‘‘Pháp Ấn’’ tức ấn chứng, dấu hiệu tiêu biểu, nhận định, đánh giá mọi tiêu chuẩn căn bản của tất cả hiện tượng. Tất cả những sự phân biệt nội ngoại, chân ngụy, chánh tà đều dựa vào ‘‘Pháp Ấn’’ để ấn định những sự phân biệt đó có chính xác hay không. Như những công văn của thế gian, người ta đều lấy dấu ấn để làm nơi tín nhiệm. Trong Phật Giáo, Đức Phật mang giáo nghĩa căn bản của pháp Tứ Đế và Thập Nhị Nhân Duyên tóm tắt gom lại thành 3 câu nói, tức ‘‘chư hành vô thường’’, ‘‘chư pháp vô ngã’’, ‘‘Niết Bàn tịch tĩnh’’, được gọi là ‘‘Tam Pháp Ấn’’. Ba câu nói này là dấu hiệu tiêu biểu để phân biệt giữa Phật giáo và các trường phái học thuyết khác, là nguyên cả luận lý cơ bản Phật học, là nguyên lý căn bản bất khả dao động trong Phật Pháp, là định luật đầy đủ tính phổ biến, tính tất nhiên và tính vĩnh hằng.
1. Chư hành vô thường
‘‘Hành’’, nguyên gốc là nghĩa lưu hành chuyển biến. Đức Phật cho rằng, thế gian vạn vật đều do nhân duyên hòa hợp mà sanh, do vậy thế gian nhất thiết tạo tác mà sản sanh nên hiện tượng, bao gồm luôn tất cả vật chất hiện tượng, hoạt động tâm lý và khái niệm hình thức. Không có một vật nào là không lưu hành biến chuyển, đây gọi đó là "Hữu vi pháp"."Hữu vi pháp" lưu hành biến chuyển, do vậy cũng được gọi là "hành", tức là "chư hành", ý chỉ tất cả thế gian đều do nhân duyên hòa hợp mà sanh, do đó hiên tượng và sự vật thì chuyển lưu biến đổi. "Vô thường" tức là biến hóa. Cho nên những gì gọi là "chư hành vô thường", tức là nói đến tất cả hiện tượng thế gian đều biến hóa vô thường, sự vật trên thế gian không có vĩnh hằng bất biến. Con người mưu tính làm cho nhân duyên sự vật không biến hóa hòa hợp mà sanh, thì hoàn toàn không thể được. Con người ta mong muốn bảo trì nguyện vọng thường hằng bất biến nhưng vì hiện thực biến động không ngừng do vậy phát sanh mâu thuẫn, sự mâu thuẫn đó không giải quyết được tức thì đưa đến thống khổ.
‘‘Vô thường’’ có hai loại: Nhất kỳ vô thường và niệm niệm vô thường. Nhất kỳ vô thường chỉ tất cả sự vật trong một khoảng thời gian nào đó, biến chuyển lưu hành, chung quy hoại diệt, như sanh lão bệnh tử của con người, sanh trụ dị diệt của sự vật, thành trụ hoại không của thế giới, tuy thời gian trải qua có dài ngắn, đều không giống nhau, nhưng đều là biểu hiện của nhất kỳ vô thường. Niệm niệm vô thường, ‘‘niệm’’ từ tiếng Phạn được dịch nghĩa là ‘‘sát na’’, ‘‘niệm niệm’’ tức là sát na sát na. Tất cả sự vật không những có nhất kỳ vô thường, mà còn trong khoảng thời gian nào đó lại có vô thường của sát na sát na sanh trụ dị diệt. Cũng có thể nói, khi trước không hoại diệt, nhưng trong nội bộ nó vẫn sát na sát na chuyển biến không ngừng.
Vô thường tuy chuyển biến không ngừng, nhưng vô thường vẫn vô thủy vô chung, tương tục không dứt. Như con người chịu sanh lão bệnh tử, nhưng trước khi sanh vẫn có ‘‘thể’’ sanh mạng, sau khi chết lại chuyển hóa làm ‘‘thể’’ sanh mạng khác, tương tục không dứt; sự vật do nhân duyên hòa hợp mà sanh, sau khi nhân duyên ly tán mà diệt, lại chuyển hóa thành sự vật khác; thế giới cũng theo quá trình thành trụ hoại không, xoay tròn trở lại, tuần hoàn bất đoạn. Tóm lại, tất cả sự vật trên thế giới đều là vĩnh viễn sanh diệt biến hóa mà lại vô thủy vô chung.
