Home > Khai Thị Niệm Phật
Tín Hạnh Nguyện
Cư Sĩ Huỳnh Lão | Sa Môn Thích Viên Giáo, Việt Dịch


Trì danh niệm Phật, Tín Nguyện Hạnh, là ba món tư lương (lương thực để nuôi sống) rất quan trọng và rất cần thiết của vấn đề vãng sanh, thiếu một thì chẳng được! Chẳng có “Tín” thì không thể lập “Nguyện”, chẳng có nguyện thì không thể tuân hành lập “hạnh”. Chẳng có “Hạnh” thì không thể chứng “Tín”, mà đầy đủ được “sở nguyện”.

TÍN, tức là “tín tâm” (chân tướng tín), tin cõi Ta bà là biển khổ, đời người là khổ, khổ nhiều vui ít, tin lời Phật chẳng luống dối hư huyễn, tin chắc chắn có thế giới Cực Lạc, tin chắc chắn có Phật và Bồ tát, tin rằng ta chí thành chuyên nhất niệm Phật, thì lúc mạng chung Đức Phật A Di Đà nhất định sẽ đến tiếp dẫn vãng sanh về thế giới Cực Lạc. Ngay nơi tin thì chẳng được sinh nghi (lơ là), ngay nơi nghi thì không thể vãng sanh! Tín tức là thái độ cung kính chân thành và niềm tin tuyệt đối; Nếu như vừa muốn được lại vừa hoài nghi, thế thì không có hiệu quả. Tín tâm có bốn ý nghĩa:

1. Tin Phật có công đức lợi ích bất khả tư nghì.

2. Thường để tâm đối với Phật pháp.

3. Thường hằng tư duy đạo tu hành, có thể tô bồi thêm lên đức tốt tự lợi, lợi tha.

4. Học tập đến nơi đến chốn đạo lớn của Phật đà.

“Tín tâm” là căn bản của Phật đạo, suối nguồn của đức tốt, nơi có thể làm tăng trưởng tất cả thiện hạnh, đoạn trừ tất cả mê chướng, ra khỏi dòng lớn ham muốn; Vững chắc tín tâm, phát nguyện niệm Phật. Cầu sanh về thế giới Cực Lạc, tín tâm cần phải kiên cố, chẳng nên lay động tín tâm. Không luận là gặp tà kiến ngoại đạo, hay bất cứ tông phái nào, nếu vui về ngũ dục, đều chẳng nên để cho bị nó làm lay động tín tâm.

Tín tâm vững chắc không dời đổi, thì nên xem xét tâm mình có đơn thuần hay không? Tâm càng đơn thuần thì càng có thể hoàn toàn tiếp nhận được Phật pháp của Đức Phật dạy bảo chúng ta. Trong kinh nói rằng:

“Phật pháp như biển lớn, tin là có thể vào, trí là có thể độ”.

Như vậy đủ để chứng minh rằng nếu thiếu tín tâm, thì không thể vào được pháp Phật. Có rất nhiều người qui y Tam bảo, cũng trì danh niệm Phật, song niềm tin của họ lại tôn sùng ngoại đạo - loại tín tâm này là “Bất chánh” (không chánh tín).

NGUYỆN, là “chơn nguyện”, ưa thích Cực Lạc, nhàm chán Ta bà, nguyện mau ra khỏi thế giới khổ này, nguyện mau sanh về thế giới Cực Lạc kia, nguyện tuân theo sự chiếu rọi của pháp Phật, tin chịu vưng làm. Nếu còn tham luyến các việc: giàu có, danh tiếng, quyền thế, người thân, vật chất hưởng thụ... như thế không phải là nhàm lìa thế giới này, mà là tham luyến thế giới này.

HẠNH (hành), là tu trì pháp Phật, tin thọ phụng hành, đừng để niệm tạm quên, tu hành tận sức, chẳng gấp cầu lợi, nửa đường bỏ cuộc, chẳng nhìn khác nghĩ lệch, thấu suốt mà làm. Hạnh thì cần phải làm, chẳng phải niệm nói suông là ta học Phật tu hành mà thôi, tức là phải tu dưỡng bằng công phu. Nếu không như thế, thì cũng giống như: Bánh vẽ mà no được đói, trông trái mơ mà đỡ được khát sao?

Do đó, niệm Phật cần phải phát tâm lâu dài, rời xa tất cả tâm tạp nhiễm, tâm nghi ngờ, tâm kiêu xa... cố gắng ráng sức tu hành như thế, vãng sanh Cực Lạc là lẽ đương nhiên, là điều phải đến.

Tín Hạnh Nguyện, nếu như có tín mà không có nguyện, là biết có chỗ đến tốt mà không nguyện đến, cũng là uổng vậy. Có nguyện mà không có hạnh, cũng như phiếu chi mà không có đầu, chẳng giúp được gì đối với công việc. Ba việc Tín Hạnh Nguyện, là lấy tín và nguyện để lập hạnh (hành), lấy hạnh để thực hiện tín và nguyện.

Người thực hành niệm Phật, tu tập thiện pháp không được sinh nghi, nếu không tín tâm thì nguyện và hạnh không từ đâu khởi, tức là thiếu mất một sức lực tinh thần mạnh mẽ để tiến thẳng về trước. Người nghi ngờ, bị sự nghi che tâm, ở trong các pháp không được tín tâm, vì không có tín tâm nên ở trong sự niệm Phật thật không được gì.

Một người có “nghi kiến” (thấy nghi ngờ), tức đối với chân lý chắc thật sinh lòng hoài nghi do dự. Chúng ta có thể tin chắc niệm Phật tức là nhân duyên phước đức thiện căn rất nhiều. Chúng ta phải nên đừng tin tà kiến, chẳng nghe tà thuyết, cần khởi chánh tín để chế ngự tâm nghi, bởi nghi là cấu uế, là mờ mịt, là chướng ngại.

Niệm Phật đối với lúc lâm chung, người xưa đã đưa ra ba nghi cần phải đoạn dứt:

1. Nghi rằng đời ta tạo tội rất nặng, hàng ngày tu hành cạn cợt, e rằng không được vãng sanh.

2. Nghi tâm nguyện của ta chưa rõ và tham sân si chưa dứt, e rằng không được vãng sanh.

3. Nghi rằng ta tuy niệm Phật, lúc lâm chung, Phật chẳng đến đón ta.

Nếu có một trong ba nghi này, thì nhân nơi nghi mà sinh chướng, mất đi chánh niệm, chẳng được vãng sanh.

Nay đây đưa ra cách trừ ba nghi, để mà tham khảo:

1. Gốc của nghiệp luống mê muội, tâm tịnh thì được rỗng rang, nghiệp nặng bất tất nghi ngờ vậy.

2. Tình cũng như mộng huyễn, ngủ thức dậy đâu còn? Tự chịu dừng nghỉ, thì tham sân si dứt, bất tất nghi ngờ.

3. Chấp cái gì mà sinh phiền não? Tất cả chúng sinh chấp trước các pháp thế gian là có thật, đâu biết rằng các pháp xưa nay đều là hư vọng, như hoa đóm giữa hư không, trăng trong nước, cảnh trong mộng, như bóng như huyễn, đều chẳng thật. Qua sông thì dùng bè, đã đến bờ kia, vát bè làm gì? Tức là phải bỏ đi! Sau khi đã tin chẳng nên nghi ngờ trở lại.

Ngày nay thời mạt pháp, chướng duyên đặc biệt nhiều, chính là lúc quần ma múa may, người thực hành niệm Phật phải mọi lúc thường xuyên đề cao cảnh giác  Cổ đức đã chỉ bày, lược nêu ra mấy cách để tham khảo:

1. Tin không hết lòng; Lòng tin sâu xa rất là trọng yếu, tất có thể sinh năng lực hành đạo, chánh tín niệm Phật, lìa khổ được vui, đồng thời cũng cần hiểu biết chân chánh, chẳng dao động, chẳng sinh nghi hoặc, tâm thanh tịnh không nghi không cấu uế.

2. Nguyện chẳng thiết tha; Phát nguyện thì nên nhất niệm thành khẩn, phát tâm vô thượng, tâm độ chúng sinh, hạnh phước chư Phật là “lục độ vạn hạnh”, thảy đều hồi hướng mà cầu sanh về thế giới Cực Lạc.

3. Hạnh không mạnh mẽ; Do tín nguyện phát ra phối họp với lực hạnh, lúc niệm Phật giống như chiến đấu với ma, tinh thần phải mạnh mẽ, có sức bền chí và có thể siêng năng khổ nhọc.

4. Mặc niệm lơ là; Niệm Phật quan trọng hàng đầu là nhắc bảo cố gắng siêng năng, mới được lực niệm; Giả sử tâm không chuyên chú, thì lực không đầy đủ, khó địch lại “nghiệp tập khí” từ nhiều đời, cho nên ở trong mỗi niệm chẳng quên công đức đại nguyện thành Phật.

5. Tâm duyên việc đời; Việc đời như dây trói buộc, cho nên nói tình đời bàn một phần, Phật pháp tự có một phần đắc lực, nên lần lược mà cải tiến; Nói rằng tuổi trẻ dễ đi qua, năm tháng không ở lại, đừng lãng phí thời gian, nên tự mình củng cố, muôn duyên đều buông rời.

