Home > Khai Thị Niệm Phật
Sự Hữu Dụng Sau Khi Tĩnh Tọa Dậy
Cư Sĩ Huỳnh Lão | Sa Môn Thích Viên Giáo, Việt Dịch


 A - Ấn chứng bước đầu:

1- Sau khi phiền não khởi thì dễ chuyển, nháy mắt tức tiêu biến. 2- Đối với thói quen sâu sắc thường ngày hãy còn ham mê, chợt nhiên dứt bỏ mà sửa đổi. 3- Gặp việc không chui vào chỗ bế tắc, mà thường nghĩ tưởng từ chỗ siêu việt. 4- Gặp việc thường quán sát phán đoán từ trên lý nhân quả, gặp việc tùy duyên nhân đó mà thích ứng, chẳng nhờ chẳng cầu, tâm được mất bình đạm. 5- Ngay lúc gặp điều phi lễ hoặc sỉ nhục, đối xử một cách thư thái, chẳng như trước kia dễ sinh giận mà không vui. 6- Ít bực tức, ít so đo, ít tranh chấp, ít lao đao.

B - Ấn chứng tiến lên một bước:

1- Đối với những người có quan hệ thân yêu, chỉ là chiếu cố dẫn dắt, giúp họ tự cường tự lập tự trị, mà chẳng phải cả ngày bận rộn không dứt, trói buộc không rời, lo đây nghĩ kia, dốc lòng tận sức thấp thỏm lo âu, cả ngày buông không rời. 2- Đối với sắc đẹp, vinh hiển tôn quí, cừu địch giữa đời, ngang tàn bạo ngược, vô lại, tà đạo... những con người ấy, lúc ứng phó không có tâm thành kiến, dùng tâm bình đẳng bình thường để đối đãi nhau. 3- Đối với sự vật hay công việc thường ngày hay thích nhất, thói quen và nỗi đam mê v.v... có thể biết đó là vô thường, yêu mà chẳng chấp, thì chẳng bị nó làm lụy, mất cũng chẳng cảm thấy khó chịu, chẳng làm nô lệ cho sự việc hay vật chất. 4- Đối với danh lợi, quyền thế, phô trương, sở trường, châu báu đã có, có thể biết huyễn mà không dính mắc, tùy duyên lấy bỏ, được chẳng vui, mất chẳng buồn, vì biết nó là vô thường. 5- Ở lúc giao tiếp, vui say, sợ sệt, lo lắng quạnh vắng, có thể dung chứa mà không bị bức bách, nhân sự thích ứng mà bình thường, hoặc dứt khoát buông rời, mảy may không ngăn ngại. 6- Đối với hoàn cảnh không tốt, sự việc chẳng thuận, chỗ ở không thích nghi, mặt mày không tốt... các cảnh nghịch, có thể phá trừ sự kết buộc của tâm, tùy duyên gặp, nhân đó mà ứng xử, tùy duyên gặp mà an, chẳng lấy khổ vui của cuộc thế tục mà làm khổ vui.

C - Ấn chứng tiến lên một bước nữa:

1- Có thể cải đổi tập khí xấu, như là xả ly những thói của ta như: Tư riêng, đa nghi, keo kiệt, nôn nóng, thô tháo, ưa so tính ưa tranh luận, ưa làm phiền, ưa hư vinh, ưa bài xích chê bai kẻ khác, v.v... chứa những thói quen cố chấp khó lìa, từ câu nệ mà thoát khỏi, mà hào phóng, mà siêu việt, mà thông suốt tròn đầy, mà tự tại. 2- Gặp lúc thiên tai, người bị họa, bệnh ách, khổ nạn... một cách nặng nề, biết tất cả sinh diệt vô thường, nguồn gốc là không là huyễn, có thể không lo không sợ, đối xử thanh thảng, tùy duyên mà NHẬM VẬN, tự tại không trở ngại. 3- Tuy biết phân biệt, nhưng chẳng trụ ở hai tướng, chẳng nhân nơi so sánh mà sinh ra vọng niệm, chẳng nhân nơi ghét yêu mà sinh ra phiền não, vào ở nơi “trí vô phân biệt”.