Đức Phật dùng thuyết chư hành vô thường phá trừ thường kiến của chúng sanh, do vì chúng sanh chấp vào pháp cho rằng thực có mà khởi tham sân si, đủ thứ phiền não, nói rõ nghĩa vô thường đây không sanh tham sân si, phát khởi tâm hướng thượng lìa sanh tử mà cầu giải thoát.
2.Chư Pháp Vô Ngã
‘‘Pháp’’ chỉ đến tất cả sự vật và tồn tại, ‘‘chư pháp’’ ý chỉ tất cả sự, các loại tồn tại. Những gì giảng về chư hành ở trên không bao gồm ‘‘vô vi pháp’’, nhưng chư pháp lại bao quát ‘‘vô vi pháp’’ bên trong, là hiện tượng và siêu hiện tượng, hữu vi pháp và vô vi pháp, gọi chung của thử ngạn thế giới và bỉ ngạn thế giới. Hàm nghĩa của tiếng Phạn ‘‘ngã’’ mang 3 đặc tính: một là chủ tể tính (độc hữu tính, độc hữu), năng chủ trì tự thân; hai là thực thể tính (đơn độc tính, tự hữu), không dựa nhân tố khác mà tồn tại; ba là cố định tính (bất biến tính, thường hữu), không do biến hóa thời gian không gian mà tiêu thất. Do vậy, ‘‘ngã’’ là thực thể thường hằng bất biến, có đủ công năng tự ngã chủ tể. Lại có thể nói, ‘‘ngã’’ vừa không là tập hợp ly tán, vừa là thực thể không sanh diệt biến hóa, là chủ tể độc lập tự tánh vĩnh hằng bất biến. Những gì gọi là ‘‘chư pháp vô ngã’’, tức nói đến tất cả sự vật và tồn tại đều không có chủ tể hoặc thực thể độc lập bất biến, đều không có khởi trước chủ tể tác dụng ngã hoặc linh hồn. Nói cách khác, trên thế giới không có đơn nhất độc lập, tự ngã tồn tại, tự ngã quyết định sự vật vĩnh hằng, tất cả sự vật đều là nhân duyên hợp thành, tương đối và tạm thời.
Chúng sanh không rõ ‘‘chư pháp vô ngã’’ mà sản sanh ngã chấp, thế rồi sanh tự tha bỉ ngã sai biệt, sanh ái tắng thuận nghịch đủ loại phiền não, lợi ta thì vui, tổn thương ta thì tức, tiến đến tạo vô số nghiệp, có nghiệp ắt chịu thống khổ luân hồi lục đạo sanh tử. Những gì gọi là ‘‘ngã chấp’’ tức ‘‘nhân ngã chấp’’ và ‘‘pháp ngã chấp’’. Nhân ngã chấp, tức chấp trước vào những gì của tôi, gọi ‘‘ngã chấp’’, cũng gọi là ‘‘ngã kiến’’. Pháp ngã chấp, tức chấp vào những gì của pháp (ngoại vật), nên gọI ‘‘pháp chấp’’. Cho nên ‘‘chư pháp vô ngã’’ tức là muốn phá trừ pháp chấp và ngã chấp của chúng sanh.
Phá ngã chấp, nhấn mạnh con người vô ngã. Con người là tập hợp thể của tinh thần và hình thể, là do sắc thọ tưởng hành thức (ngũ uẩn) hòa hợp mà thành, giả danh là người, hư vọng không thực, bổn vô hữu ngã. Đầu tiên, một uẩn nào ở đâu trong ngũ uẩn cũng đều không thể nói là ‘‘tôi’’ được, đều là ‘‘tôi’’ không thể nắm bắt được, nếu như sắc tức là tôi, vậy thì sẽ không phát sanh thống khổ, thọ tưởng hành thức cũng như vậy, đây gọi là vô ngã tướng. Thứ nữa một uẩn ở đâu của ngũ uẩn cũng không là sở hữu của ‘‘tôi’’, sự tồn tại của ngũ uẩn giống như ngọn lửa đèn cháy, nìẹm niệm sanh diệt, tương tục không cùng, biến hóa vô thường, đây gọi là vô ngã sở (phi ngã sở). Lại nữa, trong ngũ uẩn vẫn không có một bản thể ‘‘tôi’’ như vậy, con người chỉ là tập hợp ngũ uẩn mà thành, căn bản không có ‘‘tôi’’, như gạch gói gỗ đá hòa hợp mà thành nhà cửa, lìa những thứ này ra ắt không có nhà cửa, con người là ngũ uẩn thân tâm giả hợp, nhưng có giả danh, không có cái ‘‘tôi’’ thực sự để đắc, đây gọi vô ngã thể.
Cùng một nguyên lý, những sự vật gì khác của ngoài con người cũng giống như con người, đều là tập hợp thể của các loại nhân tố, mà còn thời thời khắc khắc đều trong biến hóa vô thường, cũng đều không có thực thể độc lập tự tồn (tự tính, tự thể), do vì pháp cũng vô ngã, nên lại muốn phá trừ pháp chấp.
Một số học giả cho rằng thuyết nghiệp báo và vô ngã luận của Đức Phật thì mâu thuẩn nhau, bởi vậy lý luận của chư pháp vô ngã, phủ định tự ngã thực thể và tồn tại của linh hồn, nhưng lại khẳng định tác dụng nghiệp lực chúng sanh, đề xướng luân hồi nghiệp báo, đây khẳng định một cách trá hình về sự tồn tại của linh hồn, đồng thời, trên thực tiển sẽ đưa đến sự mâu thuẫn giữa chính mình gánh chịu trách nhiệm của thuyết nghiệp báo và không phải gánh trách nhiệm của thuyết vô ngã. Thực tế y cứ theo tinh thần của Nguyên thủy Phật giáo, giữa hai quan điểm này vẫn không mâu thuẫn. Nghiệp, thì chỉ đến tất cả vi tác của chúng sanh đều có tác dụng của nó, đã có thứ hành vi tác dụng này tức sẽ sản sanh ra hậu quả, tức sẽ có nghiệp báo. Bởi thế thuyết nghiệp báo là loại quan hệ nhân quả. Thực chất của thuyết vô ngã chỉ đến tồn tại của sự vật là do nhân duyên hòa hợp mà thành, là có điều kiện nên, như sự tồn tại của nhân ngã nương tựa ngũ uẩn hòa hợp, ngũ uẩn giải tán nhân ngã ắt không, nên những gì thuyết vô ngã giảng nói là một loại điều kiện tương quan. Trong khi nhân duyên cấu thành biến hóa, ‘‘nghiệp’’ khởi trước quyết định tác dụng. Nhưng đói với nhân sanh mà nói, từ khi nhân ngã vốn không, vậy tức là không có một cái tinh thần chủ thể thường tồn bất biến như loại linh hồn, cũng tức là không tồn tại một linh hồn bất tử khi thọ báo. Nghiệp của nhân sanh chỉ hình thành một thứ công năng hoặc lực lượng tinh thần, khi chúng tại những nhân duyên điều kiện gì mới sẽ thành nên một nhân tố mà sản sanh ra hậu quả (quả báo). Loại nghiệp lực này và những gì gọi là linh hồn hoặc tự ngã bản thể thì không giống nhau: thứ nhất, nói về phương diện thời gian, nghiệp hoặc nghiệp lực thì sanh tử vô thường, mà linh hồn hoặc tự ngã ắt là thường trụ cố định; thứ hai, nhìn theo này kia (bỉ thử), nghiệp hoặc nghiệp lực là nhân duyên mà khởi, chỉ có lúc nhân duyên hội hợp, mới sẽ chiêu cảm quả báo. Mà linh hồn hoặc tự ngã là một thể, độc lập, có đủ ý nghĩa chủ thể tự ngã; thứ ba, nhìn theo phương thức tồn tại, nghiệp hoặc nghiệp lực là sát na sanh diệt mà lại chuyển hóa vô cùng, bản thân của nó là do hành vi tạo tác của tự thân con người mà có, lại có thể do hành vi tạo tác của tự thân con người mà cải biến, nhấn mạnh tất cả quả báo đều là tự tác tự thọ của con người, chính là do con người không có một linh hồn cố định bất biến hoặc tự ngã chủ tể tự kỷ, cho nên người ta mới có thể tùy theo thời gian chính mình tạo nghiệp mà cải biến vận mạng của chính mình, mà linh hồn hoặc tự ngã thì có một thực thể cố định bất biến, xưa nay như vậy, vĩnh hằng bất biến. Hiện đại Nhật Bản Phật học Đại sư A Bộ Chánh Hùng nói :‘‘Nghiệp trong Phật giáo