Thiên này có 2 phần: Thuật ý, Dẫn chứng.
Thứ nhất PHẦN THUẬT Ý
Bởi lẽ nghe rằng: Trong kinh nói đối với thiện tri thức, không được tạm thời xa lìa; đối với ác tri thức, không được gần gũi chốc lát. Nhưng thức tâm của phàm phu với như tơ trắng, tùy duyên thay đổi mà màu sắc có khác. Nhưng thức tâm của phàm phu ví như tơ trắng, tùy duyên thay đổi mà màu sắc có khác. Cảnh đến xông ướp tâm, tâm thuận cheo cảnh ấy, tâm cảnh dựa theo nhau, thiện ác nghiệp hiện bày. Do đó biết Tam bảo đã giúp đỡ đối với hoàn cảnh là quan trọng, đức ấy đã mở rộng thì công ấy cũng thật to lớn, nguyện rời bỏ bạn bè xấu ác thân cận với người tốt lành, không dứt khoát tự mình thực hành phải thành tựu, cũng khiến cho tâm tư u hiển đều trở về.
Thứ hai PHẦN DẪN CHỨNG
Như trong Tăng Kỳ Luật nói: Đức Phật bảo với các Tỳ kheo: Vào đời quá khứ, mây mù che phủ lấp chặt lớp lớp từ chân núi đến tận đỉnh núi, trong đó có một nơi luôn luôn nổi lên, các loài chim tập trung lại cùng nhau bàn bạc rằng: Bây giờ chúng ta nên đưa ra một chim làm vua khiến mọi người sợ tai họa mà không làm điều phi pháp. Các loài chim bàn rằng: Biết ai xứng đáng làm vua đây? Có một con chim nói: Nên chọn chim Thượng Hộc. Có một con chim nói: Điều này không thích hợp, tại vì sao? Bởi vì chân cao cổ dài, các loài chim nếu như vi phạm thì sẽ mỗ vào đầu của chúng ta. Các loài chim đều nói đúng vậy. Lại có một con chim nói: Nên chọn chim Thiên Nga làm vua, bởi vì màu sắc thuần trắng các loài chim đều tôn kính. Các loài chim lại nói: Chim này cũng không thích hợp, dung mạo tuy trắng mà cổ dài lại cong, từ cái cổ mình không thẳng, làm sao có thể thẳng thắn với người khác, vì vậy cho nên không thích hợp. Tiếp theo các loài chim nói: Đích thực là có chim Khổng Tước, bộ lông nhiều màu rực rỡ làm đẹp mắt người nhìn thấy, có thể thích hợp làm vua. Lại nói không thích hợp, Vì sao như vậy? Bởi vì bộ lông tuy đẹp mà không có tàm quý, cứ mỗi lần đến lúc múa thì hình hài xấu xí bày rõ ra, vì vậy cho nên không thích hợp. Có một con chim nói: Chim Thổ Hiêu làm vua, vì sao như vậy? Bởi vì ban ngày thì yên lặng ban đêm thì chịu khó quan sát bảo vệ chúng ta, chim ấy có thể làm vua. Các loài chim đều đồng ý như vậy. Có một con chim Anh vũ, cư trú ở một nơi, có nhiều trí tuệ, dấy lên ý nghĩ như vậy: Cách sinh hoạt của các loài chim thì ban đêm cần phải ngủ nghỉ, ban ngày thì đi kiếm ăn; cách sinh hoạt của chim Thổ Tiêu này, ban đêm thì không ngủ, ban ngày thì ngủ nhiều, mà các loài chim vây quanh hầu hạ hai bên, ngày đêm canh gác vốn không được ngủ nghỉ, thật là điều khốn khổ, nay giả sử mình có nói ra, thì chim kia sẽ giận dữ nhổ hết bộ lông của mình, đích thực là phải im lặng thôi. Nhưng các loài chim trải qua đêm dài chịu đựng khốn khổ, thà rằng bị nhổ lông chứ không thể bỏ qua lý lẽ chính đáng! Thế là đến trước các loài chim, giương cao đôi cánh cung kính thưa với các loài chim rằng: Nguyện nghe tôi nói, ý kiến như trước đây! Lúc bấy giờ các loài chim liền nói kệ trả lời:
Thông minh trí tuệ biết nhiều nghĩa,
Không hẳn vì tuổi tác nhiều hơn,
Tuổi ông tuy đang còn trẻ thơ,
Mà có trí hợp thời bày tỏ!
