Home > Khai Thị Niệm Phật
Định Khóa Sớm Tối
Cư Sĩ Huỳnh Lão | Sa Môn Thích Viên Giáo, Việt Dịch


Thời khóa buổi sớm là nghe lời giáo huấn của Phật, cảnh tỉnh chính mình, một ngày nay của ta, khởi tâm động niệm, xử thế, tiếp người đãi vật, chẳng trái với lời dạy dẫn của Phật, đây là thời khóa buổi sáng.

Thời khóa buổi tối là phản tỉnh là kiểm điểm, nghiêm túc làm một lần phản tỉnh, lời dạy của Phật có cố nhớ hay không? Nếu như không làm được, cần phải nghiêm túc sám hối, sửa lỗi lầm, tự làm mới lại, ngày mai nhất định nổ lực làm cho được, đây tức là công đức lợi ích của thời khóa sáng tối; mà không phải là sáng sớm niệm một niệm cho Phật và Bồ tát nghe, tự mình nếu khởi tâm động niệm thì chẳng tương quan một chút nào với lời dạy của đức Phật.

Có phòng trống trong nhà, ta lấy một gian thì rất tốt, nếu thật sự không có chỗ cúng tượng Phật, thì thiết trí ở trong phòng mình cũng được, nhưng cần phải che trên mặt tượng Phật một chiếc khăn vàng, lúc không tụng niệm thì buông phủ khăn vàng xuống, cách này khỏi bị lỗi khinh mạn. Tượng Phật tốt nhất là hướng đông, người niệm Phật hướng tây, đối với niệm Phật nếu như không thể thế này, thì là tùy tiện hướng bên nào cũng cúng Phật được. Nếu thực tại mà không có chỗ cúng Phật, thì nên mặt hướng về tây niệm cũng được.

Cúng dường Phật, thông thường có: Hương, hoa, đèn, nước trong sạch, các thứ dưa và trái cây; Nếu không có, thiếu mấy món hoặc hoàn toàn không có cũng được. Nhưng nhất quyết không được cúng thịt chúng sinh và rượu, càng không được đốt giấy tiền, các loại giấy bạc, vàng mã.

Lễ Phật: Đầu cúi sát đất, vái chào, cúi mình kính cẩn, chắp tay; Nếu cúi đầu lễ lạy rất là cung kính thì rất có thể diệt tội cầu phước. Quì, ngồi, đứng đều có thể niệm, nhưng cần phải tâm chí thành thì được.

Nhân chính làm chúng tại gia, nên làm công việc gia đình bận rộn, làm công việc xã hội bận rộn, sợ rằng người niệm Phật trước thì siêng năng sau thì biếng trễ hoăc chẳng niệm nữa. Do vậy mới sắp xếp niệm Phật ngay trên thời khóa sớm tối là cảnh tỉnh người niệm Phật nên niệm Phật mỗi ngày, không nên vì cuộc sống bận rộn! Sự nghiệp bận rộn! Phiền não! Lúc cao hứng v.v... mà quên đi câu niệm Phật.

Người mà “trong tâm có Phật” tùy lúc tùy nơi đều khởi tưởng niệm Phật, thì thời khóa sớm tối không làm cũng được.

Chẳng nên cho là niệm Phật ở trước điện Phật, tượng Phật mới trang nghiêm, mới cung kính; ở chỗ khác thì không trang nghiêm, không cung kính, không phải niệm Phật. Niệm Phật chỉ cần tâm thành, nơi nào, thời gian nào cũng đều trang nghiêm; chỉ ở chỗ không sạch như: nhà tắm, nhà xí... hay lúc áo mũ không tề chỉnh thì mặc niệm mà thôi.

Không nên cho là mua được cái máy niệm Phật để nghe thì là niệm Phật rồi, như thế, công đức niệm Phật không phải là của anh mà là của cái máy! Cho nên lúc nghe máy niệm thì người nghe phải cùng với máy hòa niệm mới có được công đức.

Nếu là công tác rất bận rộn, bận đến mỗi ngày cả thời khóa sớm tối cũng đều không có thời gian để làm! Lúc bình thường càng không thể nói là niệm Phật được, thế thì kẻ học Phật tu hành nên khá tự suy tư! Người lại có thời gian ăn uống vui chơi, xem ti vi, nhàn tản tán gẫu, mà không có thời gian để niệm Phật! Như thế thật là không có thời gian để niệm Phật rồi, vãng sanh thế giới Cực Lạc là việc của người khác!

Sáng dậy sớm hơn một chút, tối ít xem ti vi một chút, như thế thời khóa sớm tối có thời gian để làm.

Biết rằng người vốn bận rộn, nói lệch đi là chẳng được nhàn rỗi, kỳ thật có thật là bận rộn không? Thật chẳng thấy được? Chưa chắc là thật bận rộn, niệm Phật vài giờ nói ngược là lắm sự trì hoãn, vã lại nhìn người xưa nay mấy ai được tám mươi tuổi, chẳng thể vứt bỏ khổ sinh tử ở bên sau, chân chánh việc chính mình, cần khẩn trương muôn ngàn lần, khuyên người phát khởi sự xét nét mạnh mẽ, mau mau trồng sen chín phẩm.

Trong kinh “Phật thuyết bát vô hạ”, đức Phật dạy rằng:

“Ở thế gian này, ít nghe không nói, hạng phàm phu thường nói lời không rảnh rỗi có rảnh rỗi, song chẳng rõ biết, thế nào là không rảnh rỗi? Thế nào là có rảnh rỗi?... Nếu các loài hữu tình muốn đến được hạnh Thánh, lúc tu thiện pháp có tám việc không rảnh tu tập”. Trở xuống dưới đức Phật đưa ra tám việc không rảnh rổi để tu hành ấy là:

1. Trụ đồng, trên sắt, các khổ não,
Tro nóng, phân tiểu, rừng dao đâm,
Ở trong địa ngục chịu khổ này.
2. Đói khát, châm cổ, khổ hại thân,
Mưa rơi, sông chảy dòng lửa dữ,
Ở trong ngạ quỉ chịu khổ này.
3. Lại luôn ôm lòng sợ bị hại,
Thường muốn xoay vần ăn nuốt nhau,
Ở trong bàng sanh (súc sinh) chịu khổ này.
4. Nếu được ở nơi trời Hữu Đảnh,
Do phước ngày trước sinh ở đó,
Được trường thọ mà huệ chẳng thông.
5. Sanh nơi quê mùa chốn xấu xa,
Tai chẳng từng nghe tiếng nói pháp,
Không biết, mãi ở chốn tồi tàn.
6. Do thân trước kia tạo nghiệp ác,
Đui, điếc, ngọng, câm, thiếu các căn,
Ngu si tức là trâu thân người.
7. Hoặc người chẳng tin nơi tam bảo,
Nói không nhân quả, không quí gần,
Tà kiến như thế phá nguồn tâm.
8. Chư Phật đại sư (Bồ tát) chẳng xuất hiện,
Diệu pháp cũng không truyền thế gian,
Như người sinh ở trong đời tối.

Tám việc không rảnh rỗi để tu Phật; việc thứ nhất là chỉ cho chúng sinh ở trong đường địa ngục, việc thứ hai là chúng sinh ở đường ngạ quỉ; Việc thứ ba là chúng sinh ở đường súc sinh, thứ tư là chúng sinh ở cõi trời, thứ năm là chúng sinh ở biên địa, thứ sáu là chúng sinh thiếu các căn và si độn, thứ bảy là chúng sinh không tin nhân quả nghiệp báo, thứ tám là chúng sinh gặp thời Phật không xuất hiện ở đời. Chúng sinh đọa vào ba đường ác không nhàn rỗi tu hành là có thể lý giải, như thế nếu được sinh làm người cũng không rảnh tu hành, đức Phật đã nhận định:

“Ông đã được thân người, lại được nghe chánh pháp, chẳng được Thánh quả bởi vì trong nhiều đời không được rảnh rỗi”.

