Đức Phật nói, tất cả đều Không. Có một vài người đã hiểu lầm, cho rằng thế này cũng không, thế kia cũng không, cái gì đều không có, thế nào cũng là không, không Ý nghĩa, việc xấu không làm, việc tốt cũng không làm, nhìn thấy mơ mơ màng màng một chỗ, còn sống là tốt lắm rồi. Thật sự, Ý nghĩa “Không” trong Phật Giáo, có triết lý rất sâu xa. Chư Phật và Bồ Tát chính là người ngộ được chân lý “Không”.“Không” lại không phải cái gì cũng đều không có, trái lại tất cả các loại cũng đều có, thế giới là thế giới; cuộc đời là cuộc đời; khổ là khổ; vui là vui; tất cả đều có sẳn. Trong Phật Pháp nói rõ ràng, có tà có chánh, có thiện có ác, có nhân có quả. Cần bỏ tà trở về chánh, lìa ác hướng thiện, làm thiện được quả thiện, tu hành thành đạo, nếu nói cái gì cũng đều không có, điều đó chúng ta hà tất phải học Phật? 

Đã là nhân quả, thiện ác, Phàm Phu, Thánh Nhân, các loại nào cũng đều có, Đức Phật vì sao nói tất cả đều “Không”? “Không”, có Ý nghĩa gì? Các sự vật hiện tượng do nhân duyên hợp lại mà hình thành, không có thực tại nào mà không có sự  biến thể, gọi là “Không”. Tà chánh, thiện ác, nhân duyên, tất cả sự vật, đều không phải đã hình thành mà không thể thay đổi thực tại. Tất cả đều là mối liên hệ dựa vào nhân duyên mà có. Bởi vì từ nhân duyên đã nảy sanh, cho nên theo chuyển hóa của nhân duyên mà thay đổi, không có thực thể, cho nên gọi là “Không”. Đưa ra một sự thật đã nói, ví như, một người đối diện với tấm gương, thì sẽ hiện hình bóng trong tấm gương, làm sao biết có hình bóng đó? Có tấm gương, có người, còn phải tiếp nhận ánh sáng mặt trời mới có thể nhìn ra hình bóng. Nếu thiếu một trong các yếu tố đó thì sẽ không hình thành được hình bóng. Vì vậy hình bóng là do các yếu tố và điều kiện nhân duyên nảy sanh; không phải một vật thể thực tại. Tuy không phải thực thể nhưng đã nhìn thấy được hình bóng, đó rõ ràng không thể không có. Nhất Thiết Giai Không, (tất cả đều không) chính là dựa theo Ý nghĩa nhân duyên sinh khởi mà nói. Cho nên, Đức Phật nói, tất cả đều không. Đồng thời liền có thể nói tất cả nhân duyên đều có. Không những cần phải thấu hiểu tất cả đều không, mà còn phải biết có nhân có quả, có thiện có ác. Người học Phật, từ trong quá trình tu học lìa ác làm thiện, chuyển mê khai ngộ, chứng được tánh không, tức không tức có, nhị đế dung thông (hai chân lý hòa hợp trọn vẹn với nhau). Mọi người cho rằng, Phật Pháp nói không, giống như cái gì cũng đều không có. Đây là tiêu cực, là bi quan, đều là do không hiểu rõ giáo lý Đức Phật mà dẫn đến sự hiểu lầm, cần phải lập tức triệt để sửa chữa ngay!
 
Trích từ: Học Phật Nên Biết
Báo Lỗi Đánh Dấu Đã Đọc

Thẻ

Kinh Sách Liên Quan

   
1 Vô Thường, Bác Sĩ Nguyễn Bảo Trung Tải Về
2 Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Sớ, Cư Sĩ Quảng Minh Tải Về
3 Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Thiêm Túc, Cư Sĩ Quảng Minh Tải Về
4 Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Trực Thuyết, Cư Sĩ Quảng Minh Tải Về
5 Bát Nhã Tâm Kinh Chỉ Chướng, Cư Sĩ Quảng Minh Tải Về
6 Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh U Tán, Cư Sĩ Quảng Minh Tải Về

Quán Tâm Vô Thường
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa

Kiếp Người Vô Thường Vinh Hoa Giả Tạm
Đại Lão Hòa Thượng Thích Ấn Quang

Đau Xót Nghĩ Tới Vô Thường
Pháp Sư Thích Tự Liễu

Lý Vô Thường Vô Ngã
Cư Sĩ Tịnh Mặc

Thân Này Vô Thường Cảnh Vật Vô Thường
Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh