Người đời vì lập nghiệp, thành gia, sinh con, mua xe, mua nhà v.v... muôn điều bận rộn! Tu hành học Phật không vì những việc thế tục này mà bận rộn! Cuộc sống qua đi thì tốt, nếu có ít tiền gởi ở ngân hàng để sinh lợi tức, cũng có thể để sinh sống, sự nghiệp không có thì ngại gì? Cần nên hướng đến việc niệm Phật vãng sanh về thế giới Cực Lạc.
Tiền bạc chẳng phải là vạn năng; Chẳng nên cho tiền bạc là vạn năng, có được tiền là mua được quỉ đuổi được ma.
Tiền bạc nhiều thì lo rầu nhiều; Đã có tiền bạc nhiều thì luôn ở trong sự lo âu và sợ sệt.
Tiền bạc cố nhiên là cần, thật ra chẳng có thể đầy đủ toàn bộ nhu cầu cho tánh tham con người. Ví như sự: khẩn trương, lo rầu, sợ sệt, phiền muộn, rỗng tuếch; Hay là: thoải mái, vui vẻ, tự tại, phấn chấn cũng chẳng thể dùng tiền bạc để đổi lấy được.
Xác nhận tiền bạc ở trong cuộc sống ngày thường là “vật phải cần”, ăn uống, mặc, giao thông, vui vẻ... đều cần đến nó, cuộc sống của mỗi người cùng với tiền bạc rất gần gũi tương quan, nhưng có một ngày lúc tiền sụt giá hay không có tiền, thế thì không thể vui vẻ được.
Cơm hẩm áo thô, vui thú rõ ràng như cũ; Nếu lo lắng lăng xăng không dừng, buồn lo họa hoạn trói thân, thì dẫu mặc gấm ăn sang, cũng chỉ cảm thấy muôn điều sầu khổ.
Chờ khi tư tưởng thông rồi, thấy rõ ràng rồi, thì ta nhiều tiền như thế, cũng chỉ là cái rương! Sau khi tiền nhiều dư dũ, ngược lại bị gặp khổ não và rầu lo rất là nhiều, cho nên đừng vì tiền nhiều mà bận rộn lăng xăng!
Áo mặc, cơm ăn, đến đi, qua lại... những việc người đời đã tốt lại càng muốn tốt, đã nhiều lại càng muốn nhiều, thậm chí dùng sinh mạng để đổi lấy. Nhưng thực tại có thể hưởng dùng thì có hạn, ăn nhiều một chút thì đau căng bao tử, mặc nhiều một chút thì nóng đổ mồ hôi, một thân chẳng thể ngủ hai giường. Vật ngoài thân thì muốn càng nhiều càng tốt, thật ra có thể hưởng dùng được bao nhiêu? Lúc chết đi mang theo được cái gì? Song thì con người rốt cuộc vẫn là con người, cầu lấy trên cơ bản vật chất đầy đủ, mà đừng nên làm dày thêm việc sai quấy; Nhưng nếu đảo lộn gốc ngọn, một khi mê muội tìm cầu cho đầy đủ trên vật chất, rồi thì cho rằng tiền bạc là mục đích của đời người, rồi tự cho là lẽ phải, học Phật tu hành như đây, muốn vãng sanh về thế giới Cực Lạc ngược lại thì trôi mãi trong luân hồi.
Phấn chấn cầu tài, lục đục vì danh, song, dẫu cho kiếm được tiền của rất nhiều, đối với việc vị lai vẫn không hiểu được một chút nào, chẳng nắm chắc mảy may, rốt cuộc mới phát hiện giàu có thật ra không phải mục tiêu của đời người, há chẳng phải là một cuộc bận rộn rỗng không! Người xưa nói rằng: “Ruộng tốt vạn khoảnh, ngày ăn một thăng, nhà rộng ngàn gian, tối lại cũng chỉ ngủ một giường”. Thân ta thật ra sự nhu cầu chẳng nhiều, ngược lại sự xa xỉ ham muốn chính ta và ăn mòn riêng tư, cho đến nỗi cả ngày chẳng thể nào vừa ý, thật thoải mái được. Tuy trên vật chất là giàu có, song sinh mạng ngược lại thiếu vị khô cằn. Đứng về cuộc sống tinh thần mà nói, thì nghèo thiếu không có gì cả.
Thảng hoặc chỉ vì bận rộn, tranh danh đoạt lợi, vơ vét giàu có, thê thiếp đầy nhà, nghiên cứu ăn ngon mặt đẹp, tâm say nơi tiếng tăm sắc dục, cuộc sống vật chất mong cho cao cấp mới có sỉ diện, mới có phong độ, mới có hiển hách... bề bộn bận rộn cả ngày vì danh vì lợi, chứa nhóm ý niệm này, tâm thần vì đó mà tiều tụy, không có phút giây yên ổn, lo rầu nghĩ nhớ lớp lớp, mây sầu giăng thảm, khổ não không thể tự tiêu cho đến chết, buồn này lúc nào mới tránh khỏi!
Người đời lục đục, hấp tấp bôn chôn, rộn ràng, nhộn nhịp, việc để tìm cầu không ra khỏi hai chữ “danh lợi”; Sự thật, sau khi thành danh được lợi, ngược lại thì đời người ấy cái khoảng cách với hạnh phúc và khoái lạc rất xa; Bởi vì danh lợi trọn không có chỗ dùng, mà vả lại được thì khó, mất thì dễ; Chẳng những là cần giữ lấy cái lợi ích ấy mà đã phải phơi lòng treo mật để có được, còn đem sinh mạng để tìm cầu cho cao hơn một bực, do đó lại có chủ định khổ nhọc trọn đời, không được yên ổn.
Làm quan to hay có tiền nhiều mới có sỉ diện, làm công việc nặng nhọc thô kệch, ăn đạm bạc đậu rau thì không có sỉ diện, bị người coi thường; Đây tức là không thấy rõ, tự chuốt khổ não. Kỳ thật, có sỉ diện, là tâm hư vinh làm điều quái gở, cuộc sống đời người mãi mãi trôi chuyển trong sáu đường, tức là tham ái dính mắc vấn đề “có sỉ diện” này.
Tiền bạc không phải là ở nơi có nhiều, dùng hàng ngày đủ là được; Làm quan chẳng là phải lớn, mà làm tốt trách nhiệm là được; Mạng sống chẳng phải ở chỗ dài lâu, mà phải khỏe mạnh thì vui. Không tham bên ngoài thì thanh tịnh bên trong, vả lại được nhiều phước; Tâm không xấu hổ thì khỏe mạnh và tuổi thọ nhiều. Có hai việc: Phước Thọ này thì sẽ tốt hơn nhiều so với: Tiền vàng nhiều, sự nghiệp nhiều, con cháu nhiều. Đã nhiều tiền thì sẽ bị chi phối không tốt, là nguồn gốc của tội ác.
Tự ta say sưa, do đó cũng chính ta khen thưởng cho ta, cũng tức là tự mình coi trọng mình. Không có sự tự ti mặc cảm là không chú trọng sỉ diện, không coi trọng mình, cũng có thể thu được cảm nhận đầy đủ và vui vẻ, thảnh thơi tự tại, thân tâm tự nhiên khỏe mạnh thoải mái; Đời người có cảnh giới này, lại cầu gì để được người khen thưởng (có sỉ diện).
Sự nghiệp đã lớn, sự tình đã nhiều, công việc đã nặng, ranh giới quan hệ của người lại phải ứng phó cho tốt, việc nhiều tâm phiền, cả ngày bận rộn, khổ nhọc quấy động trong tâm, làm cho thân tâm cứ mãi khẩn trương. Đời người giàu có vốn có định số, chẳng nên giở thủ đoạn trong ý mà cưỡng cầu, nếu được cũng chẳng thể hưởng lâu. Xem rõ những vấn đề đó, coi thường những vấn đề đó, giàu có hay nghèo khó cũng nên để nó thuận với tự nhiên, mà bình thường. Ông chủ nhỏ, người làm công, ngày làm tám tiếng đồng hồ, chẳng làm thêm; Tự hưởng lấy đúng với công sức mình đổ ra, có gì là chẳng tốt? Tiền ít một chút, có thể ước lượng sự thu vào để mà xuất ra, còn dư tiền thì phải khéo giữ, lúc không có công việc thì có để mà ăn, không cầu người khác, không có người tìm tới để đòi nợ, chẳng nóng nảy, chẳng lo nghĩ, một thân nhẹ nhàng, cuộc sống được vui vẻ tự tại.
Phật pháp yêu cầu người đời chẳng nên chấp nơi hư danh, tài lợi, riêng tư trong lòng, ham muốn của người, vật chất... Vì những vấn đề này đều là nhân tố chủ yếu của khổ đau đời người. Vì những vấn đề này không những khiến cho con người sanh lòng xảo quyệt đoạt lấy, làm thương hại đến đạo lý, mà rốt cuộc rồi còn phải chuốt lấy ngày lâm chung chẳng tốt đẹp yên bình.
Xem thấu suốt sự lý tình người, thì có thể không còn lo nghĩ; Xem không thấu, nghĩ không rõ, thì sẽ tâm phiền toái suy nghĩ loạn động. Phiền não nhiều do hai chữ DANH LỢI mà ra; Lạc quan nhiều do một niệm CHẲNG CẦU mà có. Không yêu cầu quá sức, thì không có sự thất vọng ngoài ý muốn; Mà đã không có sự thất vọng ngài ý muốn thì không sinh ra sự oán trách. Đem hai chữ “danh lợi” bỏ đi, tâm cảnh bèn sẽ linh thông sáng suốt; Trừ sạch quan niệm “tham cầu”, phiền não tự nhiên trong suốt.
Xem và phá một cách triệt để năm dục danh lợi, chuyên tâm nhứt ý niệm Phật, không nhìn gió mây biến huyễn, trăng khuyết trăng tròn, xem cái gì cũng đều không động ở bên trong, thế mới là chơn tâm tu hành.
Nuôi con ngừa lúc tuổi già, ngậm kẹo đùa trẻ (niềm vui thú của người già), thời đại đó đã qua rồi. Thời đại biến chuyển, trào lưu biến chuyển, hoàn cảnh cũng biến đổi; “Nuôi con” chỉ là một vấn đề trách nhiệm, một loại nghĩa vụ. Niềm hy vọng thời đại con trẻ nuôi người già đã qua rồi. Con cái trong thời hiện đại cần phấn đấu chính mình, độc lập chính mình, là một gia đình nhỏ, đã không có thời gian và sức lực dư thừa để chiếu cố người già. Nếu lại muốn nuôi con để ngừa lúc tuổi già, không nên ngóng chờ lỗ mũi con cái mà thở, nên nhìn sắc mặt của con cái, thậm chí biến thành vật thừa trong tâm trong mắt của con cái, thế thì thê thảm quá! Con cháu tự có cái phước của nó, chẳng nên vì con cháu mà làm trâu làm ngựa; Con cái lúc còn nhỏ thì nuôi dạy cho tốt, lớn lên thành người rồi thì hết chức phận, nên giữ ít tiền, làm việc học Phật tu hành cho chính mình (Niệm Phật), nên tinh tấn để vãng sanh về thế giới Cực Lạc.
TIÊU TRỪ NIỆM THAM
1. Nhìn thấu suốt, phân tích rõ, hiểu được cái gì là CHƠN THƯỜNG, cái gì là VÔ THƯỜNG, biết tất cả không khả năng giữ mãi, có mãi, chấp mãi, cũng không cần lấy nhiều, chứa nhiều, quán chiếu thấy năm uẩn là không, tự nhiên không có niệm tham.
2. Đời người giàu có vinh hoa, sinh chẳng mang đến, chết cũng chẳng đem theo, được chẳng vui, mất chẳng buồn, tham của người khác làm gì? Vả lại sau khi chết vãng sanh về thế giới Cực Lạc thì vạn lần tốt đẹp đầy đủ.
3. Một việc ham muốn mong cầu (dục vọng), ở nơi niệm trọn không chỗ dừng nghỉ, tuy là do tham mà được, cũng vĩnh viễn khó mà đầy đủ; Ngược lại, vọng niệm thì điềm tĩnh chẳng cầu, tuy là ngay nơi không có gì, mà rõ ràng tự được, không mảy may gì là chẳng vui.
4. Người ta có thể tiêu trừ niệm tham, thì sẽ ít chấp trước, ít tranh đoạt, ít đố kỵ, ít oán trách, khiến cho xã hội có xu hướng hòa bình yên ổn.
TIÊU TRỪ NIỆM SÂN
1. Niệm sân thường nhân nơi tâm giận mà khởi, tâm giận thường vì sự riêng tư của bản ngã, sự sai lệch của bản ngã, cân lường, so sánh, háo thắng, ỷ mạnh, ưa sỉ diện, ưa hư vinh mà khởi ra; Cho nên gọi là sợ mình chẳng thành mà thành ra giận người. Cần biết rằng người phàm việc phàm, mỗi cái đều có nhân duyên, mỗi cái tự phải nổ lực, mỗi cái đều có phước báo, sao không biết tự trồng ở nơi ruộng phước, mà lại chuyên đi làm cái việc ức chế phá hoại người khác, dẫu tổn hại người mà chẳng ích lợi gì mình!
2. Niệm sân lại thường còn do nơi tâm oán hận mà khởi, oán hận lại thường nhân nơi hiểu lầm, biết sai, bị xúi dục, bị ly gián, sinh tranh chấp, ôm lòng hiềm khích, nhớ lấy cừu hận, nghĩ sự phục thù v.v... mà khởi ra. Cần nên biết rằng con người đối xử với nhau, phải có đức bao dung cho lớn, có thể nhẫn việc để mà giúp đỡ, nếu còn oán sân với nhau thì kiếp nạn cứ xoay vần, họa báo không dứt được. Huống nữa oán sân với người thì kết lấy duyên ác, người ấy chưa chắc gì vì ta oán sân mà chuyển thành tốt; Ngược lại lượng thứ cho người thì có thể kết duyên thiện, người đó có thể nhân vì ta Từ bi mà được chuyển hóa, cảm hóa.
3. Ngay lúc niệm sân khởi, người niệm Phật nên chọn ngay mà dùng tuệ giác chiếu để gấp rút chuyển pháp, và làm phép quán “bình đẳng bất nhị”.
TIÊU TRỪ NIỆM SI
1. Thế gian vốn không có thị phi, được mất, tất cả bởi do tâm huyễn (không chơn) của con người tạo tác giả định, chúng ta nên thận trọng rõ ràng chỗ tạo tác đóù là hợp lý hay không? Là chính đáng hay không? Có ý nghĩa giá trị hay không? Nếu như không nhận rõ xanh, hồng, đen, trắng thì mù mắt chạy theo, si mê vọng chấp, tự rơi vào cạm bẫy, cam chịu sự trói buộc, bèn là việc cực đoan ngu tệ.
2. Phước báo đời người, mỗi người tự có nhân duyên, tất cả nên tùy duyên, tùy hỉ mà lấy bỏ, chẳng nên mờ mắt mong cầu, si mê trói chặt, cưỡng lấy xảo đoạt, mánh khóe khổ cầu, chỉ là tạo ra những duyên nghiệt ngã, nhân quả trả báo nhau, để hại vô cùng.
3. Tự đến khuyên người dừng sự tranh cãi là nghĩa cử thiện, khích người đấu tranh với nhau là nghiệp ác. Hãy còn si mê ở nơi tranh chấp tới cùng, đấu tranh ghê gớm, kết cừu báo oán, thì lâm vào thế ngồi trên lưng cọp, tự chuốc phiền toái và não hại người khác, kia đây trái chống, nhiễu nhương trọn đời. Vì việc gì đây? Chớ tạo sai quấy, người Thần đều buồn.
4. Người niệm Phật, nên hằng giờ phải quán chiếu tự tánh, rõ ngộ bản thể thanh tịnh, phá trừ vô minh, tự nhiên xa rời được si mê.
