Home > Khai Thị Phật Học
Bối Tán
Sa Môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn | Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản, Việt Dịch


Thiên này có Bốn Phần: Thuật ý, Dẫn chứng, Tán thán và Âm nhạc.

Thứ nhất PHẦN THUẬT Ý

Nói đến chí nguyện kể lại ngợi ca thì dựa vào văn từ ngâm ca vịnh, văn từ ngâm nga ca vịnh dựa vào âm hưởng phát ra. Vì vậy ngâm ca vịnh thông thạo thì nói rõ chí nguyện kể lại ngợi ca, âm hưởng phát ra tuyệt vời thì thông suốt văn từ ngâm nga ca vịnh. Ngôn từ cần có âm thanh chính là lý giúp đỡ cho nhau vậy. Tìm thấy Tây phương có Bối Diệp, giống như Đông quốc có Tán văn. Tán là thuận theo văn từ để kết thành âm thanh, bối là bài kệ ngắn dùng để ngợi ca truyền bá, ví như ý nghĩa sự việc ấy, tên gọi khác nhau mà thật sự giống nhau. Vì vậy kinh nói. Dùng âm thanh vi diệu xướng ca tán thán công đức của Phật chính là nói đến điều này vậy. Xưa đức Thích Tôn nhập định, đàn ca làm chấn động hang đá; Bà Đề nâng bối diệp, Thánh thót vang vọng cõi Tịnh Cư. Hiểu rõ cuộc đời âm thanh, hẳn nhiên không lấy được mà phù hợp rồi. Còn như thời kỳ cuối cùng, tu tập đạt tới cực điểm, thì sẽ có ứng nghiệm rõ ràng. Vì vậy bày tỏ suy tư tập trung ý tưởng, cảm Phạm Xướng của Ngư Sơn, thề nguyện trên cầu lụa; thông diệu âm của Đại Sĩ, cần hành vui rèn luyện. Tiếp nhận âm thanh giáo pháp từ nơi sâu thẳm cội nguồn, văn từ nói ra chân thành khích lệ; biểu đạt tiếng vọng giấc mơ ở tại gian phòng thanh khiết, đều có thể miêu tả trạng thái của Thiên cung, phỏng theo âm thanh của quốc độ thanh tịnh, trầm bỗng hợp với ngôn từ, ra vào trích lọc văn chương, đây cũng là hiển thị điềm báo của thần ứng, quy phạm rõ ràng của người học. Vốn dĩ âm kinh là vi diệu phát xuất tự nhiên, chế định làm cho có thể tu mà nghiền ngẫm âm vang chẳng phải luyện tập. Vì lẽ đó gợi mở rõ ràng tiếng đạo làm thay đổi tùy thuận thế gian, nên khiến cho trong mà không non yếu, mạnh mà không dồn sức, chảy mà không vượt quá, ngưng mà không ứ lại, phát triển hướng về cảnh sắc của Thứu Lĩnh thần kỳ, ý vị kết thành tác phong của mây cuộn Trời cao. Xa tùy theo thì mênh mông cuồn cuộn mà nghiêm khắc thanh cao, gần thuộc về thì bình thản tự nhiên mà hài hòa cung kính, đây chính là đại thể ấy vậy. Kinh xưng gọi như tiếng sấm động sâu xa, điều ấy ở ạti nôi này vậy. Nếu như nói là giảng thuyết kết hợp trai giới quy tụ mọi người, thì về lâu dài hằng đêm chầm chậm bình yên tắt hương che nến, ngủ nghỉ che bít sáu tình, mệt mỏi ràng buộc bốn thể, thế là chọn tiếng vang tuyệt diệu để bước lên đài cao, lựa âm thanh thù thắng để bắt đầu chuyển động. Cung Thương lầm rầm phát ra làm cho vàng ngọc chấn động, trở lại chuyển hóa Tứ sanh thương xót làm vui Thất chúng, cùng chung âm thanh của Ca lăng tần già, bình đẳng tiếng vọng của chim Loan thần diệu, có thể khiến cho hồn ngủ trải qua mở mang tình lười trở lại nghiêm túc, đầy nhà kinh động bên tai, mọi nơi trong tâm hoan hỷ. Lúc đang như vậy, mới biết âm thanh kinh pháp là quý báu rồi.

Thứ hai PHẦN DẪN CHỨNG

Như kinh Trường A hàm nói: Có năm loại âm thanh thanh tịnh ấy, mới gọi là Phạm âm. Như thế nào là năm loại? Một là âm đó chính trực, hai là âm đó hòa nhã, ba là âm đó thanh triệt, bốn là âm đó sâu sắc tròn đầy, năm là nghe xa khắp nơi. Có đủ năm loại này mới gọi là Phạm âm.

Lại trong kinh Phạm Ma Dụ nói: Như lai thuyết pháp có tám loại âm thanh: 1. Âm thanh hay nhất, 2. Âm thanh dễ hiểu, 3. Âm thanh dịu dàng, 4. Âm thanh điều hòa, 5. Âm thanh tôn tuệ, 6. Âm thanh không sai, 7. Âm thanh sâu xa vi diệu, 8. Âm thanh không phải nữ giới. Lời nói không thiếu sót, không được khuyết điểm là vậy.

Lại trong Thập Tụng Luật nói: Vì Chư Thiên nghe ca tụng mà tâm hoan hỷ cho nên khai bày âm thanh ca tụng.