HỌC PHẬT TU HÀNH CHẲNG NÊN SỢ KHÓ

Thành Phật! Thật là việc rất khó, quyết cần phải có sự trả giá tương đương, mới có thể đạt đến công phu tương đối. Như việc đi làm, mỗi ngày từ sáng sớm dậy đi làm, làm thẳng đến chiều tối mới trở về nhà nghỉ ngơi, cần đổ ra rất nhiều mồ hôi tâm huyết mới có thể lãnh được lương bỗng đúng tháng, chẳng khổ nhọc sao? Rất là khổ nhọc! Tu hành cần được công phu ngang bằng, cũng cần bỏ ra thời gian, tinh thần và sức lực tương đối, như tu hành mà không khó thì chẳng nói đến “tu hành” làm gì. Nếu sợ khó thì chẳng nên tu hành! Chỉ hơi tin Phật, lại cố cầu phước báo trời người, hưởng lấy dục lạc thế gian, quên đi rằng: “Vui đến cùng cực lại sinh buồn!”. Đến lúc đó thì thành ra địa ngục của nhân gian.

Hãy xem cuộc sống của các vị pháp sư, cuộc sống tự cố gắng quá ư là tích cực, nghiêm túc và khắc khổ, tiết kiệm nhiều, chắc thật và tự nhiên. Mục đích tìm cầu của họ là làm sao ngang bằng đến sự cao thượng, thánh khiết và vĩ đại; Ngược lại chúng ta đây lại chạy theo phàm phu danh lợi, rượu thịt, cảm thấy hổ thẹn quá!

ĐUỔI ĐI LO SẦU

“Tâm HỶ LẠC là thuốc hay, cõi lòng buồn thương sẽ khô gầy hình vóc”. Tin rằng không có người nào hiểu được sự vui vẻ hay lo buồn, nhưng nó ngược lại như loại bóng râm bao trùm lấy tâm người, gạt ra không được. Trời từ lời nguyện con người, cố nhiên khiến cho con người vui mừng, nhưng mà đời người việc không như ý có đến tám chín phần mười, ai lại có thể may mắn tránh khỏi ư?

Nhưng có vài người thường thường đối với những chuyện vặt vãnh, nhớ rất rõ ràng, cả ngày chẳng vui, giống như là trên cuộc sống loanh quanh chỉ gặp toàn những người, chuyện vật xem ra không vui vẻ, giống như là bóng tối cuộc đời bao quanh anh ta, không cách nào tránh thoát sự đoanh vây của buồn, hận, sầu bi.

Người nếu thường bị việc nhỏ nhặt không đáng kể làm cho đăm chiêu ủ dột, biểu thị sự u uất, như thế than thở ưu phiền, mà trong vô hình không biết không rõ sự đã hao tốn bao nhiêu là năng lượng trên tinh thần, phân định được không?

Nếu như trong cuộc sống việc quá nhiều, khiến chúng ta không thỏa mãn, có phải chăng do chúng ta yêu cầu quá nhiều? Sự oán hận của chúng ta, có phải chăng vì chúng ta khoang dung quá ít? Anh có tấm lòng thế nào, thì có cuộc sống thế ấy, nếu anh cả ngày tiếng thở lời than, cần phải biết rằng so với trăm bệnh, lo sầu càng sẽ khiến người khó mà thoát thân, một ngày chuốc lấy trên thân, khiến người không những dễ dàng đánh mất tuổi trẻ, vả lại dễ suy tàn đi tâm sống động, làm cho đời người khô gầy thiếu vị, cho nên anh hiện tại nên đuổi dẹp mau gốc rễ mà trừ bỏ đi lo sầu đầy chật cả trong tâm; làm mới lại sự thoải mái tràn trề đầy ắp vui vẻ.