6. Yêu ghét chẳng trừ; Phàm phu phân biệt, tập khí nặng nề, cần nên đọc nhiều “Cao tăng truyện”, để mở mang trí tuệ, vì hai tâm yêu ghét đều là nhơ, không yêu thì không tham, không ghét thì không sân.

7. Phân tâm; Mỗi người đều có sự hứng thú và tự hào, dễ chuốt lấy sự phân tâm, chẳng thể chuyên nhất, là điều đại kỵ cho người tu hành, ngay nơi niệm sinh tử, như cứu lửa cháy đầu, chuyên niệm A Di Đà Phật khiến thành tam muội, lúc lâm chung chánh niệm, quyết định vãng sanh, gặp Phật được “Vô sanh pháp nhẫn”, trở lại ba cõi cứu độ chúng sinh.

8. Đề cập kinh điển trong ngoài; Chúng ta nghe có nhiều nhà lý luận tự cho là tài học của mình phong phú, thật thì lúc lâm chung niệm Phật vãng sanh không họp như sự hiểu biết, hoặc người khinh mạn thì tâm nhơ vẫn vậy, tạp nhiễm lăng xăng tâm chẳng an ổn, không thể liễu thoát sinh tử.

9. Nghe các lời tạp loạn; Đây là bệnh chung của mọi người, nên biết lời vô nghĩa là hí luận, cho đến những chuyện nhân – ngã, phải quấy, toàn bộ phát ra những lời lung tung, hoặc những lời búa rìu loạn xạ, sao chẳng làm tổn thương người ư? - Nên cẩn thận!

Pháp môn tịnh độ  Trì danh niệm Phật, khó tin nhưng dễ làm, lý khó giải; Kinh “Phật Thuyết A Di Đà” nói rằng:

“Niệm Phật pháp môn là pháp khó tin của thế gian”.

Có thể nói rằng phát tâm niệm Phật cũng chẳng phải là đơn giản, ứng với tín và nguyện gọp lại để tiến bộ, niệm niệm là Phật, để mà thoát sinh tử. Niệm Phật lấy TÍN tâm làm NHẤT tâm, có NGUYỆN thì bèn có được định HƯỚNG mục tiêu, thì HẠNH có LỰC; như thế không sợ khốn khó, mặc cho người nào châm chọc coi thường, vì sao vậy? Vì lúc này tâm niệm Phật, chẳng bị cảnh chuyển, danh hiệu Phật chẳng dứt, chỉ cầu nhất tâm bất loạn, tâm và Phật đồng ở một nơi, mỗi việc làm (mỗi công hạnh) đều niệm Phật, như thế có thời gian đâu mà để ý đến sự chua ngọt, lạnh nóng!

Người sơ tâm học Phật, thì còn tâm nghi tà kiến, tập khí của tánh tình. Nếu bỏ tà liền được chánh, bỏ nghi liền được chơn, chỉ như thế này mới có thể thành tựu được tín nguyện, khắc phục tánh sa đọa tức có thể khổ nhọc, diệt tập khí tức ngược lại là thanh tịnh; Là chơn, siêng năng, thanh tịnh, như thế thành lập tín tâm. Nếu cầu sinh về tịnh độ Cực Lạc ở phương tây, Tín Nguyện Hạnh mà thiếu một thì không thể được. Vãng sanh hay không, chỉ cần hỏi rằng có Tín Nguyện hay không? Phẩm vị cao thấp, thì nhìn ngay nơi công phu (hạnh) niệm Phật sâu hay cạn?

CHẲNG TƯƠNG ƯNG: Bởi tín tâm chẳng vững, lúc còn lúc mất, chẳng chắc chắn.

TÍN TÂM CHẲNG CHUYÊN NHẤT: Bởi không có sức quyết định, chẳng chịu dốc lòng hết sức mà hạ quyết chí công phu.

TÍN TÂM CHẲNG LIÊN TỤC: Bởi tâm tưởng bị gián đoạn, niệm Phật bị gián đoạn.

TÍN TÂM CHẲNG CHÁNH: Thay đổi bất thường, gặp sao hay vậy, đã cần tham Thiền, lại muốn học Mật, muốn gom chung hết vào một điểm mới chịu; Hoặc bị tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngủ dẫn dắt, nếu người để ở trong lòng, thì lập tức sai lầm.