Lại trong kinh Tỳ ni Mẫu nói: Đức Phật bảo với các Tỳ kheo: Tùy ý các ông ca tụng, ca tụng là từ của ngôn thuyết, tuy tùy ý ngôn thuyết mà không biết thuyết về những pháp gì. Đức Phật dạy: Từ Tu đa la cho đến Ưu ba đề xá, tùy ý đã tuyên thuyết mười hai bộ kinh. Lại có tâm nghi ngờ, nếu muốn lần lượt giải thích văn từ, thì chúng đông văn nhiều, sợ rằng sinh ra mệt mỏi chán ngán, nếu soạn tập văn từ tốt đẹp, thẳng thắn nêu ra rõ ràng nghĩa lý, thì không biết sẽ như thế nào? Vì nhân duyên này, thưa bày rõ ràng với Đức Thế tôn. Đức Phật liền đồng ý. Các Tỳ kheo dẫn ra ngôn từ vi diệu cốt yếu trong kinh, thẳng thắn hiển bày nghĩa lý ấy.

Lúc bấy giờ có một Tỳ kheo, cách đức Phật không xa, đứng dậy cao tiếng phát ra âm thanh tụng kinh. Đức Phật nghe xong không đồng ý sử dụng âm thanh này tụng kinh, bởi vì có năm sai lầm, giống như ca âm thuyết pháp của ngoại đạo: 1. Không tự kiềm chế mình, 2. Không hợp với người nghe, 3. Chư Thiên không vui lòng, 4. Lời không chính đáng khó hiểu, 5. Lời không khéo léo cho nên nghĩa cũng khó hiểu. Đây gọi là năm loại sai lầm.

Lại trong kinh Hiền Ngu nói: Xưa thời Phật còn tại thế, vua Ba tư nặc cùng với quân lính đến Kỳ hoàn, đi qua giới hạn nghe tiếng ca tụng thanh nhã trong lành của một Tỳ kheo, quân lính đứng lại nghe không hề thỏa mãn, voi ngựa dõng tai đứng mãi không chịu đi, nhà vua và quân lính bèn đi vào chùa xem sao, trông thấy Tỳ kheo đang ca tụng, hình dung tướng mạo thấp bé xấu xí vô cùng, nhà vua thấy không chịu nổi, nhà vua bèn thưa hỏi đức Phật, nay Tỳ kheo này đời trước đã gây ra nghiệp gì mà chịu quả báo này? Đức Phật bảo với nhà vua rằng: Quá khứ trước đây có đức Phật xuất thế, danh hiệu là Ca diếp, sau khi ngài nhập Niết bàn, vua Cơ Lý Tỳ thâu nhận Xá lợi, muốn xây tháp để phụng thờ. Có bốn Long vương hóa làm hình dạng con người, đi đến nơi nhà vua, hỏi về chuyện xây tháp, là dùng vật báu làm tháp hay là dùng đất đá vậy? Nhà vua bèn trả lời rằng: Muốn làm cho to lớn nhưng không có nhiều vật báu, nay phải làm bằng đất đá, khiến cho vuông vức năm dặm cao hai mươi lăm dặm. Long vương thưa với nhà vua rằng: Tôi là Long vương cho nên đến hỏi với nhau, nếu dùng vật báu để làm thì tôi sẽ phụ giúp! Nhà vua nghe vô cùng hoan hỷ. Long vương lại nói nhà vua: Ở ngoài bốn cửa thành có bốn dòng suối, dòng suối cửa phía Đông lấy dùng làm gạch thẻ, sẽ biến thành lưu ly; dòng suối cửa phía Nam lấy dùng làm gạch thẻ, sẽ biến thành vàng ròng; dòng suối cửa phía Tây lấy dùng làm gạch thể, sẽ biến thành bạc trắng; dòng suối của cửa phía Bắc lấy dùng làm gạch thể, sẽ biến thành ngọc trắng. Nhà vua nghe lời nói rằng, lòng càng hoan hỷ gấp bội, bèn giao cho bốn người quản lý, mỗi người trông coi một phía. Ba người quản lý ấy làm việc sắp hoàn thành, một người quản lý lơi lỏng công việc nên riêng phía của mình không thành tựu. Nhà vua đi xem trông thấy theo lý quở trách, người ấy trong lòng oán hận bèn thưa với nhà vua rằng: Tháp này lớn quá, làm đến lúc nào mới xong? Nhà vua truyền lệnh cho người làm cố gắng làm suốt ngày đêm, trong thời gian ngắn đã hoàn tất, tháp rất cao lớn trang nghiêm bằng các thứ báu, nhìn thấy vô cùng rực rỡ tráng lệ. Người quản lý lơi lỏng ấy thấy rồi, hoan hỷ nhảy múa mừng vui, sám hối lỗi lầm trước đây, mang một chiếc chuông vàng treo lên đầu tòa tháp, phát nguyện rằng khiến cho con sinh ra có được âm thanh hay nhất, tất cả chúng sinh không có ai không thích nghe, tương lai có đức Phật danh hiệu Thích Ca Mâu Ni, khiến cho con được gặp và được độ thoát sanh tử. Bởi vì xưa kia hiềm ghét tháp thờ to lớn, cho nên sanh ra luôn luôn xấu xí. Bởi vì mang chuông vàng treo lên trên đỉnh tháp thờ, và nguyện được gặp đức Phật, từ lúc ấy đến nay trong năm trăm đời, có âm thanh vô cùng tốt lành, nay lại được gặp Đức Phật và xuất gia tu đạo đắc quả A la hán. Vì nhân duyên này, tất cả chúng sinh thấy người khác làm điều phước thiện, không nên chê bai hủy báng, đời sau sẽ gặp quả báo, hối hận cũng không còn kịp.

Thứ ba PHẦN TÁN THÁN

Như kinh Bồ tát Bổn Hạnh nói; Đức Phật bảo với A nan: Ta nhớ xưa kia, có một Đức Như lai xuất hiện ở thế gian, danh hiệu là Phất sa đa đà A già độ A la ha Tam miệu Tam Phật Đà. Lúc ấy đức Phật an trú trong hang đá tạp bảo, ta gặp đức Phật ấy tâm sanh hoan hỷ, chắp tay cung kính, một chân quỳ xuống, trong bảy ngày 7 đêm rồi dùng bài kệ này, ca ngợi đức Phật mà nói kệ rằng:

Trên Trời dưới đất không có ai như Phật,
Mười phương thế giới cũng không gì sánh được,
Hết thảy thế gian con đã từng trông thấy,
Tất cả không có ai sáng bằng đức Phật.

Này A nan! Ta dùng kệ này ca ngợi đức Phật rồi, phát nguyện như vậy, cho đến khi đức Phật ấy bảo với thị giả của Ngài rằng: Người này trải qua chín mươi bốn kiếp, sẽ được thành Phật, danh hiệu Thích Ca Mâu Ni. Ta ở lúc ấy, được thọ ký rồi, không rời tinh tiến Tăng thêm công đức, trong vô lượng đời sống làm Phạm Thiên Đế thích Chuyển luân Thánh Vương. Nhờ năng lực của nhân duyên thiện nghiệp này, Ta có được đầy đủ bốn loại biện tài, không có một người nào có năng lựa cùng với Ta bàn luận mà hàng phục được Ta. Ta được thành tựu quả vị A nậu Bồ đề, cho đến chuyển vận pháp luân Vô thượng.

Lại trong kinh Niết bàn nói: Lúc ấy Bồ tát Ca diếp, liền ở trước đức Phật dùng kệ ca ngợi Đức Phật:

Đấng Đại y Vương thương xót cứu chúng sinh,

Thân tướng trí tuệ đều vắng lặng rỗng rang, Trong pháp vô ngã có đại Nhã chân như, Vì vậy con kính lễ Đấng Vô thượng Tôn. Phát tâm rốt cuối cả hai không sai khác, Hai tâm như vậy tâm trước là khó có, Tự mình chưa được độ trước độ cho người, Vì vậy con kính lễ người mới phát tâm.

Trong Bảo Tánh Luận có kệ rằng:

Nay con xin chí thành quy mạng,
Hết thảy các đấng Vô thượng Tôn,
Để mở toang kho tạng Pháp vương,
Lợi ích cho tất cả chúng sinh.
Thể tánh Phật không có đời trước,
Và không có giới hạn trung gian
Lại cũng không có phạm vi sau,
Vắng lặng rỗng rang tự hiểu biết
Khi đã tự mình hiểu biết rồi,
Chỉ bày cho người để người hiểu
Vì vậy thuyết giảng cho người ấy,
Luôn luôn hành đạo không sợ hãi.
Sức Từ bi trí tuệ của Phật,
Luôn luôn nắm chặt chày Kim cang
Đập tan núi lớn các kiến giải,
Cho nên nay con kính lễ.
Giáo pháp không thể nghĩ bàn được,
Chẳng phải cảnh giới của Văn Tuệ,
Xa lìa ra khỏi mọi ngữ ngôn,
Trong tâm tư trí tuệ trong lành
Vầng dương chánh pháp chân diệu ấy,
Thanh tịnh không vương chút bụi dơ
Ánh sáng trí tuệ bao la quá,
Soi chiếu khắp nơi mọi thế gian.
Luôn luôn phá tan mọi chướng ngại,
Quán xét hiểu rõ tham sân si,
Cùng với tất cả các phiền não,
Cho nên nay con xin kính lễ.
Bởi vì có thể biết nơi kia,
Là tự tánh của tâm thanh tịnh,
Trông thấy phiền não không có thật,
Cho nên lìa xa các phiền não
Trí tuệ trong sáng không chướng ngại,
Như thật nhìn thấy mọi chúng sinh.
Có đủ tự tánh tâm thanh tịnh,
Là cảnh giới pháp thân của Phật
Trí nhãn trong veo không ngăn ngại,
Thấy tâm tánh của mọi chúng sinh.
Khắp nơi vô lượng các cảnh giới,
Cho nên nay con xin kính lễ.
Lại trong phát Bồ đề tâm Luận,

Luận chủ có kệ ca ngợi đức Phật rằng:

Đảnh lễ Đấng vô biên giới hạn, Phật quá khứ hiện tại vị lai. Trí tuệ bất động như hư không, Đấng đại Từ bi cứu thế gian.

Hai hàng kệ Bậc thầy Trời người giữa các Trời.. trích từkinh

Phổ Diệu; hai hàng kệ Như thề nào đạt được trường thọ trích từ Niết bàn, hai hàng kệ Sắc thân Như lai thật vi diệu trích từ Kinh Thắng Man; hai hàng kệ Ở giữa thế giới như hư không trích từ kinh Siêu Nhật Nguyệt.

Đại Từ bi thương xót chúng sinh,
Làm cho người mù loà tăm tối
Mở mắt đui khiến được nhìn thấy,
Cảm hoá chưa nghe mà hiểu đạo,
Ở giữa thế giới như hư không,
Tựa hoa sen không hề dính nước,
Tâm thanh tịnh siêu việt như vậy,
Cúi đầu lạy Đấng Vô thượng Tôn.

Thuật lại rằng: Đất Hán lưu hành thích chọn lấy phương pháp tinh giản, cho nên khắp nơi mọi người làm Bối văn phần nhiều là nửa bài kệ. Vì vậy trong Tỳ ni Mẫu Luận nói: Không được làm nửa Bối văn, làm thì mắc phải tội Đột cát la. Vậy thì Phạm Bối này văn từ không biết rõ, theo như Tây phương trích từ kinh điển nào? Đáp: Chỉ bậc Thánh làm ra Bối văn, dựa theo kệ ca ngợi trong kinh, chọn lấy dùng không ngăn ngại. Nhưng mà ngôn từ Bối văn của Quan Nội Quan Ngoại Ngô Thục, tất cả tùy theo sở thích có nhiều loại Bối Văn Tán kệ, chỉ vì Hán Phạm đã khác âm vận cho nên không thể sử dụng lẫn nhau. Mãi đến thời nhà Tống, có Pháp Sư Khương Tăng Hội, vốn là người nước Khang Cư, học rộng biết nhiều có tài biện luận, dịch ra kinh điển, lại giỏi phạm âm, truyền bá Bối văn về Niết bàn, soạn ra âm thanh ai nhã, làm cho nổi trội giữa thế gian, người học âm thanh đều lấy đây làm mẫu mực vậy. Lại vào thời nhà Tấn trước kia có Pháp Sư Đạo An, biên tập chế định ba khoa, như Thượng kinh Thượng Giảng Bồ tát Các bậc tiền hiền không rơi vào phạm vi nơi chốn, pháp tắc trong thiên hạ thì mọi người đều luyện tập thực hành. Đến thời nhà Nguỵ, có Trần Tư Vương Tào Thực tự Tử Kiến, là con thứ bốn của Nguỵ Vũ Đế vậy Tuổi nhỏ kín đáo vui với sách vở, 10 năm liền tập trung vào vănchương, đưa bút liền thành tựu, lần đầu không thể thay đổi từ ngữ. Mọi nghệ thuật ở thế gian không có gì không khéo léo thông thạo, Thuần Vu ở Hàm Đan thấy mà kính phục vô cùng nói là người cõi Trời. Tào Thực cứ mỗi khi đọc kinh Phật thì nghiền ngẫm không muốn rời, cho rằng tôn chỉ cao nhấtcủa sự hướng đạo, liền chuyển sang soạn ra bảy thanh của thể Tán có âm hưởng thăng giáng rõ ràng vô cùng linh hoạt, người thế gian ngâm nga ca xướng đều học theo như vậy. Tào Thực đã từng dạo qua Ngư Sơn, bỗng nhiên nghe âm hưởng của Phạm Thiên giữa hư không, thanh nhã uyển chuyển cất lên làm rung động tâm tư, một mình lắng nghe rất lâu mà thị vệ theo hầu đều nghe thấy. Tào Thực cảm nhận sâu sắc lý lẽ thần diệu càng hiểu rõ hơn về pháp ứng, bèn phỏng theo âm tiết ấy biên soạn làm thành Phạm Bối, soạn văn chế âm truyền lại làm cách thức cho đời sau. Phạm thanh biểu hiện giữa thế gian bắt đầu từ đây vậy. Bối văn đã lưu truyền ấy, gồm có sáu loại phù hợp với nhau.

Thứ tư PHẦN ÂM NHẠC

Như kinh Bách duyên nói: Thời Đức Phật tại thế, những Trưởng giả giàu sang trong thành vương xá, tất cả cùng nhau hợp lại tổ chức lễ hội lớn, bày ra các thứ kỹ nhạc mà tự nhiên vui đùa thỏa thích. Lúc ấy có hai vợ chồng người vũ sư, từ phương Nam đến, mang theo một cô gái xinh đẹp, tên là Thanh Liên Hoa, đoan chánh tuyệt vời hiếm thấy ở thế gian, thông minh trí tuệ khó có ai có thể ứng đáp. Cô gái đều biết đầy đủ 64 nghệ thuật vốn có, hiểu thông thạo về vũ pháp, xoay chuyển qua lại cúi đầu ngẩng đầu, hiểu rõ từng đoạn vô cùng linh hoạt, cất giọng nói to rằng: Nay trong thành này có thể có ai múa được như tôi hay không, có ai hiểu rõ kinh luận có thể hỏi đáp cùng tôi không? Lúc ấy có người đáp rằng: có Đức Thế tôn ở Tinh xá Trúc Lâm tại Ca lan đà, có sở trường và có năng lực hỏi đáp khiến cho cô không nghi ngờ gì. Vũ nữ nghe rồi, tìm thấy mấy người cùng theo nhau đi, vừa hát vừa múa, đến trong Trúc Lâm thấy Đức Thế tôn mà hãy còn cố ý kiêu mạn phóng dật, cười đùa vô phép không tôn kính trước Đức Như lai. Lúc bấy giờ Đức Thế tôn trông thấy tình cảnh như vậy, liền dùng thần lực biến vũ nữ này thành bà lão giống như một trăm tuổi mặt nhăn răng thưa môi thâm lưng còng mà đi, lúc đi vũ nữ tự nhiên nhìn thân thể của mình, hình dạng vô cùng già yếu, bèn dấy lên nói rằng: Nay thân gái này, vì nhân duyên gì mà cuối cùng có tướng suy yếu như vậy xuất hiện, tướng này chắc chắn là uy thần của Phật làm cho mình già yếu như vậy? Liền ở trước đức Phật mà tâm hết sức hổ thẹn, chỉ nguyện xin Đức Thếtôn tha thứ cho những gì đang thấy! Bấy giờ Đức Thế tôn biết tâm của vũ nữ này đã được điều phục, bèn dùng sức thần thông biến thành thân hình như trước. Đại chúng thấy vũ nữ này thoắt già trẻ không có gì bình thường, tất cả đều sanh ra chán ngán lìa xa mà tỉnh ngộ lẽ vô thường, tâm ý hiểu thông suốt, có người đạt được bốn quả vị Sa môn, có người phát tâm Vô thượng Bồ đề. Lúc ấy vũ nữ kia và cha mẹ mình, liền ở trước đức Phật cầu xin xuất gia. Đức Phật liền bảo rằng: Thiện lai Tỳ kheo ni! Tức thì đầu tóc tự rụng, thân mang pháp phục, trở thành Tỳ kheo ni, tinh chuyên tu tập đạt đến quả vị A la hán, chư Thiên và người thế gian trông thấy đều tôn kính ngưỡng mộ. Lúc ấy tất cả đại chúng trông thấy sự việc này rồi, thỉnh cầu đức Phật thuyết về nhân duyên. Đức Phật bảo với đại chúng: vào thời quá khứ vô lượng đời trước kia, Quốc vương Ba la nại có Thái tử, tên là Tôn đà lợi, vào núi học đạo đạt được năm loại thần thông, trông thấy Khẩn na la nữ, đoan chánh tuyệt diệu hình dạng giống như chư Thiên, thể hiện những dáng vẻ vừa hát vừa múa, làm cho tâm mình rung động, nhìn ngắm khiến sinh lòng say đắm, rời bỏ Tiên Đạo. Ta ở vào lúc ấy, tâm vẫn kiên cố không phát sinh ý tưởng tham dục, nói với Khẩn na la nữ rằng: Tất cả các pháp hữu vi không có gì thường còn nhất định, nay ta thấy cô trong hình hài thân thể mình chứa đầy những thứ dơ bẩn thối tha, lớp da mỏng che đậy bên ngoài không thể bảo vệ lâu dài được, đích thực sẽ có lúc đầu bạc mặt nhăn lưng còng mà đi lại, nay cô vì sao kiêu mạn phóng túng đến mức như vậy, tiếng ca xưa kia đã thay đổi âm điệu, tại sao ở nơi này thể hiện những dáng vẻ lẳng lơ như vậy? Ngay sau đó Khẩn na la nữ, nghe lời này rồi, tìm đến chổ người Tiên sám hối tội lỗi, nhân đó phát nguyện rằng: Giả sử đời sau con được đoạn trừ sanh tử, con sẽ ở bên cạnh ngài đạt được đạo quả! Đức Phật bảo với đại chúng: Phải biết rằng Vương Tử học Tiên đạo lúc ấy, chính là thân ta bây giờ. Khẩn na la nữ lúc ấy, nay chính là Tỳ kheo ni Thanh Liên Hoa. Nhờ vào lực phát nguyện lúc xa xưa ấy, cho nên nay được gặp ta và xuất gia đắc đạo. Các Tỳ kheo nghe rồi, hoan hỷ vâng mạng thực hành.

