Phật giáo có một từ gọi là “lời yêu thương — ái ngữ”, chỉ lời nói, thái độ và biểu hiện tình yêu thương của mình đến với người khác. Đó chính là biểu hiện sự quan tâm, ân cần khích lệ của mình đối với người khác thông qua lời nói, ngôn ngữ cơ thể như gật đầu, mỉm cười... những động tác như vậy đều được gọi là “lời yêu thương”.
Lời yêu thương, không chỉ hạn chế ở ngôn ngữ.
Những biểu hiện trên khuôn mặt, ánh mắt của chúng ta cũng có thể biết nói chuyện, ngay cả những động tác của có thể cũng có thể nói chuyện được, vì vậy chúng được gọi là “ngôn ngữ cơ thể”.
Chỉ cần bạn có tấm lòng từ bi, mềm mỏng, hay quan tâm đến mọi người, bất kỳ hành động nào mà bạn biểu hiện ra, cho dù đó chỉ là một câu nói khiến cho người khác cảm thấy rất ấm áp, đó chính là sức mạnh của lời yêu thương.
“Yêu” trong từ “lời yêu thương”, không nên coi đó chỉ là tình yêu nam nữ. Yêu cũng có nhiều tầng nghĩa và cấp độ, tầng nghĩa thấp nhất chính là tình yêu tự tư, đó là tình yêu chứa đầy sự chiếm hữu và tham lam, ví dụ tôi thích ăn, tôi thích xem, tôi thích nghe, tôi thích....Nhưng những điều này có phải là tình yêu thực sự? Tình yêu này chỉ là sự theo đuổi những tham vọng và bản năng của mình, chỉ muốn thỏa mãn được ham muốn của cá nhân, không phải là tình yêu của lời yêu thương.
Tình yêu chân chính, chính là từ bỏ cái tôi, luôn nghĩ cho người khác, tán thưởng một cách chân thành, lượng thứ cho người khác. Vì vậy, lời yêu thương ái ngữ) là một trong “tứ nhiếp pháp” của Phật giáo. Dùng bốn phương pháp, đầu tiên là thể hiện sự quan tâm, khích lệ, khoan dung độ lượng đối với người khác, dùng thiện ý chân thành để cùng nói chuyện với người khác, sau đó mới dùng Phật pháp để trao đổi ý kiến với họ.
Ví dụ, khi bạn chơi đùa với trẻ nhỏ, phải đùa như trẻ con mới khiến chúng vui vẻ, lúc đó bạn không cần thể hiện dáng vẻ của người lớn. Với tôi, tôi đã là một ông già hơn 70 tuổi, nhưng mỗi khi gặp trẻ con, tôi đều chơi đùa với chúng, các cháu rất thích tôi, cảm thấy tôi cũng là một thành viên của chúng.
Tương tự, nếu sống với người già, mặc dù tuổi của bạn không cao, cũng cần đi với bước chân chậm rãi, cũng giống như người già có những bước đi loạng choạng, từng bước từng bước dẫn họ đi, như vậy họ sẽ cảm thấy ấm áp.
Muốn làm được vậy bạn cần phải nghĩ cho họ, từ bỏ những lợi hại được mất, không nên luôn luôn nghĩ mình nên là người như thế nào, cố làm theo cách của riêng mình mà cần phải nghĩ đến mọi thứ vì người khác, hiểu được người ta cần cái gì, tình trạng bây giờ thế nào, đó mới chính là sự biểu hiện của lời yêu thương.
Cách biểu đạt Phật pháp không nhất định phải dùng danh từ hay tướng mạo mang dáng dấp Phật pháp vì thuật ngữ Phật học rất sâu sắc khó hiểu, có những lúc lại khiến cho con người cảm thấy Phật pháp có khoảng cách với họ, thậm chí họ còn sợ hãi. Vì vậy chúng ta nên dùng những lời dễ hiểu để nói chuyện, hơn nữa về thái độ cần phải tỏ ra quan tâm, từ bi; nếu bạn lúc nào cũng nói với họ rằng: “bạn nên thế này... thế kia...”, đó chính là giáo điều, không phải là những lời yêu thương.
Lời yêu thương nên là những lời khuyên bảo tốt, để họ cảm thấy bạn rất thân thiện với họ, hơn nữa họ cảm thấy những lời bạn nói, những việc bạn làm, cũng chính là điều mà họ nên làm, nên họ sẽ nghe và chủ động học theo bạn. Bởi những lời nói và hành động của bạn đều phù hợp với tiêu chuẩn của Phật pháp, vì vậy lời yêu thương của bạn cũng phù hợp với “nhiếp” ở trong tứ nhiếp pháp, đương nhiên người khác sẽ đồng ý với bạn, đồng thời cũng muốn theo bạn, dựa theo những điều mà Phật pháp nói để làm, đó mới chính là “lời yêu thương” đích thực.