Home > Linh Cảm Ứng
Đào Quỳnh Lâu
Cư Sĩ Bành Tế Thanh | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, Việt Dịch


Đào Quỳnh Lâu tự Khánh Dư, người đời Thanh, quê ở Tô Châu, xứ Trường Châu. Cô là vợ của Bành Hy Lạc, người anh em của Bành Hy Tốc, cả hai đều là cháu của cư sĩ Bành Nhị Lâm.

Quỳnh Lâu từ bé đã thông minh, am tường thi vận, thường cùng em gái là Đào Nhân sớm hôm hòa xướng. Tánh ưa thanh vắng, gặp cảnh non sông u nhã, liền có ý thoát tục quên đời, tâm niệm hằng lộ ra lời thi văn. Không bao lâu, Đào Nhân bị bạo bịnh rồi từ trần. Quỳnh Lâu mang đậm mối suy tư, từ đó thôi làm th i văn, chuyển sang nghiên cứu kinh Phật, mong tìm phương giải thoát. Xem đến kinh Đại Báo Ân, cảm nhân duyên khổ hạnh nhiều kiếp của đức Như Lai, cô liền phát đại nguyện cầu chứng Vô sanh pháp nhẫn. Quỳnh Lâu tự tay thơ tả kinh này, cùng các kinh Kim Cang, Di Đà, bút pháp rất đoan chánh tươi đẹp. Cô tu Tịnh Độ, mỗi ngày đều niệm Phật, có làm vài mươi bài Tàm úy ngâm, ý tứ gần với đạo.

Đến khi xuất g iá , Quỳnh Lâu hằng nói pháp: Khổ, Không, Vô thường, Vô ngã cho gia nhơn nghe. Mỗi buổi sáng là thời khóa tịnh nghiệp, rảnh rỗi lại duyệt các kinh đại thừa như Lăng Nghiêm, Viên Giác, Pháp Hoa, Hoa

Nghiêm. Sự tìm hiểu về đạo lý của cô rất thâm thúy. Để đáp 10 bài thi bế quan của cư sĩ Bành Nhị Lâm, Quỳnh Lâu có sáng tác 10 bài như sau:

I

Vô tướng ánh mầu lộ thể chân
Gió từ phơ phất bốn mùa xuân .
Một niềm vắng lặng thông tin tức
Lòng hướng Liên bang lễ niệm cần .

II

Xưa nay chẳng thật có đâu hư?
Luận đạo bàn thiền chuyện cũng dư!
Sáu chữ Di Đà không tự tánh
Ấy ai ta, Phật đấy bây chừ?

III

Đầm trong ngấn nước lặng hư huyền
In bóng trời mây ánh huệ viên .
Hạnh đủ công thành rồi sẽ rõ
Hoa thơm chim hót cũng màu thiền .

IV

Đình dựa thanh tuyền, thất dựa non
Trong vùng tươi biếc, cửa tùng im .
Về nhà sớm nhận ngay đường lối
Chớ để lâm chung trễ khó tìm .

V

Thần chơi cõi tịnh tuyệt mù mây
Nào đợi gậy lê ánh sáng bày (1)
Khéo luận đường xa mười vạn tám (2)
Hư không lầu các giữa trời Tây!

VI

Một dãy cây dường thất bảo lâm
Đầu cành nghe thoáng tiếng linh cầm?
Gió đông thổi lọt màn hoa lá
Diễn nói trăm ngàn diệu pháp âm!

VII

Niệm Phật ngày đêm tự phản quang
Mấy hồi sanh diệt thấy vô đoan .
Trước làng, sau tuyết hoa mai nở
Lộ vẻ xuân tươi sáng vũ hoàn!

VIII

Chín chục xuân quang khó mãi gìn
Dĩa đèn đêm vắng đối riêng mình .
Pha trà đâu phải vì hương vị
Khi hứng nào can uống một bình .

IX

Cõi trần gieo được giống hoa sen
Nước ngọc liên trì nhụy nẩy sanh .
Một niệm tinh thần siêu phẩm tục
Nhẹ nhàng cõi tịnh bước thanh thanh .

X

Phá được trùng quan thấy cảnh quê (3)
Từ nay chẳng lạc bước đường mê .
Xoay vần sáu chữ không sau trước
Nước chảy mây trôi tỏ lối về!