Lại trong Kinh Bách Duyên nói: Thời đức Phật tại thế, trong thành Ca tỳ la Vệ có một Trưởng giả, tiền của châu báu vô lượng không thể tính đếm được. Người vợ của Trưởng giả, sinh ra một bé trai đoan chánh tuyệt vời hiếm có ở thế gian. Tuổi dần lớn lên có âm thanh rất hay, làm cho mọi người thích nghe. Được gặp đức Phật và xuất gia đạt đến quả vị A la hán. Các Tỳ kheo cùng nhau thỉnh cầu đức Phật thuyết cho nghe về nhân duyên đắc đạo. Đức Phật bảo với Tỳ kheo: Trong chín mươi mốt kiếp quá khứ xưa kia có đức Phật xuất thế danh hiệu Tỳ bà thi. Sau khi đức Phật nhập Niết bàn, có Quốc vương tên gọi Bàn đầu mạt đế, thâu nhặt Xá lợi xây tòa tháp bằng bốn thứ báu, cao một do tuần mà thờ phụng cúng dường. Lúc ấy có một người, trông thấy tòa tháp này cho nên trong lòng hoan hỷ, liền phát ra tiếng nhạc để đi vòng quanh tháp cúng dường, phát nguyện mà ra đi. Nhờ công đức này trong chín mươi mốt kiếp không rời vào đường ác, sanh trên cõi Trời hay giữa loài người thường có âm thanh tuyệt vời, khiến cho mọi người đều thích nghe. Cho đến bây giờ được gặp Ta và xuất gia đắc đạo. Các Tỳ kheo nghe rồi, hoan hỷ vâng mạng thực hạnh.

Lại trong kinh Bách Duyên nói: Xưa thời đức Phật tại thế, trong thành Xá vệ có những người dân, tất cả tự mình trang điểm nghiêm túc phát ra nhiều loại kỹ nhạc, đi ra ngoài thành dạo chơi đùa giỡn, đến giữa cổng thành gặp đức Phật và Tăng chúng đi vào thành khất thực. Mọi người được gặp đức Phật trong lòng hoan hỷ lễ bái, liền thể hiện kỹ nhạc cúng dường đức Phật và Tăng chúng, phát nguyện rồi rời xa. Đức Phật liền mỉm cười nói với A nan rằng: Những người này đều nhờ vào sự thể hiện kỹ nhạc mà cúng dường Phật và Tăng. Nhờ công đức này, ở đời vị lai trong một trăm kiếp không rơi vào đường ác, sanh trên cõi Trời hay trong loài người được hưởng vui sướng vô cùng. Sau khi trải qua một trăm kiếp thành vị Bích chi Phật, đều cùng một danh hiệu gọi là Diệu Thanh. Vì nhân duyên này, nếu như người nào thể hiện âm nhạc cúng dường Tam bảo, thì sẽ đạt được công đức vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn được. Vì vậy kinh Pháp Hoa có kệ nói:

Nếu khiến người thể hiện âm nhạc,
Đánh trống thổi tù và kèn ốc,
Tiêu sáo đàn và các nhạc cụ,
Tỳ bà não bạt và cồng chiêng
Những âm thanh vi diệu như vậy,
Tất cả mang theo để cúng dường
Nhờ vào nhân duyên phước thiện vốn có,
Đều đã được thành tựu Phật đạo.

