Pháp tướng tông thì nói "chuyển thức thành trí", Pháp tánh tông thì nói "minh tâm kiến tánh", còn Tịnh độ tông thì nói "nhất tâm bất loạn", tất cả đều là những nguyên tắc tu tập đưa đến trạng thái giác ngộ cao nhất. Nếu muốn đạt được mục tiêu này một cách viên mãn thì phải phá trừ hai thứ chấp. Chấp ngã là nguồn gốc của luân hồi trong lục đạo; chấp pháp là duyên khởi cho sự hình thành mười pháp giới. Do đó, hai thứ chấp ngã và chấp pháp được phá trừ rồi, thì không những được siêu thoát sáu nẻo luân hồi, mà còn vượt thoát khỏi mười pháp giới. Đây mới gọi là thể nhập vào nhất chân pháp giới. Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: thế giới Hoa Tạng của đức Phật Tỳ Lô Giá Na và thế giới Tây phương cực lạc của đức Phật A Di Đà đều thuộc nhất chân pháp giới. Điều này trong giáo pháp đại thừa thường nói, kết quả cuối cùng của sự tu tập là trở về với cội nguồn của mình, cũng gọi là đại viên mãn.

Đức Phật dạy chúng ta phải "ly tướng, ly niệm", như trong kinh Kim Cương nói: "Tất cả chư hiền thánh đều lấy pháp vô vi mà có sai biệt". Nói cách khác, từ khi mới phát tâm cho đến địa vị Như Lai, bất luận là tu pháp môn gì, cũng đều phải theo nguyên tắc "ly tướng, ly niệm". Thứ tự tám quả vị trong Tiểu thừa(1), hay 51 quả vị trong Đại thừa, đều căn cứ vào công phu tu tập ly tướng ly niệm sâu hay cạn mà phân biệt. Điều này trong kinh Kim Cương chỉ bày rất rõ ràng, là những phương châm nhiệm mầu hướng dẫn chúng ta làm người, làm việc, sinh hoạt đạt được hạnh phúc, an lạc mỹ mãn. Điều quan trọng là chúng ta phải biết khéo léo vận dụng tu hành chân chính. Nếu như vận dụng tu tập hợp lý, thuần thục, thì đến một lúc nào đó sẽ thâm nhập vào cảnh giới của chư Phật, Bồ Tát, đó chính là giây phút "chuyển thức thành trí", "chuyển mê thành ngộ", hay chuyển đời sống của phàm phu thành đời sống của chư Phật, chư Bồ Tát.
 
Đời sống của phàm phu thì trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi; còn đời sống của chư Phật và Bồ Tát thì du hí thần thông tự tại. Không gian sinh hoạt của phàm phu thì có hạn, không gian sinh hoạt của chư Phật và Bồ Tát thì tận cùng hư không, biến khắp pháp giới. Trong kinh điển Đại thừa miêu tả điều này rất tường tận. Đức Phật dạy rằng, cảnh giới ấy không phải chỉ dành riêng cho chư Phật và Bồ Tát, mà tất cả chúng sanh, tất cả mọi người đều có phần. Chỉ cần chúng ta tỉnh ngộ hồi đầu, y theo lời Phật dạy mà tu hành, thì ai cũng được thành tựu.

Phương pháp tu hành thì lấy kinh Kim Cương làm cương lãnh, ly tướng ly niệm, rồi y theo pháp môn Tịnh độ mà tu, niệm niệm liên tục giữ cho danh hiệu A Di Đà Phật không gián đoạn. Trong sinh hoạt hàng ngày, đi đứng nằm ngồi, ăn mặc, làm việc… tất cả mọi cử chỉ hành động đều không rời chánh niệm, luôn luôn nhớ nghĩ danh hiệu A Di Đà, thì con đường giác ngộ thành Phật không ở đâu xa, ngay trong đời này nhất định được thành tựu viên mãn, đạt được hạnh phúc mỹ mãn.
 
Trích từ: Sanh Tâm Vô Trụ
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 An Sĩ Toàn Thư - Khuyên Người Tin Sâu Nhân Qủa Quyển Hạ, Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến Tải Về
2 An Sĩ Toàn Thư - Khuyên Người Tin Sâu Nhân Qủa Quyển Thượng, Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến Tải Về
3 Nhân Qủa Báo Ứng Hiện Đời, Cư Sĩ Đạo Quang Tải Về
4 Nhân Qủa Đồng Thời, Cư Sĩ Hồng Dương Nguyễn Văn Hai Tải Về
5 Nhân Qủa Phụ Giải Lương Hoàng Sám, Ni Sư Thích Nữ Hạnh Đoan Tải Về
6 Những câu chuyện nhân qủa, Cư Sĩ Đạo Quang Tải Về
7 Kinh Nhân Qủa Trong Đời Qúa Khứ Và Hiện Tại, Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Tải Về
8 Nhân Qủa - Nghiệp - Và Luân Hồi, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa Tải Về
9 Hiện Tượng Báo Ứng Nhân Qủa, Ni Sư Thích Nữ Hạnh Đoan Tải Về
10 Sanh Tâm Vô Trú, Thượng Tọa Thích Nguyên Hùng Tải Về

Thiền Định Cho Mọi Giới
Hòa Thượng Thích Đức Thắng

Tọa Thiền Niệm Phật
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Thiền Định
Pháp Sư Đạo Thế

Tương Quan Giữa Thiền Và Mật
Ni Sư Thích Nữ Trí Hải