Lúc bấy giờ chim Anh Vũ nghe các loài chim nói, liền nói kệ rằng:
Nếu như thuật theo ý của tôi,
Thì không để Thổ Hiêu làm vua,
Lúc hoan hỷ nhìn thấy nét mặt,
Thường làm cho các chim sợ hãi,
Huống là lúc nóng nảy giận dữ,
Nét mặt ấy không thể nhìn được.
Lúc ấy các loài chim đều nói: Thật sự như lời đã nói! Liềncùng nhau tụ tập bàn bạc: Chim Anh vũ này thông minh trí tuệ có thể thích hợp để làm vua. Thế là cùng nhau bái làm vua các loài chim.
Đức Phật bảo với các Tỳ kheo: Chim Thổ Hiêu lúc ấy, nay chính là Tỳ kheo Xiển Đà. Chim Anh Vũ lúc ấy, nay chính là A nan vậy.
Lại trong Tăng Kỳ Luật nói: Đức Phật bảo với các Tỳ kheo: Như vào thời quá khứ có bầy gà, dựa vào khu rừng rậm mà cư trú, có con cáo xâm phạm ăn thịt con gà trống, chỉ có gà mái còn sống, sau đó có con quạ đến che chở, cùng ăn ở với nhau sanh được một người con, lúc ấy người con cất tiếng công khai nói kệ rằng:
Đứa trẻ này chẳng phải tôi có,
Cha ngoài đồng mẹ nơi thôn xóm,
Cùng hợp lại sinh ra một con,
Chẳng phải quạ lại chẳng phải gà.
Nếu muốn học theo tiếng quạ kêu,
Lại chính là gà mẹ sinh ra,
Nếu muốn học theo tiếng mẹ kêu,
Thì cha lại chính là con quạ.
Học quạ tựa như tiếng gà kêu,
Học gà lại trở thành tiếng quạ,
Quạ và gà cả hai đều học, Cả hai loại này đều không thành.
Lại trong Trí Độ Luận nói: tại sao bố thí lại sinh ra Thi La Ba la mật? Bồ tát tư duy: Cúng dường không biết bố thí thì đời sau nghèo khốn, bởi vì nghèo khốn cho nên sanh tâm trộmn cướp, bởi vì trộm cướp mà có giết hại. Bởi vì nghèo khốn cho nên không đầy đủ đối với sắc chất, bởi vì sắc chất không đầy đủ mà làm điều tà hạnh. Bởi vì nghèo khốn cho nên làm người hèn mạt, hèn mạt sợ hãi người khác mà sanh ra nói dối gạt. Nghèo khốn như vậy làm đủ mười bất thiện đạo. Nếu như thực hành bố thí, thì cuộc sống có tiền bạc đồ vật không làm điều phi pháp. Tại vì sao? Bởi vì năm dục đầy đủ không hề thiếu thốn. Như Đề bà đạt đa, đời trước đây từng làm một con rắn, cùng với một con cóc một con rùa, ở trong một hồ nước, cùng kết làm bạn bè thân thiết. Sau đó hồ khô cạn đói kém khốn khổ vô cùng, không biết nơi nào mà kêu cứu. Lúc ấy con rắn sai con rùa đi gọi con cóc, con cóc nói kệ để xua đuổi con rùa rằng:
Nếu gặp nghèo khốn mà mất tâm vốn có, Không giữ nghĩa vốn có lấy ăn làm đầu, Ông mang lời tôi nói lại với con rắn, Con cóc cuối cùng không thể đến gần ông! Nếu tu hạnh bố thí thì đời sau có phước không hề thiếu thốn, thì có thể trì giới không làm những điều ác này; đây là bố thí luôn luôn phát sinh Thi La Ba la mật. Nếu có thể bố thí để phá trừ tâm keo kiệt, sau đó trì giới nhẫn nhục sẽ dễ dàng có thể thực hành được. Như Văn Thù Sư Lợi, ở thời kiếp lâu xa trong quá khứ xưa kia, đã từng làm Tỳ kheo, đi vào thành khất thực, có được đầy bình bát, viên thuốc hoan hỷ trăm vị tuyệt diệu. Trong thành có một đứa trẻ, đi theo mà cầu xin, không cho ngay lúc ấy, đi đến tháp Phật tự tay nắm hai viên, mà yêu cầu rằng: Nếu cậu có thể tự mình ăn một viên, lấy một viên bố thí cho Tăng, thì tôi sẽ lấy cho cậu. Lập tức đồng ý với nhau như vậy, lấy một viên thuốc hoan hỷ bố thí chúng Tăng, sau đó hướng về Văn Thù Sư Lợi cầu xin thọ giới phát tâm làm Phật.