Lại trong kinh Bồ tát Xử Thai nói: Khẩn na la trú ở phía Bắc núi Tu di, đi qua Tiểu Thiết vỉ có Đại Hắc Sơn, cũng ở trong mười núi báu, không có Phật pháp mặt trăng mặt Trời và tinh tú. Nhờ lực của sự bố thí xưa kia nay ở nơi cung điện bảy báu có thọ mạng rất dài; vị vua này xưa kia trong loài người có Đại Trưởng giả, xây dựng làm nên tháp Phật, Khẩn na la này bố thí một cây cột chùa làm thành chùa miếu, lại đem cơm thanh tịnh giúp cho công thợ, thọ mạng chấm dứt làm vị thần trong lòng, ở giữa hai núi. Trước kia ở trong loài người làm Đại Trưởng giả, tích chứa của vô lượng, có một Sa môn đến khất thực, người vợ bưng cơm đưa cho, thế là vô cùng tức giận, tại sao người ăn xin nhìn ngó vợ tôi, nên làm cho tay chân người này đứt lìa. Thọ mạng chấm dứt về sau nhận chịu hình dáng xấu xí này, trong tám mươi bốn kiếp thường không có tay chân. Chư Thiên mở hội đều cùng với Càn thát bà phân loại cao thấp, chư Thiên sắp tấu nhạc mà dưới nách người ấy chảy mồ hôi, thì tự nhiên lên cõi Trời phía trên, có một Khẩn na la tên gọi Đầu Lâu Ma đàn ca về thật tướng các pháp để ca ngợi Đức Thế tôn, lúc ấy núi Tu di và các rừng cây thảy đều chấn động. Ca diếp ở tại chổ ngồi không thể tự yên ổn được, năm trăm người Tiên tâm sanh mê mẩn điên cuồng mất đi thần túc của mình.

Lại trong kinh Đại Thọ Khẩn Na La Vương Sở Vấn nói: Lúc bây giờ Đại Thọ Khẩn na la Vương, vì mình đã đánh đàn lưu ly, trang nghiêm hoa lá trên cây Diêm Phù Đàn Kim, đã tạo ra nghiệp báo thiện tịnh, ở trước đức Như lai khéo léo tự mình hoà tiếng đàn, và tất cả tám mươi bốn ngàn kỹ nhạc khác. Đang lúc đại Thọ Vương này gảy đàn đánh trống, thì âm thanh ấy khắp nơi đều nghe thấy, tam thiên đại thiên thế giới này đều là tiếng đàn và tiếng ca vi diệu, âm nhạc chư Thiên Dục giới đều ẩn đi, hết thảy cây cối hoa cỏ núi rừng đều biến động. Những người rất hay tiến lên mà lại ngã nhào, núi Tu di cao lớn bập bềnh không ổn định, tất cả phàm Thánh chỉ trừ hàng Bồ tát bất thối chuyển, còn lại hết thảy nghe tiếng đàn này, và âm thanh các loại nhạc cụ, đều không tự yên ổn, từ chổ ngồi đứng dậy múa máy tay chân. Tất cả Thanh văn buông bỏ oai nghi diện mạo đĩnh đạc thư thái, giống như trẻ thơ múa may bỡn cợt không thể nào tự kiềm chế được. Lúc bấy giờ Bồ tát Thiên Quan nói với Đại Ca diếp cùng các Thanh văn Rằng: Các Đại đức đã xa rời phiền não đạt được tám loại giải thoát, tại sao hôm nay tất cả đều bỏ oai nghi, giống như những đứa trẻ toàn thân múa may lay động vậy? Lúc ấy các đại đức Thanh văn đều đáp rằng: này người thiện nam! Chúng tôi ở trong này không được tự tại, giống như mây mù trong núi xoay chuyển gặp gió lớn thổi cây cối, mọi người không có năng lực có thể tự kiềm chế an ổn, chứ không phải là tâm của mọi người đắm say dục lạc đâu. Bấy giờ Bồ tát Thiên Quan nói với Đại Ca diếp rằng: Nay ông quan sát uy đức thế lực của Bồ tát bất thối này, ai thấy như vậy mà lại không phát tâm đạo Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đạo? Uy lực của tiếng đàn đều là âm thanh thuyết pháp, tám ngàn vị Bồ tát đạt được Vô sanh nhẫn,

Tụng rằng:

Huyền diệu bày ra tỏa khí lành,
Âm vang thần kỳ thấu u minh
Lên đài cao ngâm vịnh mùa xuân,
Vui sướng mong dấu tích dài lâu
Nhờ hư không cảm được linh giác,
Dạo Ngư Sơn chấn động tâm tư
Miêu tả Thiên Ca bằng Phạm bối,
Mong lan truyền giống như pháp âm
Quên nơi cao vốn không xuống thấp,
Phất phới giữa bầu Trời bao la
Tỳ kheo cất tiếng Ca bối diệp,
Người và vật phấn chấn tâm hồn
Ấy là nhờ thông suốt huyền văn,
Liền cảm cánh nhạn vút hư không
Thần diệu gợi mở tâm giác ngộ,
Rõ ràng như vậy tự linh thông

NHÂN DUYÊN CẢM ỨNG

Sơ lược dẫn ra sáu chuyện: 1. Sa môn Bạch Pháp Kiều thời nhà Tấn; 2. Sa môn Chi Đàm Thược thời nhà Tấn; 3. Sa môn Thích Tăng Biện thời nhà Tề; 4. Sa môn Thích Đàm Bằng thời nhà Tề; 5. Người làm quan họ Lương thời nhà Tề; 6. Thứ Sử Nhậm Nghĩa Phương thời đời Đường.

1: Thời nhà Tấn ở vùng Trung Sơn có Bạch Pháp Kiều, là người ở Trung Sơn, thửơ nhỏ thích đọc tụng mà có phần thiếu sót về âm thanh. Cứ mỗi khi đọc tụng không thể thông suốt là than thở, thế là nhịn ăn sám hối bảy ngày bảy đêm, cúi đầu lạy Bồ tát Quán Âm để cầu khấn được báo ứng hiện tại. Bạn cùng học khuyên can hết lời mà thề không thay đổi. Đến ngày thứ bảy cảm thấy trong cổ họng rộng mở, liền lấy nước súc miệng sạch sẽ nói rằng: Tôi có cảm ứng rồi! Ngay sau đó đọc tụng ba bộ kinh, tiếng vang xa hơn ba dặm, gần xa ngạc nhiên khen ngợi, người và loài vật đều đến nhìn xem lắng nghe. Sau đó tụng năm mươi vạn lời kinh, ngày đêm ngâm nga uyển chuyển lưu loát dịu dàng. Đến năm 90 tuổi âm thanh vẫn không thay đổi. Vào giữa niên hiệu

Vĩnh Hòa thời Tấn Mục Đế, tại thế tại Hà Bắc

2: Thời nhà Tấn có Chi Đàm Thược, vốn là người nước Nguyệt

Chi, cư ngụ tại Kiến Nghiệp. Tuổi trẻ xuất gia chịu khó cơm rau áo vải, ở tại núi Hổ Khâu nước Ngô. Đầu thời Tấn Hiếu Vũ, truyền chỉ thỉnh đến kinh đô, ở tại chùa Kiến Sơ. Hiếu Vũ Đế từ khi thọ năm giới, tôn kính theo lễ tiết thầy trò. Đàm Thược đặc biệt có âm thanh tuyệt vời giỏi về đọc tụng, đã từng mộng thấy Thiên Thần trao cho phương pháp về âm thanh, tỉnh giấc dựa theo đó chọn lọc sắp xếp soạn thành âm thanh mới. Âm vang cõi Phạm trong lành tỏa ra khắp nơi, lại xoay chuyển trải qua nhiều lần thêm bớt làm cho càng tuyệt diệu, tuy là trước tiên do Đông A sửa chữa sau đó do Khương Hội làm ra, nhưng từ đầu đến cuối chưa có ai tuyệt diệu như Đàm Thược. Về sau tiếp tục truyền bá sáng tạo không có gì không phải là phương pháp ấy, đã chế định Phạm Bối sáu chử truyền bá con mãi đến nay. Cuối cùng qua đời nơi cư trú, hưởng thọ tám mươi mốt tuổi.

3: Thời nhà Tề có Sa môn Thích Tăng Biện ở Chùa An Lạc, người họ Ngô vùng Kiến Khang, xuất gia ở tại chùa An Lạc, tuổi trẻ thích đọc kinh du dương trầm bỗng, một mình một cảnh vào đầu thời nhà Tề không có ai giống như Tăng Biện. Đã từng ở ạti Tân Đình cùng với Lưu Thiệu Trạch, Tăng Biện đầu đêm đọc kinh, mới được một cuốn kinh, bỗng nhiên có bầy chim Hạc sà xuống tụ tập trước bậc thềm, đến khi Tăng biện đọc hết một bộ kinh thì bầy chim hạc chốc lát bay đi mất. Từ đó tiếng vang khắp thiên hạ, xa gần đều biết tên, người học sau đó không ai không tôn thờ kính trọng. Ngày mười chín tháng hai năm thứ bảy niên hiệu Vĩnh Minh nhà Tề, Tư Đồ Cảnh Lăng Văn tuyên vương, mộng thấy ở trước Phật ngâm nga một cuốn kinh Duy na, nhân âm thanh phát ra mà tỉnh giấc, liền đứng lên đi vào trong điện Phật, lại như phương pháp trong giấc mộng, tiếp tục ngâm nga một cuốn kinh Duy ma cổ xưa, thì cảm thấy âm vận lưu loát giống như có công phu thường ngày vậy. Sáng sớm liền triệu tập những người có âm thanh lạ kỳ như Sa môn Tăng biện, lần lượt thể hiện âm thanh, Tăng Biện biểu đạt một cuốn kinh Duy Ma cổ xưa, ứng với điềm lành trong một cuốn kệ bảy chữ, thật là số mạng tạo ra con người. Người đời sau có lưu truyền điều ấy, nhưng đều sai lạc về cơ bản. Tăng Biện qua đời vào năm thứ mười một niên hiệu Vĩnh Minh nhà Tề.

4: Thời nhà Tề có Sa môn Thích Đàm Bằng ở chùa Bạch Mã, là người họ Dương Kiện vùng Nam An. Tuổi trẻ dạo chơi chốn kinh thành, học hỏi chuyển sang đọc tụng ở chùa Bạch mã, âm vận điều hòa rất khéo mà lại tự nhiên tùy ý dễ dàng. Người lúc ấy không thể suy đoán được. Thế là chuyên tinh quy củ lại tìm tòi nghiên cứu thêm, sau đó liền đến quận thay đổi bộ mặt khớp nhau giữa lời nói và việc làm, tụng ba bộ kinh Bổn Khởi thì âm thanh ấy càng hay. Về sau trở lại nước Thục ở trong chùa Long Uyên, người nước Ba nước Hán nhớ mong âm vận ấy đều tôn sùng danh tiếng mẫu mực của Đàm Bằng. Cứ mỗi khi Phạm âm phát ra thì voi ngựa cất tiếng ngậm ngùi dừng chân đứng lại, nhân đó chế tạo chuông đồng, để cho đời sau luôn luôn có tám âm thanh bốn biện tài, bình thường ở nước Thục có chuông đồng ngân vọng bắt đầu từ đây. Cuối đời tạ thế ở nơi cư trú. Thời Ngô cảnh Đế, Ô Trình Thị có mắc bệnh lâu ngày khó chữa khỏi, và chữa khỏi thì có thể nhờ vào âm hưởng của lời nói. Âm hưởng lời nói ấy ở nơi này mà nơi kia nghe thấy, nhưng tự người nghe không cảm thấy âm thanh to lớn ấy, từ xa nghe thấy giống như người đối diện mà nói, không biết âm thanh từ xa truyền đến. Âm thanh truyền đến tùy theo nơi đã hướng về ấy, xa xôi chẳng qua là mấy mươi dặm mà thôi.

