tại rất giàu mạnh mà lại phản đối sự xiển dương Phật giáo?
2. Phật giáo không lợi ích cho xã hội?
Thời đại ngày nay, người Trung Quốc nhìn thấy Thiên Chúa giáo, Ky Tô giáo v.v., xây dựng trường học, bệnh viện v.v.; còn Phật giáo ít hoạt động, nên nói Phật giáo tiêu cực, không đóng góp việc gì thiết thực cho xã hội, không lợi ích cho xã hội.
Đây là những luận bàn sai lầm. Quá lắm chỉ có thể nói rằng: Hiện tại tín đồ Phật giáo Trung Quốc không nỗ lực, không hết lòng, nhất định không phải Phật giáo không cống hiến cho chúng ta.
Trong quá khứ, Phật giáo Trung Quốc cũng tổ chức hoạt động từ thiện. Hiện nay tín đồ Phật giáo Nhật Bản mở rất nhiều trường đại học, trường Trung học v.v.; rất nhiều người xuất gia làm hiệu trưởng các trường đại học cũng như Trung học và làm giáo thọ; công tác từ thiện thường do tăng chúng trong các tự viện phụ trách. Đặc biệt tín đồ Phật giáo ở các nước Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan đều giữ gìn mối quan hệ mật thiết với giáo dục, cùng tổ chức công tác từ thiện. Do vậy không thể nói Phật giáo không đem lợi ích thiết thực cho xã hội, mà chỉ có thể nói tín đồ Phật giáo Trung Quốc nên tự mình nhìn nhận chưa làm tròn phận sự của người đệ tử Phật, cần phải nỗ lực nhiều về phương diện này, mới phù hợp với ý nghĩa Phật giáo cứu giúp đời, khiến cho Phật giáo ngày càng phát triển .
Một số người Trung Quốc nhận thức Phật giáo rất sai lệch, những gì hôm nay đề cập là vấn đề khá phổ biến. Hi vọng mọi người hiểu được ý nghĩa này, làm một người Phật tử có sự tín ngưỡng chân chánh, ít nhất cũng loại bỏ sự hiểu sai về Phật giáo, khiến phát huy tinh thần xưa nay của Phật giáo thuần chánh. Nếu không, nhìn họ tín ngưỡng Phật giáo hết sức chí thành, nhưng thực tế lại có quá nhiều nhận thức sai lệch, tin mà cũng như không tin, cho nên khó trách bị xã hội chê trách!