Skip Navigation LinksHome > Pháp Bảo > Khai Thị Phật Học > Loi-The-Cho-Voi-Buong-Ra-Khi-Chua-Hieu-Nghiep-Bao-Cua-No

Lời Thề Chớ Vội Buông Ra Khi Chưa Hiểu Nghiệp Báo Của Nó
Nguyệt Minh

Nguồn gốc lời thề
 
Thề ước có từ rất lâu đời, từ xa xưa, người ta biết thắt nút sợi dây đỏ thời ban sơ để trao cho nhau làm tin và cho thấy bao hồm chữ tín và tình cảm của con người.

Đất nước Việt Nam ảnh hưởng hoàn toàn từ văn hóa Trung Hoa với niềm tin rằng con người ta tồn tại trên cuộc đời phải giữ chữ tín, người không giữ chứ tín không thể làm được gì hết cho nên sự đính ước hay thề ước ngày xưa trở thành điều gì đó thiêng liêng, cao cả hơn bao giờ hết.
 
Từ lời thề ước con người kẹt trong khổ đau huống chi lời thề ước đó trong tuổi trẻ vì đó là tham ái thôi thúc con người. Tâm thức của chúng ta nếu không dừng lại sẽ không nhận ra dòng chảy của ái dục và đó là nguồn gốc của nghiệp. 

Nghiệp báo lời thề do đâu mà có

Thề là cách củng cố niềm tin, thỏa mãn những nhu cầu của bản ngã, muốn có được tài sản, địa vị, thỏa mãn cơn ghen hờn... Cho nên động lực đưa ra những lời thề thốt đều có dáng dấp của ngã chấp. Do ngã chấp này chúng ta không đủ định lực để chiêu phục nó hay là để khống chế nó lập tức những hỉ nộ ái ố sẽ buông ra.
 
Sự thật là sau những lời thề, chúng ta chỉ nhận được sự lo lắng, cho dù chúng ta được danh vọng, địa vị, thậm chí trái tim của người kia. Khi đó cũng là tạo nghiệp vì có sự tham dự của tâm phân biệt gọi là vọng tâm (cái tâm xấu, ác). Chính những niệm xấu, tâm độc khởi lên nên dù chỉ là một lời thề, một ý niệm hướng về lời thề thốt thì tất cả đều tạo nghiệp. 

Cố nhiên, nếu thực sự bạn không làm điều ấy thì đúng như bạn nghĩ “chẳng có gì phải sợ cả”. Nhân quả ở đời rất phân minh, con người có thể dùng mọi thế lực để vu cáo, ức hiếp lẫn nhau nhưng không thể tránh khỏi quả báo, thời gian sẽ phơi bày tất cả những sự thật.
 
Những nghiệp báo lời thề đó sẽ đến trong cuộc sống này hoặc giả là cuộc sống kế tiếp không thể kết thúc được.
 
Mình sống ở cảnh giới này bên cạnh những chúng sanh chưa siêu thoát vẫn còn đâu đây. Cảnh giới này là cảnh giới phàm, thánh cùng ở chung hay còn gọi là “ngũ thú tạp cư địa” tức là nơi tất cả chúng sinh ở lẫn lộn với nhau: người, địa ngục, ngã quỷ, súc sanh, atula làm sao chúng ta biết được ai xấu ai tốt cho nên, khi chúng ta phát ra một lời thề lời nói đó đầy những sân hận lập tức có những chúng sinh này họ chứng biết và khi mình làm sai những người không tốt làm cho chúng ta bị tương ứng như thế. 

Cách hóa giải những lời thề

Dưới cái nhìn Phật Giáo lời thề không mang lại lợi ích gì, nó chỉ là chiếc áo đẹp để bao bọc lại một thân thể ghẻ lở những ý niệm sân hận và si mê. Nên hiểu một điều rằng tất cả đều do nhân quả chi phối chứ không nên thề thốt làm gì. Không thể trốn tránh khi nghiệp tới nhưng nghiệp tới không nên ngồi than thân trách phận.

Cho nên nghiệp báo lời thề rất nguy hiểm trong khi chúng ta hay thề để mà khẳng định mình, khẳng định cái tôi để thỏa mãn bản ngã tham ái mà thôi. Mà hễ thề là dễ vướng vì có sự chiêu cảm của nghiệp báo.

Để hóa giải không có gì khác hơn là chúng ta thành tâm sám hối những gì mình đã tạo ra. Chúng ta phải ăn năn những gì mình đã làm. Tôi có làm những chuyện đó: 1,2,3,4… bây giờ tôi xin chừa bỏ 1,2,3,4… 
 
Chúng ta chỉ nên thể nguyện để chỉ còn lại tâm từ bi, đây là cách chúng ta bắt đầu nhìn lại cái nghiệp đã tạo ở chiều hướng bất thiện đó để chuyển đổi nó. Khởi lên 4 tâm nguyện sau là tâm nguyện của một bồ tát: 
 
Chúng sanh vô biên thể nguyện độ: Chúng sanh nhiều không kể xiết chúng ta độ (đưa người đó qua sông đau khổ đến bờ bình yên), con nguyện giúp đỡ những ai mà con có duyên gặp gỡ trong cuộc đời này, không phân biệt người đó là thân hay thù, thương hay ghét, người hay súc sanh, con nguyện giúp đó người khác đó đi qua khổ đau để được bình yên để chúng sanh vô biên thể nguyện độ.

Chúng ta quên đi một điều tất cả chúng sanh đều chịu khổ như nhau nên chúng ta muốn giúp họ thoát khỏi đau khổ chúng ta chỉ khởi lên cái tâm bình lặng, cái tâm không phân biệt.
 
Phiền não vô tận thể nguyện đoạn: Chấm dứt phiền muộn, chúng ta không còn phiền não mới đủ phát huy được từ bi và trí tuệ, mới độ được chúng sanh. Hay nói đơn giản mình hết bệnh mới đủ sức khỏe kéo người đang bệnh lên. Mình hết phiền não mới đủ tư cách để giúp người khác thoát khỏi phiền não.  
 
Pháp môn vô lượng thể nguyện học: Chúng ta phải học tập, làm theo những phương pháp hóa giải phiền não của Đức Phật. Phải học hết các pháp môn. Thực ra tất cả các Pháp môn là một Pháp môn, một là tất cả, tất cả là một vì tất cả vì mục đích chung là giúp cho hành giả giải thoát. Giống như trăm sông bắt từ nhiều nguồn, từ nhiều lạch, khác nhau nhưng cuối cùng đổ về đại dương mênh mông. 
 
Phật đạo vô thưởng thể nguyện thành: Khi hóa giải phiền não tự tâm, những người xung quanh cũng muốn noi gương theo chúng ta.
 
Để mọi người tin mình khó vô cùng, không phải ước hẹn mà sống với tâm bao la, bình đẳng, không phân biệt để phiền não trong cuộc đời này lui bước. 

Chuyện kể răn dạy về việc thề nguyện

Một vị thầy hỏi chư Tăng lý do vì sao mình ăn uống, nghỉ ngơi điều độ nhưng vẫn gầy rộc, và được giải thích như sau:

Cách đây 63 kiếp về trước, sư Thầy là một cô gái còn Vong linh (Oan gia trái chủ) là một chàng trai, họ rất yêu thương nhau và quyết định gắn bó với nhau suốt đời. Sau khi lấy nhau, tình cảm của họ ngày càng trở nên keo sơn, bền chặt. Đêm nào hai người cũng ra trước sân ngửa mặt lên trời và nguyện ước rằng :  
 
Xin trời cao chứng giám, chúng con nguyện đời đời kiếp kiếp sống bên nhau. Nếu kiếp sau hai chúng con người này được làm người mà kẻ kia không được làm người thì nhất quyết chúng con sẽ không lấy ai. Khi chúng con đau bệnh thì sẽ tự chăm sóc cho nhau, nếu chết  thì sẽ chết cùng nhau.
 
