Home > Khai Thị Phật Học > Chung-Muc-Trong-Bao-Dung-Va-Tri-Tue
Chừng Mực Trong Bao Dung Và Trí Tuệ
Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm | Khuyết Danh, Việt Dịch


Bao dung người khác có thể làm giảm đi những phiền muộn của mình, tăng thêm trí tuệ, nhưng bao dung cũng cần có tiêu chuẩn và phạm vi của nó, tránh trở thành những gánh nặng cho mình. Giới hạn của bao dung không được lớn đến mức khiến cho bản thần mình đau khổ, mệt mỏi thậm chí là sự căm ghét, cần phải biết lượng sức mình, không được làm qúa khả năng có thể.

Hơn nữa, bao dung lỗi lầm của người khác, mặc dù đó là biểu hiện của lòng độ lượng, tuy nhiên nếu nó ảnh hưởng đến chất lượng công việc bạn cần phải cân nhắc. Bởi nếu cấp dưới phạm sai lầm, cấp trên cũng phải chịu trách nhiệm liên đới, nếu vẫn bao dung, e rằng sự việc sẽ ngày càng tồi tệ hơn.

Vì vậy khi chúng ta tìm người làm việc, cần tìm những người có đủ năng lực để đảm nhiệm, phẩm chất đạo đức có thể tin cậy được, nếu không quan tâm đến những điểm tốt xấu của nhân tài, cho rằng mình có thể bao dung với tất cả mọi người, cuối cùng sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Suy cho cùng bao dung một người, có thể không có giới hạn, nhưng sự bao dung trong công việc, không thể tùy tiện được, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả đoàn thể.

Tuy nhiên, những người có năng lực, đạo đức, cũng có thể phạm sai lầm, mặc dù họ không cố ý gây ra, nhưng khi có liên quan đến bạn: nếu bạn hiểu được phẩm chất đạo đức và năng lực của người này, thì nên gánh vác thay cho anh ta. Cách giải quyết như vậy không phải là sự bao che cho lỗi lầm của mà đó là sự thông cảm vì có sự thay đổi do nguyên nhân nào đó mà không thể tránh được sai lầm, vì vậy điều đó có thể được bao dung.

Ngược lại, nếu bạn biết rõ người này không đủ năng lực, thiếu phẩm chất đạo đức, nếu vẫn miễn cưỡng để cho anh ta làm, giống như để một con dê trước miệng hổ, dê tất nhiên sẽ bị hổ àn thịt, đó chính là trách nhiệm của bạn.

Nếu như bạn gặp một nhân viên cấp dưới thiếu năng lực thì cần cho anh ta cơ hội học tập, cải thiện bản thân. Bỏi năng lực có thể có được nhờ sự đào tạo và bồi dưỡng, thậm chí người có phẩm chất chưa tốt cũng có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn cần phải giữ chừng mực, bởi trí tuệ, tài năng con người có giới hạn bầm sinh, không nên quá miễn cưỡng, nếu quá cứng rắn để biến sắt thành vàng, như vậy là vượt quá cách thông thường.

Thông qua quá trình luyện tập, có thể khiến có mức độ bao dung của con người lớn hơn, tuy nhiên khi mới bắt đầu, cần phải cân nhắc đến phạm vi năng lực của mình.

Giống như dựa vào kích thước to nhỏ của chiếc túi để quyết định nên đựng bao nhiêu thứ vào trong đó, nếu chỉ đựng được một đấu gạo thì không nên đựng qua nhiều, khi đựng nhiều, nếu không phải đồ vật bị rơi ra ngoài thì chiếc túi cũng sẽ bị rách. Phạm vi và tiêu chuẩn về mức độ bao dung của một cá nhân, hoàn toàn dựa vào lòng khoan dung của người đó nhiều hay ít: người nhỏ bao dung những việc nhỏ, người lớn sẽ bao dung những việc lớn.

Tượng Phật Di Lặc phần lớn giống với hình dáng của hòa thượng đeo túi vải, túi vải đó có tên là “túi càn khôn”, có thể biến thành lớn nhỏ tùy ý, dù là rác rưởi, vàng bạc hay bất kỳ vật nào cũng có thể cho vào đựng được, nhưng khi lấy ra thì lại trống rỗng, không có gì cả. Điều đó thể hiện túi đó có thể chứa được vô số đồ vật, chiếc túi tượng trưng cho tấm lòng quảng đại của người mang nó.

Khi bao dung người khác, cần nghĩ mình là một chiếc thùng rác vô đáy có thể chứa đựng được lượng rác khổng lồ của người khác, nhưng cần chú ý, không để cho rác rưởi của người khác trở thành gánh nặng của bạn. Tốt nhất nên giống như chiếc túi càn khôn của hòa thượng, có thể lớn có thể nhỏ, bao dung được tất cả. Muốn có được bản lĩnh như vậy, bình thường có thể luyện tập việc mình hãy nghĩ nhiều cho người khác, ít mưu cầu cho lợi ích cá nhân mình từ đó tâm lượng của bạn sẽ lớn dần theo năm tháng.

Từ Ngữ Phật Học Trong: Chừng Mực Trong Bao Dung Và Trí Tuệ

Kinh Sách Liên Quan

 
1.    Giao Tiếp Bằng Trái Tim, Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm | Khuyết Danh, Việt Dịch
2.    Kinh Bồ Tát Thiện Giới, Đời Tống, Tam Tạng Cầu Na Bạt Đà La | Thích Thiện Thông, Việt Dịch
3.    Kinh Chiêm Sát Nghiệp Báo Thiện Ác, Đời Tùy Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Đăng | Thích Thiện Thông, Việt Dịch
4.    Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, Đại Sư Thái Hư | Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Việt Dịch
5.    Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo Giảng Giải Trọn Bộ, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Cư Sĩ Vọng Tây, Việt Dịch
6.    Kinh Thụ Thập Thiện Giới, Thích Thọ Phước, Việt Dịch
7.    Lược Giảng Kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo, Đại Lão Hòa Thượng Thích Mộng Tham | Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa, Việt Dịch
8.    Phật Thuyết Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo Và Kinh A Nan Vấn Phật Sự Cát Hung, Đường Tam Tạng sa-môn Thật Xoa Nan Đà | Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, Việt Dịch
9.    Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh Giảng Ký, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Ni Sư Thích Nữ Huệ Hạnh, Việt Dịch
10.    Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh Giảng Ký, Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Pháp Âm Tuyên Lưu, Việt Dịch
11.    Thiện Ác Nghiệp Báo, Sa Môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn | Ban Dịch Thuật Hán Tạng Pháp Âm, Việt Dịch
12.    Vạn Thiện Đồng Quy, Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
13.    Vạn Thiện Đồng Quy Tập, Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ | Hòa Thượng Thích Minh Thành, Việt Dịch
14.    Vạn Thiện Tiên Tu Tập, Chu An Sĩ | Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Việt Dịch