Vì cần thích ứng hoàn cảnh và tâm cảnh niệm Phật mà khởi lên cái nhìn thấy, vì cần thích ứng với căn khí của người niệm Phật mà có các việc không đồng. Lúc người tu hành niệm Phật có thể lựa chọn phương pháp thích hợp cho mình rồi mới thực hành. Nếu là niệm được một thời gian mà cảm thấy phương pháp này không thể trấn định tâm cảnh lúc bấy giờ, bèn có thể đổi một phương pháp, như thế một lần đổi lại một một lần đổi, đều không có gì chẳng được, chỉ cần thời gian này có thể “định tâm” dẹp trừ vọng tưởng tạp niệm thì là phương pháp tốt cho thời gian này. Thí như trị bệnh, chỉ cần trị lành được bệnh tức là thuốc hay đối với chứng bệnh. Vọng tưởng của chúng sinh là bệnh, danh hiệu Phật là thuốc, có thể trừ được cố tật, đó là diệu dược.
1 - Niệm to tiếng: Là phép niệm mở to cổ họng, phép niệm đó chỉ giây lát thôi, ngại vấn đề hao khí không thể trì lâu, chỉ đối trị với hôn ám nặng nề (hôn trầm), biếng nhát mỏi mệt (giải đãi), vọng tưởng, hiệu qủa rất là rõ ràng. Nhân vì niệm to tiếng có thể sảng khoái đầu óc, chấn chỉnh tinh thần, nhưng không nên niệm lâu, niệm lâu sẽ làm thương tổn nguyên khí và đau cổ khan giọng... tâm bệnh phát sinh. Lúc niệm to tiếng cần chú ý, chẳng nên làm trở ngại an ninh của người khác mà chuốt lấy sự chán ghét, như thế không có tâm Từ bi.
2 - Niệm nhỏ tiếng: Niệm nhỏ tiếng thì khó nhiếp vọng tâm vọng niệm, thời gian thì có thể niệm lâu được nhưng dễ bị hôn trầm. Lúc tinh thần hưng phấn, người và cảnh không có sự trở ngại lại có thể niệm to tiếng.
3 - Niệm Kim Cang: Tức là miệng môi máy động, nửa có tiếng nửa im lặng, âm thanh phát ra giữa môi và răng để chính mình nghe được thích nghi; người hành giả một mặt niệm, một mặt dùng tai để nghe, bất luận là sáu hay bốn chữ, chỉ cần từng chữ từng câu nghe được rõ ràng không sai chạy, tự nhiên tâm định. Pháp niệm này hiệu lực rất lớn, cho nên dùng từ Kim Cang làm ví dụ mà đặt tên.
Ba cách trên đây là nối kết với duyên bên ngoài.
4 - Niệm thầm (mặt niệm): Nếu to tiếng, nhỏ tiếng đều không thích nghi, niệm Kim Cang vẫn còn ngại dấu vết; hoặc là chỗ nhơ uế không sạch sẽ, cho đến tắm rửa, đại tiểu tiện, lúc người ồn ào, không nên niệm ra tiếng, chỉ còn cách là niệm thuần dụng tâm. Mặc niệm chữ nhiều khó niệm, niệm bốn chữ, ở trong tâm thức của hành giả mới có sự sáng suốt rõ ràng.
5 - Niệm nhớ tưởng: Tức là tâm niệm, miệng môi lưỡi đều không động, tâm niệm tất cả rõ ràng, lúc nghe trở lại tiếng của tai rõ rõ ràng ràng thì vọng tưởng khởi, ắt cần phải nhiếp tâm, thấy cảnh không duyên, tâm mới có thể định, mới là trên đường niệm Phật, Nếu không như vậy tưởng khởi lên, đó là niệm Phật trống rỗng, việc vãng sanh e rằng không đủ sức!
Hai cách trên là nối kết với sự huân tập bên trong.
6 - Niệm truy đảnh (tiếp câu): Là dùng phương pháp niệm Kim Cang, nhưng giữa chữ và chữ, giữa câu và câu, liên tiếp liền lạc nhau rất là nghiêm túc, hình như là một chữ đuổi theo một chữ, một câu gối đầu một câu, khoảng giữa không có chỗ hở đứt, cho nên gọi là “truy đảnh”. Lúc này trong lòng khẩn trương, tâm và miệng đều tiến đến câu niệm, cho nên vọng tưởng tạm thời lắng lặng.
7 - Niệm ngồi yên: (tĩnh thổ thiền): Là xếp bằng ngồi ngay ngắn, trạng thái thoải mái, thân cần phải chính ngay, không lắc lư thân, nên thuận với tự nhiên, không gồng lưng ưỡn người, để khỏi bị khí nóng bốc lên, cũng chẳng nên cong lưng cúi đầu, lưỡi tì vào hàm trên, nếu tiết nước dãi thì từ từ nuốt xuống yết hầu, khép hờ mắt, lặng nhìn ngay sống mũi. Ngồi yên nghĩ tưởng niệm Phật, chẳng phải là tham thiền, cũng chẳng phải là chỉ quán, có thể ngồi lâu dài. Hành giả khi mới ngồi, do vọng tưởng nhiều hơn niệm Phật, do niệm tạp nhiễm nhiều hơn niệm tịnh sạch; Lúc này thì nên phải dọn trừ đi muôn duyên, buông bỏ tất cả, nhiếp cả sáu căn. Sớm tối mỗi lúc ngồi một lần, thời gian còn lại khác nên nhớ tưởng niệm Phật. Niệm Phật như thế, thì hiệu quả của việc thu được tăng hơn nữa. Lâu xa về sau, thì tùy lúc tùy nơi, một câu danh hiệu Phật, lúc miệng chẳng thể niệm thì tâm cũng tại niệm, không niệm mà tự niệm, ở nơi niệm liên tục kỹ càng không dứt, mới là trên đường niệm Phật. Niệm ngồi yên, chẳng dùng chuỗi để niệm, cũng chẳng nhớ số lượng, chỉ cần có niệm thì tốt. Nhưng trong công khóa sớm tối nhất định phải niệm ra tiếng, có thể niệm to tiếng càng tốt. Nếu ở trong nguy nạn thì nên phát tiếng niệm to, lúc này chẳng nên so kể là chỗ nhơ uế. Đến lúc mạng chung cũng cần phải niệm ra tiếng, có thể niệm to tiếng rất tốt, cần phải nhớ! Phải nhớ!
Nếu vọng niệm nhiều, tức nên dùng pháp “mười niệm nhớ số”, tức là niệm một hơi từ câu thứ nhất đến câu thứ mười thì dừng, lại tiếp tục niệm từ câu một đến câu thứ mười, chẳng được niệm leo đến hai, ba mươi chẳng hạn, để khỏi bị lực của tâm không kham nổi, ắt phải bị bệnh. Nếu nhớ thẳng mười câu mà khó nhớ, có thể phân làm hai hơi, từ một đến năm, từ sáu đến mười, chỉ nhờ vào sức nhớ của tâm mà chẳng được lần chuỗi, thì mới dốc toàn tâm lực ở nơi một tiếng hiệu Phật, vọng niệm không dấy khởi, nhất tâm bất loạn, lâu phải tự được; khi nhiếp được tâm thì đồng, mà khi dụng công thì rất khác nhau. Người kia hết một hơi là một niệm, chỉ có thể sáng sớm một lần, thường dụng công thì tổn khí thọ bệnh. Người này thì từ sáng đến tối, hoặc có tiếng hoặc không tiếng, tùy lúc mau lúc chậm, đi đứng ngồi nằm đều không lúc nào là chẳng thích nghi. Chẳng những bỏ được vọng mà rất có khả năng dưỡng thần, so với người lần chuỗi nhớ số kia, lợi ích khác xa.
Niệm có kỳ hạn: Nếu muốn được nhất tâm bất loạn, hiện tại chứng được tam muội, cần lựa chọn một cái thất yên tịnh, bặt dứt duyên bên ngoài, xin khách không nên nói chuyện, chỉ vì một câu danh hiệu Phật, niệm “ truy đảnh” (dùng phép niệm kim cang), hoặc phép “mười niệm nhớ số”. Không nên to tiếng làm tổn thương khí lực, hoặc làm cho bị công hỏa lên; không được ngầm giận mà tổn thương máu, hoặc lơ là thành thói quen, trầm tĩnh nặng nề tối tăm. Cũng chẳng nên niệm qua loa cho hết ngày giờ, cho cùng năm mãn tháng; lúc còn sức khỏe nên niệm mạnh mẽ một ngày một đêm đến bảy ngày bảy đêm không dừng, tích cực nối tiếp, mạnh mẽ lại càng mạnh mẽ, tình thức dứt bặt, tự nhiên thân tâm lại không bị loạn, tức gọi là nhất tâm bất loạn. Nếu chẳng được cảnh giới này thì tuy có tạm thời thanh tịnh, cũng là nơi nghỉ tạm, lúc thanh tịnh thì có niệm, lúc động loạn thì mất niệm, huống chi lúc lâm chung rất là đau khổ phiền muộn thì sao? Có thể thấy rằng lúc bình thường trong cảnh yên tịnh chút chút, thì tâm ý thức được việc ở bên, đến lúc buồn phiền thì dù ý thức thông minh làm chủ cũng đều dùng chẳng được vậy.