Pháp môn niệm Phật không có gì đặc biệt diệu kỳ tốt đẹp bằng, chỉ cần ba món tư lương: tin sâu, nguyện thiết tha, ra sức công hạnh được đầy đủ, thì lúc mạng chung tâm sẽ không thể điên đảo, tức được Đức Phật A Di Đà hiện thân tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc, liễu thoát sinh tử, chóng thành Phật đạo. Chúng ta nếu quả phát tâm niệm Phật đầy đủ ba món tư lương (tín nguyện hạnh), thì có thể ba nghiệp thanh tịnh - lúc niệm Phật, mỗi niệm chấp trì một câu danh hiệu Phật, niệm trụ một chỗ, lấy một niệm mà đình chỉ muôn niệm, tức ý nghiệp thanh tịnh; Hai nghiệp thân và miệng đều theo ý nghiệp dắt dẫn sai khiến, ý nghiệp tịnh thì thân không làm vọng, tức thân nghiệp tịnh; Miệng niệm hiệu Phật tức miệng thanh tịnh, Chúng ta đã vì phát tâm tu hành, trì danh niệm Phật, muốn rõ thoát sinh tử thì chắc chắn phải đầy đủ ba món tư lương: tín nguyện hạnh.

Phật pháp chú trọng giảng nghĩa rốt ráo, nêu lý thì cần sự thấu đáo rõ ràng, luận sự thì cần phải triệt để không nên lấp lửng một nửa. Giảng nhân quả nếu chẳng rõ ràng lý nghiệp báo luân hồi, thì không thấu rõ; Giảng Từ bi nếu chẳng phổ cập việc chúng sinh thì chẳng triệt để; Mà vả lại hành thiện bỏ ác nếu chỉ nói suông lẽ đương nhiên của nghĩa, chẳng tin sự thật quả báo luân hồi, tâm ngăn ngừa, sợ sệt, cẩn thận, nếu không có, chẳng thể chân chánh thiết tha mà làm việc, thì khó tránh khỏi việc phô bày tự khi dối.

Học Phật tu hành cần phải như pháp mà phụng hành, cần phải khởi lên từ gốc rễ tâm địa sự tiêu trừ nhân ác.

Phật pháp tu hành như thế nào? Nói một cách đơn giản là: Chế phục mình, làm theo lễ, lòng nhân từ, yêu thương vật, chỉ cần thành khẩn là thật lòng, thật làm, chẳng được phô diễn dối gạt chính mình.

Học Phật tu hành do khởi tín mà vào cửa, quí ở chỗ thực hành; Như giới sát là việc cần thiết thứ nhất của người học Phật, mới học chưa thể dứt tuyệt, thì cũng nên mỗi ngày ăn ít một chút, lần hồi mới có thể dứt được, chẳng tham theo khẩu vị, trong nhà không sát sinh mà lấy tiền mua sắm, cũng khiến cho lò mổ sát hại, cũng nên hỏi lòng không thể nào chẳng chia ra gánh vát lỗi đó. Lại học Phật chú trọng khả năng bố thí; Bố thí một là có thể nuôi lớn tâm từ bi hỷ xả. Hai là có thể phá trừ thói quen (tập khí) phiền não tham lam keo kiệt. Cần phải được sự lợi ích thực tế của Phật pháp, nếu chẳng trừ tham keo, tâm so đo chấp lấy sẽ nổi lên hừng hực, thì tâm từ bi chắc chắn là không chân thật. Mà vả lại tham muốn là gốc khổ của sinh tử, cội nguồn của phiền não. Nếu muốn tìm cách tránh hung, lìa khổ được vui, mà không gắng sức trừ bỏ hai chữ “tham muốn”, thì không có thể giải quyết được! Nếu muốn trừ bỏ tâm tham muốn, trước nhất từ sự bắt tay làm việc bố thí. Bố thí là chế phục mình quên đi công lao của mình, và thí nghiệm tâm đại bi; Nếu tâm Từ bi thiết tha, chế phục mình mà bố thí, là bởi chúng sinh, thì thân cũng còn có thể xả bỏ. Đâu có thể sát hại sinh mạng để mà khoái miệng mình! Đâu chịu lấy tiền bạc của vật uổng phí để vui cho ý mình! Đâu chịu keo kiệt để giữ vật cho mình chẳng dùng để giúp người, thì đâu chịu cung phụng cho thật hậu hĩ, coi thường người khổ! Cho nên công phu thực hành, trước nhất là phải xét nét trên việc bố thí, nếu ở đây mà làm mang tính cách phô diễn, thì khó mong có được thành tích tốt. Kinh Phật nói rằng: “Nhân nếu không chơn, thì quả chuốt lấy bị cong vạy”. Công đức của bố thí nguyên chẳng phải là ở chỗ lớn nhỏ, nhiều ít, mà toàn là nhìn vào lúc phát tâm, ngày thường như thế nào giữ tâm? Sự liên quan này cần phải thành khẩn. Nếu ngày thường tham lận phóng túng, cho đến trong nhà có bệnh khổ nguy cấp, nhằm lúc ấy lạy Phật hứa nguyện, quyên tiền thí giúp, cầu bệnh mau tiêu tai, những việc bố thí này không có chút nào phát ra từ tâm chân thật Từ bi, làm sao có thể có được sự cảm ứng.