TIÊU TRỪ NGÃ KIẾN
1. Sự nhu cầu một ngày của đời người, trăm công việc muốn được chu toàn thì kia đây phải nương nhau, hợp tác giúp đỡ cho nhau, mới có thể cùng tồn tại cùng hưởng lấy. Nếu miễn cưỡng chia ra: kia đây, cùng nhau đấu tranh chê bai nhau, thì rõ ràng tàn hại cùng nhau.
2. Con người quí ở chỗ là khoang dung thông cảm với nhau, vui hòa chung ở, hóa giải oán cừu, vun bồi việc tốt đẹp, mà tránh khỏi sự phát sinh tranh chấp, tạo nên khẩn trương.
3. Con người mà khi đã muốn làm việt thiện, lợi ích chúng sanh, làm việc phục vụ, rộng lòng bố thí, thì còn e ngại gì nữa vấn đề tiện nghi bị người chiếm đoạt, chỗ ở tốt bị người chiếm lấy? Lại còn sợ gì nữa khi người khác hơn mình.
4. Cuộc sống nổi trôi như huyễn mộng, chẳng qua đời ta như kẻ lữ hành lặng lội một đời người vài mươi mùa nóng lạnh (năm) mà thôi! Cái ta có: nào chồng, nào vợ, rồi con cái, bạn bè xã hội, quốc gia... thậm chí chỗ gọi là của ta, cũng tạm là nhân duyên giả hợp, duyên phần có lúc hết, qua lại vô thường, chẳng phải chết rồi chấp cho vĩnh hằng, cũng chẳng phải lấy ta làm trung tâm, mà sinh kiến chấp lệch lạc, tư riêng, yêu thương và sân giận.
5. TA ngày hôm qua, chẳng phải TA ngày hôm nay, TA hôm nay chẳng phải TA ngày mai. TA bèn là ở sự biến hóa vô thường tùy lúc, nên chẳng thể được. TA đã chẳng thể được, thì hà tất gì phải tham chấp ở nơi cái TA này? Mà đi bài trừ bác bỏ cái chẳng là TA, công kích những gì khác mình, tạo thành tranh chấp, đố kỵ, hờn giận oán cừu, đối địch đấu tranh, tàn hại nhau v.v... biết bao điều đau khổ.
6. Người phải quay lại quán tự tánh là bản tánh thanh tịnh, chẳng dính mắc, chẳng ô nhiễm, quán sát thế gian tất cả đều “bình đẳng bất nhị”, không oán không thân, cũng không có kiến chấp tướng người tướng ta, tình và pháp cả hai điều mất, người và ta điều không, rõ ràng mà rộng lớn, sao lại có cái thấy (kiến chấp) riêng tư đối với ta?
TIÊU TRỪ CHẤP TRƯỚC
1. Tâm người thường mỗi khi bị vô minh che lấp, gặp việc chẳng kể là phải quấy, thiện ác, chủ quan trước tiên, thường ưa chấp lấy. Tâm như keo dính, gặp lợi là chấp lợi, gặp khổ chấp khổ, gặp vui chấp vui (gặp ngã chấp ngã, gặp pháp chấp pháp, gặp thấy (kiến) chấp thấy, càng chấp càng bền chắc, tâm bị chấp sai khiến nên rơi vào mê khổ).
2. Chấp thì phát sinh cái lực ma sát cản trở mà làm ngăn hại, chẳng chấp thì bốn phía đều không, tất cả sinh hoạt vô ngại, mới dễ giải thoát.
3. Nhân quả cũng chẳng nên chấp trước, có thể tùy duyên mà gạt bỏ hóa trừ. Nhân ác cố gắng chẳng nên dính mắc, nên cần làm thiện để hóa giải, trọn có lúc được tiêu trừ. Nhân thiện cũng chẳng nên dính mắc, vì bởi dính mắc sẽ có tướng: Ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả; mà chẳng thể giải thoát.