không phải là luận quyết định, bởi vì trong Phật giáo không có quan niệm về vị thần linh khống chế nghiệp’’; Vô Ninh nói Phật giáo mang nghiệp coi như một loại lực lượng đạo đức, nhấn mạnh qua tự do quyết định của ý chí, sau cùng từ trong luân hồi giải phóng ra khả năng tính. Như những gì nói trước, một phương diện chúng ta bị những cái nghiệp của chính mình trói buộc, đồng thời khi trong vũ trụ những gì nghiệp vận hành thì quan hệ chặt chẻ; nhưng trong một phương diện khác, những gì chúng ta làm chúng sanh thì có đủ tự ngã ý thức và tự do ý thức, căn cứ vào tự do hành động của cá nhân mà từ trong những gì nghiệp trói buộc giải phóng ra ngoài cơ hội, loại tự do hành động này lấy nghiệp lực vô thủy vô chung nhằm đối nội tự thân của nó, cũng tức là vận hành tại những gì mà nhận thức thấu triệt của quá trình nghiệp lực trong vũ trụ ngoài phạm vi bản thân nó làm căn bản.’’ (A Bộ Chánh Hùng: <<Thiền và tư tưởng Tây phương>>, Thượng Hải dịch văn xuất bản xã 1989 niên bản trang thứ 249) Do đó, các thứ các loại nghiệp mà chúng sanh tạo ra, là không vô tự tánh và do nhân duyên mà khởi, nó đã không tồn tại trong ý thức vô thường, lại cũng không tồn tại một bộ phận nào của sinh mạng, có thể một lúc thời khắc thích đáng đã đến, y vào hai thứ tinh thần vật chất, tức sẽ hiển hiện ra, trên thực tế nghiệp lấy sắc tâm làm duyên mà sanh đồ vật, là năng lực mà dung khắp sắc tâm. Do vậy những gì nghiệp cho là nghiệp, không thể nào chỉ nhìn thành là sắc hoặc tâm, mà là sắc tâm duyên khởi được thành nên. Cho nên theo lôgíc mà nói, nghiệp lực không theo sự diệt vong của thân tâm cụ thể mà tiêu thất, trước lúc chưa gặp duyên cảm quả, thì vẫn tiếp tục tồn tại. Nhưng nhìn trên hiện thực, không sắc tâm, thì không có gì mà nghiệp lực nương tồn, vô sắc tâm làm duyên, nghiệp lực không từ đó hiện khởi.
Về sau Đại thừa Trung quán học đem thuyết nhân quả nghiệp báo của Nguyên thủy Phật học cho có lẻ là giải thuyết tối vi chính xác và cứu cánh. Trung quán học cho rằng bản thân nghiệp lực là không vô tự tính. Nếu như cho rằng nghiệp lực thực có tự tính, vậy thì đánh mất đi hàm nghĩa của nghiệp dĩ tạo tác làm nghĩa. Những gì nghiệp cho là nghiệp, bất luận thiện hay ác, đều do tạo tác mà thành, không có không tạo tác mà làm thành nghiệp được. Nếu như nghiệp có thực thể tính, vậy thì không thể nói nó từ duyên sanh khởi, mà không cần phải tạo tác, bổn lai vốn có rồi. Vậy chỉ có thể là một loại thực thể, thứ linh hồn. Loại thực thể, linh hồn này là bổn lai vốn có vật cố định bất biến, nó hoàn toàn đã phủ định sự vô thường, pháp duyên khởi của sanh diệt. Nếu như không tạo nghiệp mà đã có nghiệp lực tồn tại, hữu tình không tạo tác lại cũng sẽ có tội nghiệp hoặc thiện đức, nói như thế thì, sự sai biệt làm ác làm thiện cũng không có, điều này tức sẽ phá hoại những sai khác của tất cả hành vi thiện ác xấu tốt thế gian. Chính vậy Trung quán học cho rằng nhân quả không đoạn không thường, nghiệp lực tương tục không mất không hoại, chỉ có trong huyễn hữu từ tính không duyên khởi, mới có thể thiết lập nên được. <<Trung Luận, Phẩm Nghiệp>> nói : ‘‘Tuy không cũng không đoạn, tuy có mà không thường; nghiệp quả báo không mất, là tên gọi những gì Phật thuyết.’’ Nên Ấn Thuận trưởng lão Đại sư trong <<Trung Quán Luận Tụng Giảng Ký>> viết: ‘‘Theo đúng nghĩa Tính Không nói, nghiệp là do duyên khởi hóa, khi nhân duyên hòa hợp, tợ như có hiện tượng nghiệp sanh khởi. Thật sự ra, nghiệp thì không có thực tính đâu, đã không từ nơi nào đến, lại cũng không từ trong vô sanh khởi một tính thực tại. Tất cả các nghiệp vốn tức không sanh, không sanh không phải không có duyên sanh, là nói không có tự tính quyết định của nó, không có tự tính sanh, tất cả các nghiệp cũng vốn xưa nay không diệt, không diệt tức không mất. Những nghiệp tướng sanh diệt mà chúng ta thấy được, là sự khởi diệt của hiện tượng nhân quả, không phải có một nghiệp ở nơi khởi diệt của tính thực tại. Không có nghiệp tính sanh diệt của thực tại, chỉ có như huyễn như hóa nghiệp tướng, theo sự hòa hợp ly tán của nhân duyên mà huyễn khởi huyễn diệt. Như huyễn sanh diệt, không thể nào truy cầu tự tính của nó, cũng không là thường tại của thực có, là huyễn tại của mối quan hệ nhân duyên. Huyễn dụng là chẳng phải không, cái này như nghiệp dụng huyễn, tại trước lúc cảm quả không mất, sau khi cảm quả, như nghiệp dụng huyễn diệt, mà không thể nào nói một pháp thực tại nào đó tiêu thất, do đó nói: ‘diệt không chổ đến’. Các nghiệp không sanh, vô định tính không, tuy không vô tự tính, nhưng duyên khởi nghiệp, tại trăm nghìn kiếp không mất, do vậy cũng không đoạn. Không phải thật có thường trụ nên không đoạn, mà là vô tính từ duyên nên không đoạn. Hành nghiệp không thất diệt, có thể kiến lập như huyễn duyên khởi nghiệp quả liên hệ.’’ Giải thích như vậy, thì tương khế với Phật pháp, thì đối với thuyết nghiệp lực của Phật học vừa chính xác mà lại có lực thuyết minh.
Ngoài ra, theo như sự giải thích của Đức Phật, trạng thái luân hồi nghiệp báo thực tế là kết quả của người ‘‘vô minh’’ : thế giới vốn vô thường, nhưng người ta cho rằng hoặc tưởng bảo nó hữu thường; thế giới vốn vô ngã, nhưng con người cho rằng hữu ngã; người tà vốn do ngũ uẩn hợp thành, không có tự ngã vĩnh hằng, nhưng người ta cho rằng hữu ngã, có một ngã linh hồn. Như thế mới rơi vào sanh tử luân hồi, nếu chặt dứt ‘‘vô minh’’, ắt sẽ tự thoát ly trạng thái luân hồi. Do vậy, những gì là trạng thái luân hồi nghiệp báo, nghiêm khắc mà nói thì không có thực, nó chẳng qua là sản vật của vô minh. Từ trên ý nghĩa trên đây mà bàn, thì loại trạng thái này không chân không thực, bởi thế là ‘‘không’’, là ‘‘vô ngã’’ vậy.
Do vậy có thể thấy, thuyết vô ngã của Nguyên thủy Phật giáo và thuyết nghiệp báo không những không mâu thuẫn, mà giữa hai điều đó còn là tương ưng trên thực tế, không có sự mâu thuẫn giữa chính mình chịu trách nhiệm của thuyết nghiệp báo với thuyết vô ngã chính mình không gánh trách nhiệm, điều này dẫn đến sự chú ý đặc biệt của người nghiên cứu.