Nếu liên tục kỳ hạn mà dễ sinh bệnh, thì chẳng nên làm lâu. Xin khuyên chư vị bạn đạo, nương theo phương pháp niệm một ngày xem thử, nếu một ngày không thành, nên tập niệm lại một ngày, hoặc liên tục hai ngày, ba ngày, đến bảy ngày, thấy tinh thần chưa ổn định lắm, một lần bảy ngày chẳng thành, thì phải điều đưỡng tinh thần làm lại bảy ngày. Ngồi, đứng, đi mỗi việc nửa giờ, vòng lại từ đầu. Đều đặn không dứt, ăn uống, vào nhà xí, mặc áo v.v... một mực là Phật, miệng không niệm được mà tâm vẫn không dứt niệm, chẳng nên khoảnh khắc lộn xộn dừng nghỉ hoặc cảm thấy mệt mỏi, chẳng nên sợ ra ngoài kỳ hạn nên đợi đến lúc khỏe mới khởi niệm. Bởi vì cách công phu làm thế, không thể đánh dẹp được sự hôn trầm, tán loạn hoặc trạo cử; nếu sợ hôn trầm, tán loạn và trạo cử, chỉ quan tâm dẹp đuổi, chính là đối tác với hôn trầm, tán loạn và trạo cử, càng đấu đá càng thêm nhiều, chẳng bằng buông thân ngủ một giấc, hôn trầm, tán loạn và trạo cử tự diệt mất, tinh thần hưng khởi hơn lên, lựa lúc làm lại. Niệm một ngày tốt nhất là ăn ít hoặc chẳng ăn, chỉ uống nước. Hai ngày trở lên cần phải ăn.
Niệm Phật đáng quí là dụng công phu lúc bình thường, trước có chỗ nghỉ tay, dẫn đến sinh làm người sống vui, lâm chung quyết định vãng sanh. Pháp này rất vi diệu và rất ổn định, nguyên nhân lúc còn sức khỏe cố gắng mà làm, để khỏi đến lúc lâm chung tay rối chân loạn. Tuy là già cả yếu đuối, khí lực chẳng đủ, cũng nên khéo tự điều nhiếp mà tu hành. Lúc lên ca làm việc cũng có thể lợi dụng ngày rảnh nghỉ, theo cách thức niệm một ngày xem sao, từ chiều hôm trước đến chiều hôm sau, nếu một ngày không thành sửa đổi làm lại ngày khác, hoặc làm liên tiếp hai ba ngày trong thời gian nghỉ phép, hoặc xin nghỉ phép làm suốt bảy ngày.
Phương pháp này nên lấy thời gian giữa mùa xuân, hạ, thu, đông mà làm, để khỏi bị lạnh nóng khó phân.
Lúc niệm Phật có thời hạn, động cơ của người niệm càng đơn thuần càng tốt, công phu càng có thể dùng hiệu quả. Vì rất đơn thuần thì rất thành tâm, niệm Phật rất chuyên tâm thì sẽ tự nhiên phát sinh ra một sức tiến triển tốt đẹp.
Chuyên tu, là phương pháp hay để tu thân, dưỡng tánh, đoạn ác, tu thiện, dễ phát sinh trí tuệ, được nhất tâm bất loạn. Chuyên tu - không phải là tiểu thừa, là trước tự lợi rồi sau lợi tha. Không có trí tuệ mà khuyên người tin Phật cũng chẳng dễ, sao có thể nói cho chuyển động được người đời khẩu phục tâm phục mà học Phật tu hành, ra sức tu trì!
Đơn thân không lụy phiền về gia đình mà xét ra rất nhiều phiền não. Người có nhà, như trong sinh hoạt không suy nghĩ thì lại không gánh vát được kế hoạch gia đình, một người ở riêng, đầy đủ không ra khỏi cửa, không xem ti vi báo đài, không nghe âm nhạc, chẳng nhu cầu dựa trên sự quấy rối của cảm giác, thì tự nhiên, lựa một cái thất yên tĩnh hoặc ra ngoại ô che một cái nhà nhỏ, từ dứt duyên ngoài, đóng cữa, không việc thì không ra khỏi cửa, chuyên tâm niệm Phật, tinh tấn không lười mỏi, chỉ cần sự quyết tâm đúng mức, nếu không được nhất tâm bất loạn, niệm Phật tam muội thì không ra khỏi cửa.
Lúc nằm và nơi không sạch như: nhà xí, chỗ rửa giặt v.v... chỉ mặc niệm để khỏi lỗi mất cung kính. Chớ nên nói rằng những lúc và những chỗ này không được niệm Phật, mà phải hiểu rằng những chỗ này không nên phát ra tiếng mà thôi.
Nghi thức niệm Phật đơn giản mà dễ tu hành.