Thời gian thấm thoắt trôi qua, một buổi sáng nọ nỗi bất hạnh chợt gõ cửa nhà đôi vợ chồng trẻ, sau khi ngủ dậy người vợ bỗng bị liệt 2 chân, không thể bước xuống giường đi lại được.

Và căn bệnh bại liệt đó kéo dài mãi đến gần nửa năm, người chồng vẫn một mực thương yêu chăm sóc cho vợ rất chu đáo không một lời than vãn. Nhưng căn bệnh quái ác đã nhẫn tâm phụ lòng người chồng khiến cho người vợ dần dần bị liệt bán thân bất toại. Người chồng vì đau xót và quá thương yêu vợ nên bế vợ ra quỳ giữa trời kêu khóc thề nguyền rằng:

“Trên trời cao có bao nhiêu ông sao, thì tình yêu của con dành cho vợ con đầy đủ bấy nhiêu, chúng con đời đời kiếp kiếp chỉ lấy nhau thôi ngoài ra không lấy ai khác. Nếu kiếp sau hai đứa chúng con người này được làm người mà kẻ kia không được làm người thì nhất quyết không lấy ai, chúng con sẽ đi tu ”
 
Ba năm sau, người vợ ốm yếu qua đời và người chồng tự tử vì quá đau buồn, vậy là họ đã được chết cùng nhau, cùng ngày cùng tháng như những lời họ đã thề nguyền. Thế nhưng trong 63 kiếp kể họ chỉ có 2 kiếp họ cùng được làm người, được làm vợ chồng và tiếp tục chết cùng nhau. Tất cả các kiếp còn lại cứ người này làm người thì người kia lại ở dưới hình hài khác, họ cứ hoán đổi cho nhau mãi như vậy cho đến kiếp này.
 
Vì nhân duyên thề nguyền như vậy cho nên kiếp này người vợ trong kiếp xưa chính là Thầy và người chồng trong kiếp xưa nay là Vong linh vẫn đi theo sư Thầy tác động khiến cho Thầy không tăng cân và đúng như lời nguyện sư Thầy không lấy ai và đã đi tu để không san sẻ tình cảm cho ai.
 
Sư thầy năm nay đã ngoài 50 tuổi. Thầy tâm sự là lúc còn thanh niên Thầy đã từng trải qua mấy cuộc tình nhưng không thành. Và nguyên do là Vong linh họ tác động đuổi mấy cô gái kia đi và khiến cho Thầy có ý tưởng đi tu. Vì vậy cho nên sư Thầy đi tu vì nghiệp lực của lời nguyền năm xưa chứ không phải  đi tu vì lý tưởng giải thoát. Bây giờ sức khoẻ của Thầy đã dần tốt lên và tăng được 9kg. 

Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Phật Học Vấn Đáp Loại Biên, Cư Sĩ Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Tải Về
2 Phật Học Tinh Yếu, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Tải Về
3 Giáo Khoa Phật Học - Cấp Một, Cư Sĩ Hạnh Cơ Tải Về
4 Phật Học Vấn Đáp, Đại Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan Tải Về
5 Phật Học Dị Giải, Cư Sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền Tải Về
6 Phật Học Tinh Hoa, Nguyễn Duy Cần Tải Về
7 Phật Học Cơ Bản, Nhiều Tác Giả Tải Về

Nguyện Xưa Đã Thành
Sa Môn Pháp Cự, Sa Môn Pháp Lập

Tín Nguyện Hạnh
Đại Sư Linh Phong Ngẫu Ích Trí Húc

Năng Lực Cầu Nguyện
Thượng Tọa Thích Trí Siêu

Hoằng Nguyện và Ðại Hạnh
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh