Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Niem-Vi-Lai-Phat-Chong-Thanh-Tam-Muoi

Niệm Vị Lai Phật Chóng Thành Tam Muội
Đại Sư Phi Tích | Dịch Giả : Tịnh Sĩ

Luận về tâm nhị nguyên phân biệt nó hay khởi ra vọng niệm. Các vọng tuy hư giả huyễn hoặc mà lại hay ngăn ngại. Chỗ ngăn ngại này chưa được trừ bỏ thì thánh nhân còn phải lo toan.
Vốn đủ các âm vận mà không nói, pháp thân tuy rỗng rang mà có đủ mọi hình tướng. Chỉ vì các tướng không hiện bày nên nói là không có tướng vậy.

Ðối với yếu chỉ Nhất vị (nhất tâm) dứt bặt các đường nói năng làm sao biết được chỗ veà của nó. Cái tông thú Tam muội quét sạch các tri kiến, hiển bày qua việc nói nín, đâu phải chỉ Duy Ma im lặng, Văn Thù khen ngợi mà thôi.

Vì sao? Bởi lưới Ðế Thích chưa căng đâu thấy được ngàn ngọc anh lạc. Một khi lưới được trương rồi thì muôn mắt đều mở ra thôi (chưa nhất tâm niệm Phật nên chưa thấy, khởi niệm Phật thì rõ tất cả là Phật). Tắm biển lớn tức đã dùng nước trăm sông, niệm danh hiệu Phật thì thành tựu tam muội. “Một lời có thể ngăn dứt tất cả” chính là ý này. Giống như bỏ ngọc ma ni vào nước đục, nuớc đục không gì không trong; Ý tưởng Phật đưa vào tâm loạn, tâm loạn chẳng gì chẳng Phật.

Khi tâm và Phật đã khế hợp rồi thì cả hai đều mất. Cả hai đều mất là định vậy. Cả hai đều sáng soi là tuệ vậy. Cảnh giới này gọi là định tuệ đồng đều, cũng là chỗ nói: “Tâm nào chẳng là Phaät, Phật nào chẳng là tâm”. Tâm và Phật đã như vậy thì mọi cảnh mọi duyên không đâu không là tam muội.

Song người đời phần nhiều chỉ niệm tướng mặt tròn như trăng của đức Thích Ca quá khứ, tưởng tượng tướng mắt trong như biển của Phật Di Ðà hiện tại giống như nhổ tên độc, như vào an lạc cung. Ðó là pháp rất hay, nhưng chưa nghe nói việc niện tưởng tướng sáng soi như mặt trời của Chư Phật vị lai.Ấy cũng tại chưa thấu rõ rằng Ðức Như Lai đối với thô tâm của chúng sinh mà nói ra những điều vi diệu của chư Phật, mới ngăn cách chúng sanh ra ngoài chư Phật. Do vậy mà chưa nghe nói về tướng Phật vị lai và không có ai niệm tưởng.

Trong Kinh Tịnh Danh (Duy ma) có nói việc: chỉ ngửi hoa Ðởm bặc, không ngửi mùi gì khác và hoa có dính thân cùng chẳng dính thân. Ðó là hạ tiểu thừa xuống, đưa đại thừa lên vậy. Hạ tiểu thừa xuống thì bày chỗ ôm bát mà dầm dề nước mắt. Ðưa Ðại thừa lên thì hiển việc đồng vui ở cảnh giới bất nhị. Còn trong Kinh Pháp Hoa là Kinh định rõ pháp thanh văn, là Kinh vua trong các Kinh thì tất cả mùi hương Ðởm bặc này (quả vị Phật) ai cũng có đủ nhưng không hiện rõ thôi.

Do chưa phải là bậc liễu ngộ nên thấy chư Phật là bậc chí tôn, chúng sanh là kẻ chí tiện; tức là còn ý cao thấp sanh ra, còn tâm vọng niệm khởi phát. Có tâm niệm cung kính khinh ngạo khởi sanh thì tánh chơn như nhứt vị ẩn mất. Như thế tất coi vạn vật tầm thường như cây cỏ, xem thiên hạ nhỏ nhoi chẳng ra gì, khinh ngạo lễ nghi, ngông nghênh với người trưởng thượng, mặc tình buông thả tầm mắt theo cảnh vật, chẳng chịu nép mình. Ðó là trái với Duy Ma Kinh: “mọi cái nhìn, mọi cái cung kính đều là món cao quí nhất trong các món cúng dường”. Ðó cũng là không tin Kinh Lăng già nói: “Như Lai tạng tự tánh thanh tịnh, chuyển 32 tướng vào trong tâm tất cả chúng sanh như cột bảo châu raát quí giá vào trong áo bẩn”. Ðã vậy, làm sao thấy được kẻ cùng tử xin ăn trong thành và đức Như Lai cao quí bình đẳng không khác.

Nếu niệm đủ chư Phật 3 đời, quán khắp mười phương thánh chúng thì mới phù hợp với lý thú bát nhã. Thấy tất cả hữu tình đều là Như Lai tạng, tự thể của Phổ Hiền Bồ tát ẩn khắp trong các tướng, bần nữ có ngọc báu, gạo ngay trong thóc lúa như gương trong dễ nhìn thì đâu còn lo vướng phải tám điều kiêu mạn đáng trách kia.

Người đời không dám khinh Phật quá khứ hiện tại nhưng lại coi thường Phật ở vị lai (chúng sanh). Thật không biết đó là cội nguồn khởi nên tội lỗi. Bởi đặt mình trên Phật vị lai chẳng khác nào coi mình trên Phật hiện tại. Bỏ chúng sanh ra thì Phật vị lai làm sao có. Chúng ta phải biết: mẹ nhờ con mà quí, gạo nhờ cám mà bổ, nhờ Phật vị lai mà Phật hiện tại có giá trị.
Thế nên, tu kèm thêm tâm Thường bất Khinh của Pháp Hoa ấy thì niệm Phật tam muội chẳng sớm muộn chắc chắn thành tựu vậy.

-Hỏi: Pháp Hoa là pháp. Niệm Phật là Phật. Ðâu thể lấy Pháp làm Phật, lấy Phật làm pháp được. Ðó là lộn lạo lớn vậy!

-Ðáp: Chẳng lộn lạo gì cả. Cội gốc chỉ là một thì có gì là lộn lạo. Xét như loại thuốc Chi Truật là thuốc của các vị Tiên. Khi xưa còn ở trên trời; nó không có tên “Tiên”. Chỉ vì có người uống vào, mọc cánh bay trên mây, nó mới mang tên là “ Thuốc tiên”, và người đó được gọi là “người tiên”. Người và thuốc khác nhau nhưng gốc tiên là một vậy. Nếu không có Thánh nhân thì ai vui với đạo. Pháp không có Phật giác ngộ, há có thể tự ngộ được ư! Pháp không có Phật thì không thể ngộ, niệm Phật tam muội làm sao sanh được? Phật chẳng có Pháp thì chẳng sáng tỏ, Pháp Hoa tam muội há khởi được ư? Chỉ một loại tiên mà hai thứ đều được tên Tiên _ Niệm Phật và Pháp Hoa đồng gọi là Phật huệ. Ðã đồng là Phật huệ thì pháp môn Vô thượng thâm diệu thiền tức Thường bất Khinh và Ban Châu tam muội ngay đấy được ngộ. Chưa từng có dị biệt, có gì đâu mà lộn lạo?
 
Trích từ: Luận Bảo Vương Tam Muội
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Luận Bảo Vương Tam Muội Niệm Phật Trực Chỉ, Cư Sĩ Minh Chánh Tải Về
2 Kinh Bát Chu Tam Muội, Hòa Thượng Thích Minh Lễ Tải Về
3 Luận Bảo Vương Tam Muội, Hòa Thượng Thích Hồng Nhơn Tải Về

Lợi Ích của sự Niệm Phật
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

Phương Pháp Niệm Phật
Hòa Thượng Thích Tịnh Không

So Lường Công Đức Niệm Phật
Đại Sư Thiện Đạo Đời Đường

Khuyến Tấn Niệm Phật
Đại Sư Thiện Đạo Đời Đường

So Sánh Ba Phương Pháp Niệm Phật
Hòa Thượng Thích Trí Thủ

Văn Khuyên Niệm Phật
Đại Sư Vi Lâm Đạo Bái