Qua mùa đông, Quỳnh Lâu cảm bịnh, tự biết khó lành, thường chuyên niệm danh hiệu Phật. Trước khi mãn phần, cô thỉnh mẹ đến từ biệt và nói: "Đại Hòa Thượng đã đến rước, con đi đây!" . Đứa thị tỳ thưa: "Còn lão thân thì sao?" . Đáp: "Cảnh Tây P hương đẹp, ngày kia cô sẽ về rước bà đi!" . Nói xong liền mất. Bấy giờ nhằm ngày 23 tháng giêng, niên hiệu Càn Long thứ 45, cô mới vừa được 25 tuổi.

Đến mùa xuân năm Càn Long thứ 49, có Tây P hương Đại S ĩ dùng phương tiện giáng cơ nơi Ngọc đàn, vì hàng thiện tín tuyên dương pháp môn Tịnh Độ. Một hôm, Bành Nhị Lâm cư sĩ đến đàn, thưa hỏi chỗ sanh của các vị sư hữu đã từ trần. Đại S ĩ mỗi mỗi đều phúc đáp rành rẽ. Trong ấy, một vị sanh về cung trời Đâu Suất, một vị hưởng phước báu cõi người, có 4 vị được sanh về Tịnh Độ. Đó là Hương Sơn lão nhơn hiệu Thật Định, Lữ Đình đại sư hiệu Tế Hội, Thệ Nguyện t ỳ kheo pháp danh Phật A n và một vị cư sĩ là Trầm Bính hiệu Kính Phù. Sau rốt Bành cư sĩ hỏi đến Đào Quỳnh Lâu. Đại S ĩ Đáp: "Đào thị đã sanh về miền biên cảnh ở Tây P hương" . Giây lát Quỳnh Lâu giáng đàn, đề thi rằng: Vũ yết nhàn giai phương thảo đa Ngũ niên tiêu tức đẳng phao thoa!

Động trung thâm bế yên hà tích Nhứt niệm huân phong tống khách qua!

Tạm dịch:

Mưa tạnh, thềm nhàn rợp cỏ thơm Năm n iên thấp thoáng tợ thoi dồn! Ráng mây khóa kín người tiên động Để gió nam đưa khách lạc hồn!

Nhân đàn cơ , cô hiểu thị cùng đại chúng rằng:

"Muốn sanh về Cực Lạc, các vị cần phải có tâm trường sắt đá, niệm Phật thành một khối, ngoài không bị sáu trần nhiễm vào, trong không bị bảy tình khuấy động, thì nơi chốn bùn nhơ sẽ có hoa sen mọc lên. Khi ấy, niệm một câu Phật hiệu, liền có một đạo hào quang phóng ra , n iệm ngàn muôn câu Phật hiệu thì có ngàn muôn đạo quang minh. Quang minh đó vẫn vô tướng, từ trong phát sanh, chớ chẳng phải từ bên ngoài mà được. Đức Phật A Di Đà luôn luôn ở trước mặt các vị, tùy chỗ xuất hiện. Nếu vừa có một mảy may vọng niệm, thì ánh sáng Phật ẩn mất không lộ bày. Khi niệm Phật, cần yếu phải thường thường soi vào trong, mới phát minh được lý: "Một niệm bất thối" . Tiếng niệm Phật lại cần phải theo tâm mà khẩn thiết, mới phát s i nh được nguyện lực và sức niệm mạnh mẽ vô thượng. Tâm và tiếng nên dung hòa nhau, thì ánh sáng tự tâm sẽ chói suốt bốn bề, không chỗ nào chẳng phải Phật, và không lúc nào chẳng niệm Phật, mới là đắc lực! A Di Đà gọi là Vô Lượng, nên biết đó là trí huệ vô lượng, thần thông vô lượng, từ bi vô lượng, nhiếp thọ vô lượng. Nếu không phát thâm tâm vô lượng, đâu có thể thấy được tướng Vô kiến đảnh của đức Cực Lạc Bổn Sư? Thương thay cho chúng sanh! Dục niệm chưa trừ, đạo căn lần mất. Phật tuy thương xót, nhưng biết làm sao? Vậy hãy nghe lời tôi khuyên, mau cố gắng niệm Phật !".

Cách hơn tháng sau, Nhị Lâm cư sĩ lại đến Ngọc đàn, hỏi Đào Quỳnh Lâu về các tình tiết lúc lâm chung, gồm mấy điểm như sau:

"Được biết cô đã vãng sanh, rất mừng , rất tốt!