3. Niết Bàn Tịch Tĩnh
Những gì gọi là Niết Bàn, là dịch âm chử Phạn, diệt độ, tịch diệt, giải thoát, vô vi, bất sanh, an lạc, viên tịch v.v..., nghĩa gốc nó là quạt diệt, thanh lương, bình đẳng, ý đó dịch nhiều làm suy ra nghĩa, từ mục đích mà nói có thể gọi là giải thoát, an lạc, từ phương pháp mà nhìn là diệt, diệt độ, tịch diệt, từ cảnh giới mà nói thì là vô vi, bất sanh, viên tịch (tham khảo Vương Hải Lâm: <<Tam thiên đại thiên thế giới quan hệ đối thoại về luận Phật giáo vũ trụ>>, nhà xuất bản Kim nhật Trung quốc năm 1992 trang 161). Tịch tĩnh tức trạng thái pháp tướng của cảnh giới Niết bàn. Niết bàn không phải những gì pháp nhân duyên thế gian sanh, cũng là cảnh giới xuất thế gian vô vi pháp (tịch diệt pháp) bất sanh bất diệt. Chỉ có diệt tuyệt tất cả phiền não, biết hết sanh tử cảm nghiệp, thoát ly các khổ luân hồi tam giới, mới có thể chứng ngộ vô vi pháp mà đạt đến diệu cảnh Niết bàn giải thoát, tức những gì ‘‘diệt, tận, ly, diệu’’ mà Phật giáo nói trước đây. Nguyên thủy Phật giáo đói với lý giải Niết bàn chủ yếu chỉ đến sự tu hành đạt đến cảnh giới giải thoát tối cao của luân lý và tâm lý, tức là không còn sanh lão bệnh tử, mà đạt đến khoái lạc không gì sánh bằng, diệt trừ xong tham sân si, dứt tận phiền não nhiễm trược mà đi đến vô thượng giải thoát. Trong <<Kinh A Hàm>> thường dùng ‘‘tịch tĩnh cùng cực’’, ‘‘cứu cánh thanh lương’’, ‘‘cực kỳ an lạc’’ v.v... để miêu tả Niết bàn. Do vậy Niết bàn không phải tử vong, mà là khoái lạc, là giải thoát vô thượng, là Phật giáo cảnh giới tối viên mãn.
Niết bàn tịch tĩnh là chung cực của Tam Pháp Ấn, một Pháp ấn không giống hai cái trước, là dùng để khẳng định hình thức biểu đạt. Đức Phật đề xuất chư hành vô thường và chư pháp vô ngã, nhưng rốt sau muốn làm chứng cho cảnh Niết bàn tịch tĩnh. Do vì tất cả vạn vật nhân duyên hòa hợp đều là vô thường, chúnh sanh thì sẽ sản sanh khổ chán đời, lại nói thêm một bước nhận thức đến tất cả sự vật đều là vô ngã, thì tất nhiên sẽ không có gì mà y chỉ, quy kết tại Niết bàn tịch diệt. Cũng có thể nói là đoạn vô minh, tức phiền não, siêu sanh tử, không vì những cái cảm thọ trong ngoài mà động, thì có thể đắc được an lạc tịch tĩnh triệt để, đạt đến Niết bàn.
Nhìn trên khía cạnh triết học, chư hành vô thường, chư pháp vô ngã là thuyết hiện tượng giới, Niết bàn tịch tĩnh là thuyết đứng nơi bổn thể giới, bổn thể và hiện tượng thật sự không thể phân cắt hai phương diện, Niết bàn tịch tĩnh coi như cảnh giới cực cùng lý tưởng của Phật giáo, thế giới bỉ ngạn thì đói xã hội hiện thực nhiễm ô, phủ định thế giới thử ngạn, là thông qua phủ định hiện thực mà khẳng định lý tưởng, thông qua phủ định ‘‘thường’’ và ‘‘ngã’’ của thế gian mà khẳng định ‘‘thường’’ (vĩnh hằng vô thường) và ‘‘ngã’’ (chơn ngã) của xuất thế gian. Niết bàn tịch tĩnh là lý tưởng cực cùng của Phật giáo, nó biểu hiện lên Đức Phật đối với sự quan tâm cùng cực của vận mạng nhân loại. Con người một lúc thông qua Phật pháp tu hành đạt đến cảnh giới lý tưởng này, sanh mạng bèn từ hữu hạn, tương đối và một mặt tầng cá biệt, đề thăng đến vô hạn, tuyệt đói và mặt tầng phổ biến, nhân sanh liền từ nhiễm tạp, thống khổ và tầng thứ xấu ác, thăng tiến đến thanh tịnh, an lạc và tầng thứ viên mãn hoàn mỹ.
Tam pháp ấn và lý Tứ đế thì tương ứng nhau: chư hành vô thường là Khổ đế; nhân sanh khổ ở nơi không biết chư pháp vô ngã, là Tập đế; Niết bàn tịch tĩnh là Diệt đế; biết vô ngã vô thường mà phấn khởi tu hành tức là Đạo đế.