Trong đây nói rằng “không rảnh rỗi” là chỉ cho người không tin nhân quả, vì họ tuy đã nghe được chánh pháp, nhưng không tin tưởng. Đức Phật lại dạy rằng:

“Ông đã được thân người, lại được nghe chánh pháp, không thể làm như lời nói, nên trong luân hồi tám nạn, chuốt lấy các cay đắng”. “Nếu người nghe ta nói, biết được rảnh và không rảnh rổi, cho nên phải có tâm chuyên cần, chân chánh tu hành ở nơi phạm hạnh, Ta dạy người mắt sáng, khéo giữ gìn ở các việc ác, chân chánh niệm để có thể ngăn giữ, chẳng theo các hữu lậu, tất cả theo giấc ngủ, hàng phục đại ma oán, trọn vượt ra khỏi dòng sinh tử, được lên ở bờ kia”.

Lời dạy của đức Phật, đáng để cho chúng ta sâu xa lấy làm Giới. Có còn nói là không rảnh rổi để niệm Phật hay không?

Niệm Phật, là một phương pháp không chia ra giàu sang hay bần tiện, già trẻ nam nữ, lúc rảnh lúc bận, mọi người đều có thể niệm, mọi người niệm Phật thì mọi người đều được vãng sanh về thế giới Cực Lạc ở phương tây; chỉ có điều là tự mỗi người tinh tấn mà thôi.

Niệm Phật, sợ nhất là trước thì siêng mà sau lại lười, không có “hằng tâm”, cho nên người tu hành xưa nay đều đem một việc niệm Phật, gắn chặt vào công khóa hàng ngày, ngày lại ngày thực hành, lúc bình thường tùy lúc tùy nơi mà niệm Phật, để khỏi thối lui rơi rớt.

Công khóa sớm tối, là việc làm (tu) thông thường trong việc làm (tu) chân chánh; nghi thức rườm rà hay đơn giản có thể do người chế ra để thích nghi, chung thì thừa riêng thì bề bộn, ấy là do giản dị mà vào, chỉ có thể do giản dị mà thành rườm rà, không thể từ rườm rà mà thành giản dị được, mà tự thối lui rơi rớt.

Sớm tối mỗi ngày, rửa xong, hướng về tượng Phật hoặc mặt hướng về tây, quì gối hay ngồi hay đứng ngay ngắn, chắp tay ngay ngực, mười ngón tay ngay ngắn không rỗng ở trong lòng bàn tay, tâm giữ sự quán tưởng. Miệng niệm:

Nam mô thập phương thường trụ tam bảo.(3 lần 3 lạy)

Nam mô đại từ đại bi bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật(3 lần 3 lạy)

Nam mô tây phương Cực Lạc thế giới tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật (3 lần 3 lạy)

Nam mô A Di Đà Phật. (vài trăm hay vài ngàn câu, càng nhiều càng tốt) (3 lần 3 lạy)

Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát (3 lần 3 lạy) 

Nam mô Đại Thế Chí Bồ tát (3 lần 3 lạy)

Nam mô Thanh tịnh đại hải chúng Bồ tát (3 lần 3 lạy)

(Thế giới Cực Lạc có rất nhiều Bồ tát là thầy bạn chúng ta. Cũng nên cần phải lạy).

Đệ tử (tên) nguyện qui y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng (1 lạy)

Đệ tử (tên) nguyện sanh Tây phương Cực Lạc thế giới. (1 lạy)

Đệ tử (tên) phát bồ đề tâm, trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sinh. (1 lạy)

Đệ tử (tên) nguyện đem tất cả công đức làm được của ngày nay, trang nghiêm tịnh độ của Phật, trên báo đáp bốn ơn nặng, dưới cứu giúp ba đường khổ, nếu có người thấy nghe, đều phát tâm bồ đề, hết một báo thân này, đồng sinh nước Cực Lạc. (1 lạy)

Thời khóa niệm buổi tối, cũng có thể thêm hồi hướng nhỏ:

Đệ tử (tên) xưa kia đã tạo các ác nghiệp, đều do tham sân si từ vô thỉ, sinh ra bởi thân miệng ý, tất cả nay đây con đều sám hối. (1lạy)

(Nếu có làm ác cũng có thể ở tại đây mà sám hối)

Niệm Phật định số từ ít đến nhiều, chỉ cần lấy sự thường siêng mà trì, chẳng nên gián đoạn, chẳng được mượn kế làm hỏng công phu, tối kỵ làm cho đủ vẻ, vì đủ hình thức thì khó được lợi ích thật sự.