4. Đem pháp đời mà nói, ban đầu của đời người, cội nguồn là một tấm trắng không, tất cả phong tục, tập quán, pháp luật, chế độ, phải quấy, chia phân, sang hèn, được mất, cao thấp v.v... đều là sự quan hệ do nơi tâm huyễn giả định bày ra, tạo tác mà lập nên. Nhưng tất cả sự vật sau khi đã lập, thì có sự tương đối, do đó có lợi thì có tệ nạn, quan tâm việc này thì mất việc kia, theo duyên chuyển hóa, sinh diệt vô thường, thật sự không thành tâm ý và trạng thái bất biến, cũng không thành tiêu chuẩn và sự cao cả của thói quen bất biến. Cho nên xử sự quí ở chỗ khách quan không câu chấp, trọn không nên thành kiến, đối với tất cả các phép tắc chế độ, hành vi cung cách, dùng đến thì làm, bỏ thì xả buông, mới có thể nhân nơi con người, thời gian, công việc, nơi chốn mà điều chế thích nghi, làm bỏ phải sáng suốt thích nghi với nhân. Nếu còn chấp lệch lạc một chút trong đó mà nắm chắc chẳng buông rời, ăn lâu chẳng tiêu hóa, mê muội biến thành đần độn, ngoan cố biến thành bệnh tật, tự lụy tự khốn đốn, thì đi đến chỗ ngăn trở chướng ngại, không thể ứng xử với đời được viên dung, vả lại ngu muội mê hoặc chính mình, một đời bị sự sai bảo của kiến chấp và tình thức, bị khống chế và trói buộc, trần lao không hết, phiền não không cùng. Nếu còn đối với những cảm xúc này tức từng mức so tính ở nơi tâm, từng giờ chẳng quên ở nỗi nhớ, thì cái thần của tâm bị tước đoạt, liên tục quên mất đường về, tâm chẳng tự chủ, sự não loạn làm sao dứt được?
SỰ CHẾT TỐT ĐẸP
Con người - cầu cái gì? Cầu cuối đời được an lành mà thôi, cuối cùng được tốt đẹp tức là “sự chết tốt đẹp” mà mọi người nói đến. Cuối đời an lành là rất khó! Không thể dùng tiền bạc mà có thể mua được, con người đại phú đại quí không nhất định là đến cuối đời được an lành, người sống lâu trăm tuổi cũng không nhất định được cái chết tốt đẹp. Giả dụ ta thường nhìn thấy người khác trước lúc lâm chung bệnh rất lâu, tình trạng giãy giụa đau khổ như thế, cầu sống không được, cầu chết không xong, anh lúc đó sẽ có thể nói lên lời cảm thán: “ta một đời không cầu gì khác, chỉ cầu mong cuối đời được an lành thì tốt rồi!”.
Người ta lúc lâm chung, đều sẽ khinh hãi sợ sệt, sáu thần không chủ, tay quơ chân đạp, giống như con cua rơi trong than lửa và con kiến rớt trong chảo nóng. Trên thân thể phát sinh sự co giật mặt mày gân thịt, tròng con ngươi (mắt) nở to, thị giác chậm chạp si đần, hơi thở hiện tượng gân rút. Chúng ta bình thường chỉ xem bất quá là cái dáng giãy giụa bên ngoài, kỳ thật, nỗi bàng hoàng, đau khổ, sợ sệt không có sự trợ giúp... ở trong tâm của họ, đó mới là vấn đề bút mực khó có thể hình dung!
Được cuối đời an lành chẳng phải dễ. Cuối đời an lành, tuyệt không có thể nhờ vào sự man mắn, nhất định phải là do “Thật đức” rộng tu Phước - Huệ mới có thể được. Cuối đời an lành có sự quan hệ với thiện nghiệp trong quá khứ, nhưng chủ yếu nhất còn phải là do “đức tốt” đời này của chúng ta và tâm linh an ổn yên tĩnh và hòa bình. Trừ phi chúng ta có thể rộng tích chứa đức, dừng dứt vọng niệm, công phu gắng nhiều; không như thế thì lúc lâm chung rất khó được tự tại.
Cuối đời an lành là tâm không có ngăn ngại, kết quả là sự dẫn dắt của sợ sệt thì cuối đời an lành chẳng dễ dàng! cũng chẳng biết lúc lâm chung sẽ gặp phải chướng ngại gì. Vì sao cuối đời an lành là rất quan trọng ư? bởi vì giả như một người không phải chính xác là lúc thọ mạng hết, mà là do bệnh nặng, chết treo, họa xe, lửa đốt, chìm nước, thế thì họ có thể chứa hận trong lòng.
Lại nữa, lúc chết đột ngột (hoạnh tử), thân thể chịu nỗi khổ sở rất lớn, trong tâm buồn oán xen nhau, mà còn uất hận bất bình trong tâm.
Cuối đời an lành, có ba việc:
1. An lành nhỏ: Không gặp hoàn cảnh chết đột ngột ngoài ý, không bệnh mà chết.
2. An lành vừa: Cuối đời không những không có bệnh khổ, mà trong tâm không có nỗi oán và bệnh bên trong, ngước lên không thẹn với trời, cuối xuống không xấu hổ với đất, an lành vui vẻ mà qua đời.
3. An lành lớn: Chính mình biết trước giờ chết, mà thân tâm trọn không quái ngại, ra đi rất thoải mái, thậm chí còn có Phật và Bồ tát đến tiếp dẫn, sinh về cõi tịnh của Phật và Bồ tát, đây mới là đời người thành công.
Chúng ta muốn biết (đời này của mình có thể có rốt cuộc an lành hay không?) có ngay trong việc làm cuộc mộng từ nơi lúc bình thường của chúng ta, mộng loạn một khi thông suốt, đương nhiên là biễu thị vọng niệm còn có thể được đều phục. Vọng niệm không điều phục, đương nhiên là trượng trương cho việc tu dưỡng không đến nơi đến chốn. Tu dưỡng không tốt, làm sao có thể nắm chắc được cuối đời an lành?
Bởi vì làm mộng và cuối đời an lành có quan hệ mật thiết thế này, nên vị cao tăng đời nhà Minh là đại sư Tử Bá bảo chúng ta rằng: “Nếu muốn thành tựu được mau, sớm có chỗ nắm chắc được cuối đời an lành hoặc vãng sanh thế giới Cực Lạc, thì mỗi ngày sớm thức dậy, nên phản tỉnh cảnh mộng đêm qua, giả sử trong đêm qua chúng ta dấy lên một ác mộng lộn xộn lung tung, sáng nay nên thương tâm chảy nước mắt giống như mất cha mẹ, thì sau đó phải tự quở trách chính mình, sám hối và phát nguyện khẩn thiết, lại càng phải khẩn trương và nỗ lực dụng công. Mỗi ngày đều làm thế này, công phu luyện tập tâm trí nhất định tiến bộ rất mau”. Vì để cho chư vị rõ hiểu thế nào gọi là “mộng lộn xộn lung tung”? Ta cần phải trước tiên nói rõ một số chủng loại của mộng. Căn cứ lời chép của “Luật Thiện Kiến”, mộng có bốn loại:
1. Mộng do bốn đại không hòa; đây là vì do các cơ của thân thể không được đều hòa thích ứng mà phát sinh ra. Ví như lúc mới ngủ mộng thấy núi lở, hoặc bay nhảy trên hư không, hoặc thấy Cọp, chó Sói, đến rượt đuổi v.v... chẳng phải một. Những việc này đều là hư giả mà chẳng có thực tại.
2. Mộng thấy trước; “Ban ngày có suy nghĩ, thì đêm đến có mộng” mà mọi người nói, tức là chỉ do loại mộng này, vì trước đã xem thấy những sự việc hoặc hiện tượng nào đó không dứt được, mà sắp đặt tổ hợp nội dung, được nổi bày lên ở trong cảnh mộng, đây cũng là mộng hư giả mà không phải thật.
3. Mộng trời người; trời thần vì người làm thiện mà thị hiện cảnh mộng cát tường, khiến cho họ tiếp tục làm thiện. Vì người tạo ác mà thị hiện cảnh mộng sợ sệt và không tốt đẹp, để khuyên và ngăn trở họ chẳng nên làm ác nữa; đây là loại mộng chơn thật (có ứng nghiệm).
4. Mộng tưởng; mộng này là nhân vì phuớc đức và tội chướng trong quá khứ của người ta cảm hiện ra. Ví như người có phước đức trong mộng thường gặp sự tình cát tường và làm thiện. Người có tội chướng, thường gặp sự tình sợ sệt và bất thiện. Mộng thấy chúng ta ở nơi việc lễ Phật, tụng kinh, trì giới, bố thí, niệm Phật, cũng là thuộc mộng tưởng. Mộng được sự tình cát tường và làm thiện là chỗ có ích cho việc tu dưỡng đạo đức đối vớichúng ta.