Bốn chuyện trên đây trích từ Lương Cao Tăng Truyện.

5: Thời Bắc Tề có người làm quan họ Lương, gia đình rất giàu có, lúc sắp chết nói với người vợ rằng: Tôi từ trước đến nay có thương một người hầu và một con ngựa đã sử dụng lâu ngày rất hợp ý người, tôi chết rồi có thể đem chôn theo cho tôi, không nc thì không có gì để nhờ cậy. Đến khi người ấy chết, người nhà lấy bao chứa đầy đất đè lên giết chết người hầu, con ngựa hãy còn chưa giết. Người hầu chết đã bốn ngày mà sống lại, nói rằng: Lúc ấy không biết là chết đi, bỗng nhiên đến cửa quan phủ, người trong phủ vì thế giữ lại, ở quan phủ trải qua một đêm, sáng sớm trông thấy ông chủ đã mất ấy, bị xiềng xích có lính canh phòng nói đưa vào chổ quan. Trong thấy nô tỳ gọi lại nói rằng: Ta nói là người chết được sai bảo nô tỳ, cho nên để lại lời nói gọi cô, nay đều tự mình nhận chịu khổ đau ấy hoàn toàn không liên quan đến nhau, bây giờ sẽ thưa với quan phủ tha cho cô. Nói xong mà đi mất, nô tỳ từ ngoài tường ngăn nhìn trộm vào, thấy quan phủ hỏi người canh phòng rằng: Hôm qua ép mỡ được nhiều ít? Trả lời rằng: Được tám đấu. Quan phủ nói: Tiếp tục đem đi ép lấy một hộc sáu đấu! Ông chủ thì bị bức ép dẫn ra ngoài cuối cùng không nói được gì. Sáng mai lại đến, có sắc mặt tốt hơn, nói với nô tỳ rằng: Hôm nay sẽ thưa trình cho cô. Lại đưa vào quan phủ hỏi ép được mỡ chăng? Trả lời rằng không ép được. Quan phủ hỏi tại vì sao? Người quản lý nói: Người này chết ba ngày, người nhà vì người chết thỉnh Tăng thiết lễ cầu nguyện, cứ mỗi khi nghe tiếng lầm rầm niệm kinh thì xà sắt liền gãy mất, cho nên không ép được. Quan phủ nói: Tạm thời đem đi! Người quản lý thưa với quan phủ: Xinquan lớn tha cho người hầu! Lập tức gọi người thả ra cùng đi đến cổng, ông chủ khiến chuyển lời nói với vợ con mình rằng: Nhờ vào mọi người làm điều phước thiện mà tránh được sự đau khổ to lớn, nhưng hãy còn chưa thoát được, lại có thể làm kinh tượng để cứu giúp cho nhau, hy vọng nhờ đó mà tránh được, từ nay không nên bày ra cúng tế, đã không ăn được mà thêm tội lỗi cho Ta. Nói xong mà Từ biệt, nô tỳ liến sống lại nói đầy đủ như vậy. Trong nhà quả nhiên lấy người ấy thiết lễ, ngay sau đó dốc hết gia sản làm việc phước thiện, cả nhà cùng luyện tập thực hành.

Câu chuyện trên đây trích từ Minh Báo Thập Di Ký.

6: Thời đời Đường có Nhậm Nghĩa Phương ở Lạc An là Thứ sử vùng Quát Châu, chết giữa niên hiệu Vũ Đức đời Đường, qua mấy ngày mà sống lại, tự mình nói rằng: bị dẫn đến bái kiến Diêm La Vương, Vương sai người dẫn đi chỉ rõ nơi chốn của địa ngục, lời đã nói cùng với kinh Phật không khác nhau. Lại nói: Ngày đêm dưới địa ngục tối tăm giống như đi trong sương mù, lúc ấy nhà vua đưa tay đặt trên vùng ngực của nghĩa Phương thấy có chút hơi ấm, lập tức thỉnh cầy chư Tăng đến hành đạo. Nghĩa Phương thế là từ dưới địa ngục nghe tiếng tán tụng ấy, Diêm Vương kiểm tra lại bản án nói với quan lại rằng: Chưa phải lúc chết, tại sao bắt giữ sai lầm như vậy, lập tức thả để người ta trở về! Nghĩa Phương ra khỏi ba lớp cửa, lính canh cửa đều ngủ say. Người đưa đường nói: Chỉ cần tìm theo tiếng tán tụng là sẽ đến nhà. Trông thấy một hố lớn ngay giữa đường đi, ý muốn nhảy qua, liền rơi vào trong hố sâu, lập tức vùng dậy đứng lên, kể lại cảnh dưới địa ngục vẽ trên mặt đất thành bức tranh, những bổng lộc có được đều tạo tác kinh tượng, từng viết hơn một ngàn bộ kinh Kim cang Bát nhã, Nghĩa Phương tự mình nói ra.



Từ Ngữ Phật Học Trong: Bối Tán