Tụng rằng:
Thiện ác tự nhiên trái ngược nhau,
Sáng tối không cùng chung một chỗ,
Thánh nhân thương xót hạng mê mờ,
Theo cơ duyên vào trong sanh tử.
Ngưỡng mộ đức loại trừ phiền não,
Cảnh giác tâm thấy được chân lý,
Chọn bạn mà chơi ác tự dừng,
Mới có bước đầu thoát khổ đau.
NHÂN DUYÊN CẢM ỨNG
Sơ lược dẫn ra 3 chuyện: 1. Sa môn Thích Siêu Đạt thời Ngụy; 2.
Sa môn Thích Tăng Lãng thời Ngụy; 3. Sa môn Thích Đạo Phong thời Tề.
1. Thời nhà Ngụy ở vùng Huỳnh Dương có Sa môn Thích Siêu Đạt, không rõ người họ gì vùng nào, hành nghiệp Tăng trong thời Nguyên Ngụy. Nhiều hiểu biết và giỏi về chú thuật, Hoàng Đế ngăn cấm sách sấm rất nghiêm ngặt, tra xét nơi ở, có người vu oan cho Diêu Đạt, bèn bắt giao cho ngụ Huỳnh Dương. Lúc ấy Ngụy Bác Lăng Công tra tìm so sánh vạch trần tội trạng đến tận cùng. Siêu đạt đem sự thật nói cho biết, Lăng Công liền đùng đùng nổi giận, lấy vành xe buộc vào cổ canh phòng rất nghiêm ngặt. Siêu Đạt tự biết mình không sống được bao lâu nữa nên dốc lòng niệm Quán Âm, đến canh Tư gần cuối đêm bỗng nhiên không thấy vành xe nữa, chỉ thấy lính gác đều ngủ mê mệt, nhân đó chạy đến nơi khác mong tìm cách trách xa. Vì bị giam cầm trong ngục đã lâu, chân thì bị cà nhắc không thể nào đi xa được. Đến sáng có bốn kỵ binh đuổi theo truy bắt, Siêu Đạt vội vàng nằm trốn trong cỏ rậm, kỵ binh lướt qua cỏ dại đều gạt xuống, đến gần sát không thấy gì. Siêu Đạt ngước lên nhìn mặt quân lính, đều dùng mặt nạ che mắt. Siêu Đạt một lòng chờ chết chỉ chí thành xưng niệm, trong đêm quân lính đi hết liền được thoát nạn.
Lại có Đạo nhân Tăng Minh, là chủ chùa Thạch Quật ở Bắc Đài. Họ Ngụy làm vua cai quản thiên hạ, đã từng nghi ngờ Sa môn làm giặc cướp, quan phủ bắt giữ mấy trăm vị Tăng, cùng giam giữ chung một nơi. Tăng Minh là người đứng đầu nên dùng dây thừng trói chặt, từ đầu đến chân, đợi Trời sáng sẽ chặt đầu. Tăng Minh vô cùng kinh hãi, dốc lòng niệm Quán Thế Âm, cho đến nửa đêm cảm thấy dây trói nới rộng một chút, trong lòng vui mừng càng tha thiết tinh thành, đến sáng thì dây trói đều đứt rời, nhờ vậy đã được thoát ra, chạy trốn vào núi sâu. Sáng sớm lính giữ ngục đến tìm không thấy mà chỉ có dây trói đứt rời còn trên đất, biết là được thần lực gia hộ, không liên can gì đến người khác có thể làm được. Liền đem sự việc thưa trình với Hoàng Đế, Hoàng Đế tin Đạo nhân không làm phản liền thả cho tất cả được về.
2. Thời nhà Ngụy ở vùng Lương Châu có Sa môn Thích Tăng Lãng. Ngụy Lỗ tiến đánh Lương Châu, vì dân chúng trong thành ít ỏi nên bắt buộc Tăng sĩ lên thành tấn công. Cả thành cùng bị vây hãm, bắt giữ Tăng leo thành tấn công có ba ngàn người. Quân lính nhà vua dẫn đến nơi chúa Ngụy, chúa Ngụy nói rằng: Là Đạo nhân thì nên ngồi thiền tu đạo, sao lại làm giặc leo thành, tội đáng chém chết, ngày mai sẽ chém đầu. Đến giờ ăn bữa sáng, có luồng khí đỏ rực mấy truợng xuyên qua mặt Trời chiếu thẳng đền, Thiên Sư xuất hiện khiêm tốn báo tin cho Hoàng đế, tâu rằng: Trên cõi Trời xuống đây chẳng có gì khác mà chính là vì Đạo nhân, thật sự không phải là tâm vốn có, quan phủ bắt ép khiến phải leo thành, mong không cần phải giết hại! Hoàng Đế liền tha cho, hãy còn phạm ra đưa vào làm các công việc nặng nhọc, chỉ riêng Tăng Lãng cùng một số Tăng khác giao cho quân lính dưới quyền cai quản, đi theo xa giá trở về phía Đông. Đến lúc quân Ngụy quay về phía Đông, Tăng Lãng cùng với đồng học nhớ về quê mình, giữa đường cùng nhau làm phãn, nhưng mà canh phòng rất nghiêm ngặt lại không biết đi về nơi nào, từ Đông sang Tây tường ngăn cách biệt chẳng biết cạn sâu. Phía trên có cây to rũ xuống bên bờ, liền dùng cán cờ buộc dây thừng trên cây thồng xuống. Lúc ấy đêm đen tối om, dưới sườn dốc toàn gai góc không có chỗ nào đặt chân được, muốn leo lên đầu sườn núi lại sợ rằng quân lính phát giác, tìm mọi cách nắm lấy dây thừng đứng lơ lửng giữa chừng, tình thế như vậy không chịu được bao lâu. Bèn cùng nhau nói rằng: Nay tai ách đến mức khốn cùng, chỉ có niệm Quán Âm, dùng đầu úp vào đá nhất tâm chuyên chú. Trong chốc lát ánh sáng từ nơi mặt Trời xuất hiện soi chiếu khắp Trời đất, mới thấy giữa gai góc có nơi xuống được. Nhờ vào ánh sáng xuống đến mặt đất lại bỗng nhiên tối mịt, mới biết là Thánh lực chứ không phải là Trời sáng. Cùng nhau vui mừng cảm động vì gặp được bình yên nên mọi người cùng một lát. Rất lâu thì Trời sáng, mới nghe quân lính báo động cho nhau, mà hang núi trùng điệp ngoằn nghèo cả vạn dặm, không biết đường nào vượt ra, đợi trăng lên mà đi. Giữa đường gặp hổ lớn xuất hiện ở phía trước, nhìn nhau mà nói: Tuy tránh được nạn tù binh mà miệng hổ khó thoát. Tăng Lãng nói với mọi người rằng: Tuy tránh được nạn tù binh mà miệng hổ khó thoát. Tăng Lãng nói với mọi người rằng: Không như các vị nói đâu, đích thực là chúng ta có cảm ứng cho nên ánh sáng hiện ra, nay gặp con hổ này, không phải là Thánh nhân chỉ đường cho chúng ta ư? Thế là hai người đi thẳng đến chỗ con hổ, con hổ liền đi về phía trước, nếu Tăng Lãng đi hơi chậm thì con hổ cũng tạm thời dừng lại. Đến sáng ra ngoài được rồi, mà con hổ thì mất dạng, liền theo đường tự mình đi tiếp, cho đến bảy ngày đến được Cừu Trì, lại đến Lương Hán ra ngoài kinh Châu, không biết cuối cùng thế nào.