Chỗ gọi là “mộng lộn xộn lung tung”, là chỉ những việc hư giả mà chẳng thật tại, vả lại đối với thềm bực cái ĐỨC của chúng ta lại không phải là cái mộng có ích.
Chư vị rất nên đặc biệt xem kỹ cảnh mộng! Vì cảm thọ ở trong mộng rất là chơn thật, nó là chỉ tiêu tu dưỡng thềm bực đạo đức của chúng ta. Đồng thời dấy lên mộng cũng có ba việc: Thiện, ác và không thiện ác. Mộng được lạy Phật, lễ Phật, niệm Phật, tụng kinh, nghe kinh, nói pháp, làm việc thiện, cứu người... là thuộc thiện và công đức. Mộng thấy mình đi làm việc sát sinh, trộm cướp, tà dâm, nói vọng v.v... những sự tình đó thuộc ác mộng. Mộng thấy củi, gạo, dầu, muối, dạo chơi công ty bách hóa, đi chơi công viên v.v... là thuộc loại mộng không thiện ác. Mộng được làm thiện là có sự trợ giúp cho thềm mức đức hạnh đối với chúng ta, mộng làm ác và việc thế tục lung tung là biểu thị bất lực trong tu hành của chúng ta, nên cần phải sám hối và nỗ lực dụng công mới được.
Trong đây nhân tiện nói rõ thêm một điểm tức là: Tạo ác nghiệp trong mộng, vì nghiệp tâm suy nhược, nên không thể quả báo. Có liên quan ở trên sách giới luật cũng nói rằng: “mộng các ác hạnh như: ăn cắp và tà dâm v.v... không kể là phạm giới”. Vì là hư mà không phải thật, ở trong mộng mà chúng sanh bị ta xâm phạm thì không có sự tổn thất thực chất. Huống nữa chúng ta chẳng có ý phạm giới tạo ác, mà là hạt giống và tập khí trong mộng tâm của ý thức mạnh, nó khống chế chẳng dừng, cho nên mới có thể làm ra mộng. Gọi là “mộng lộn xộn lung tung” ở trong đó nói đến, tức là có mộng có liên quan đến sự tạo tác và việc tạp thế tục.
Chúng ta là người học Phật tu hành, không những có thể cuối đời được an lành (vãng sanh thế giới cực lạc), mà có thể đang ngồi hoặc đang đứng mà chết. Cần nên chí thành tinh tấn, thời gian đến rồi tự hiểu rõ, nên sắp xếp tốt công việc của mình, chuẩn bị đến thế giới Cực Lạc.
Năm tàn sắp hết, chẳng bao lâu là ngày ba mươi tháng chạp, là sau cùng của một năm, nếu chưa chuẩn bị tiền bạc cho thỏa đáng, thì chủ nợ kéo đến, làm sao ngăn chặn được? người ta lúc mạng chung cũng là ngày ba mươi tháng chạp của một đời, là lúc sau nhất của đời người. Nếu chưa đem được lương phạn vãng sanh chuẩn bị trước cho thỏa đáng, thì ắt tay chân quơ cào, ác nghiệp nhiều đời đồng loạt hiện khởi trước mặt, làm sao dẹp thoát? Lâm chung tuy nương sự niệm giúp của người khác, các việc đều như pháp, cũng khó được cậy nhờ, ở chính mình cậy nhờ không được (vì lúc bình thường chẳng niệm Phật, niệm Phật nhiều, trong tâm không có Phật), nhờ nương nhà người ư? Làm sao có thể nương được, cho nên tự mình lúc bình thường tu hành, thì cần thật sự niệm Phật chuyên cần, niệm Phật nhiều, trong tâm có Phật, nhất tâm bất loạn, thì được lâm chung tự tại. Xin khuyên cùng chư vị nhân giả, tóm lại cần chuẩn bị sớm mới tốt.