Như ng các ông La Đài Sơn, Châu Trọng Quân , trai giới tinh nghiêm, hoằng thệ rộng lớn, mà còn bị lạc vào vòng phước báu cõi N hơn T hiên. Phần cô, công phu chưa thuần, giới phẩm chưa vẹn, mà lại được vãng sanh là thế nào?

Vậy quang cảnh lúc cô vãng sanh ra sao?

Và sau khi vãng sanh sự hưởng thọ như thế nào?

Đã được thấy Phật chưa?

Chừng nào lên bậc Bất thối?

Xin cô giải bày rành rẽ, để mọi người nghe biết phát tâm tin mến tu hành. Đây tưởng cũng là một việc hợp với bản nguyện độ sanh của cô vậy!"

Ngày ấy, Tịch Căn Bồ Tát giáng đàn thay thế dạy rằng:

"Tháng trước ta ở biên cảnh cõi Cực Lạc thuyết pháp rồi mới đến đây, nên Đào thị nương thần lực của ta mà cùng đến. Nay ta không ghé miền ấy, nên Đào thị không đến được.

Bình nhựt tuy công phu của Đào Quỳnh Lâu không sánh kịp bọn ông La Đài Sơn, nhưng lúc lâm chung chánh niệm của cô hơn các vị đó rất xa, nên cảm được đức Quán Thế Âm Bồ Tát thân lâm tiếp dẫn.

Khi lâm chung Đào thị thấy kim liên hoa hiện tiền mà vãng sanh.

Nay cô đang ở miền biên địa thế giới thất bảo, sự ăn mặc đều tự nhiên hóa hiện.

Dù cô chưa được thấy Phật, song mỗi ngày chư Đại Bồ

Tát ở Cực Lạc sang biên địa thuyết pháp hai thời. Người tinh tấn sẽ lần lần sanh lên 9 phẩm, kẻ giải đãi cũng hưởng thọ được 500 năm. Một ngày ở biên cảnh Tây P hương bằng 100 năm tại miền Diêm Phù Đề này. Từ khi vãng sanh đến nay, Quỳnh Lâu tinh tấn lắm, tương lai có thể ở vào bậc Thượng phẩm hạ sanh, lên hẳn ngôi bất thối chuyển. Thời gian ấy nơi đây là 2000 năm nữa".

Cứ theo giáo điển, Tịch Căn Bồ Tát là vị Đại Sĩ từng dự pháp hội Duy Ma và Vô Lượng Thọ, lúc đức Thích Ca Thế Tôn ứng thế thuyết pháp.

 

Ghi chú:

(1) Một vị tìm đạo lên núi gặp lão nhơn mặc áo bát quái, chống cây gậy lê dẫn vào động Tiên. Khi ấy trời đã hoàng hôn, đường vô hang đá lại càng tối mịt. Hốt nhiên từ đầu gậy lê phóng ra ánh sáng rực rỡ soi tỏ lối đi. Đây ý nói cõi Cực Lạc có ánh sáng thất bảo tự nhiên, không cần phải dùng gậy lê phóng quang như cảnh Tiên.

(2) Kinh Pháp Bảo Đàn bản cũ có câu: “Cõi Tây Phương cách đây mười muôn tám ngàn dặm”. Câu này ám chỉ: “Nếu diệt mười tám giới là sáu căn, sáu trần, sáu thức, tức sẽ đi đến cảnh Tây Phương của tự tâm”. Nhưng về sau chư tôn đức Phật giáo cho câu này là lời hậu nhơn thêm vào, chớ không phải của Lục Tổ nói, nên gạt bỏ. Bởi trong kinh A Di Đà, đức Thích Tôn bảo: “Thế giới Cực Lạc ở về phương Tây cách đây mười muôn ức cõi Phật”, chớ không nói: Mười muôn tám ngàn dặm.

(3) Người tu thiền từ nơi không mà vào, để tâm rỗng không, nên lần lần vọng niệm chẳng khởi, chỉ thấy một màu vắng lặng. Kế đó không cảnh hiện ra, tường vách non sông đều mất hết. Nhưng đó là cảnh tạm chớ chẳng phải là chơn cảnh của tự tâm, nếu nhận chân tức bị lầm lạc. Khi chân cảnh hiện ra, sẽ tỏ ngộ nước chảy mây trôi, hoa vàng trúc biếc, đều là quê hương xưa của tự tánh. Cổ đức bảo: “Chớ nhận vô tâm là thật đạo. Vô tâm còn cách một trùng quan!”. Phá trùng quan là vượt phá hiện tượng thiên không nói trên.