3. Thời nhà Tề ở vùng Cổ Sơn Tương Châu có Sa môn Thích Đạo Phong, không rõ người họ tộc nào, người đời gọi là hàng đắc đạo, cùng với ba người đệ tử cư trú trong vùng Cổ Sơn Tương Châu, không mong cầu lợi dưỡng; có người nói: Những kỹ năng phép thuật luyện đan vàng trắng, chữa bệnh, xem tướng ở thế gian không có thứ gì không biết. Tề Cao Đế qua lại Tính Nghiệp, thường đến hỏi thăm, trả lời không suy nghĩ mà tùy theo sự việc nêu ra để giải đáp. Nhà vua đã từng mang rượu và thịt hầm, đạt trước mặt Đạo Phong khiến phải ăn, Đạo Phong tạm không thể khiêm tốn từ chối y của nhà vua mà ăn no. nhà vua mới cười lớn, cũng không nói gì với nhau. Sau khi xa giá đi rồi, nói với đệ từ rằng: Loại bỏ hết những vật trước giường! Thế là dọn dẹp giường ghế thấy thịt hầm và rượu trước đó đều vẫn còn, cũng không giống như các thứ đã ăn uống. Lúc ấy ở chùa Thạch Quật có một vị Tăng ngồi Thiền, cứ đến lúc mặt Trời về phía Tây thì nhìn về chóp núi phía Đông, thấy có tượng vàng trượng tám hiện ra, vị Tăng này mừng thầm nói là nhìn thấy điềm linh ứng, cứ ngày ngày lễ bái. Như vậy trải qua chừng hai tháng, sau đó nằm ngủ ở trong phòng, bỗng nhiên nghe trong chiếc gối có tiếng nói rằng: Thiên hạ lại nơi nào có Phật, nay ông thành đạo tức là Phật vậy, bây giờ sẽ được làm thân Phật đừng tư khinh thường mình! Vị Tăng này nghe rồi liền đứng dậy trịnh trọng, nhìn chúng Tăng bên cạnh giống như cỏ rác, ở trước đại chúng đưa tay chỉ ngực nói: Các ông có thể biết được Phật thật sự không, Phật gỗ Phật vẽ trong khám thờ nói không hở môi, trí suy nghĩ như thế nào? Các ông thấy Phật thật sự mà không biết lễ kính, hãy còn làm ngày tháng để lừa dối ta, đều rơi vào A Tỳ. Nhưng đôi mắt đã đỏ lại kêu gọi thất thường, cả chùa biết là bị lạc thiền. Trước lúc chưa phát ra đã đến nơi cư trú của Đạo Phong, Đạo Phong liền nói rằng: Trong hai tháng nay ông thường thấy trên chóp núi phía Đông hiện ra tượng vàng chăng? Đáp rằng: Thật sự trông thấy. Lại nói: Ông nghe trong chiếc gối khiến làm Phật chăng? Đáp rằng: Thật sự như vậy. Đạo Phong nói Đây là gió động làm lạc mất tâm, mà thôi, nếu không rửa trị sớm, thì chắc là bị bậy khó mà quản thúc được. Liền lấy kim khâu đâm vào ba chỗ, nhân đó không còn phát ra nữa. Đến lúc Đạo Phong sắp qua đời nói với đệ tử rằng: Ta ở lâu trong núi, các ông có công lao múc nước từ hang núi lên, nay ra đi không có gì để lại, nên giữ lại một dòng suối cho các ông, đã không vất vả cực nhọc lên cao xuống thấp thì gắng sức chịu khó tu dưỡng đạo nghiệp! Liền chỉ về một tảng đá vuông nằm gần nhà bếp, tức thì có dòng nước lơ lửng trong vắt hiện ra không thừa không thiếu; đến nay vẫn còn như vậy.
Ba chuyện trên đây trích từ Lương Cao Tăng Truyện.