Nhân sanh nơi thế gian, sinh hoạt ăn uống, đón khách đãi khách, giao tế qua lại, mưu sanh sự nghiệp, suốt ngày bận rộn long đong, nơi trung gian của nó, tùy thời tùy chỗ, gặp phát sanh khiến người không vui vẻ bởi phiền não thống khổ. Hoặc nghèo bệnh vừa vừa, đói lạnh bức bách; hoặc kẻ ác yêu quý làm tan nát nhà cửa, kẻ thù gặp nhau; hoặc sanh ly tử biệt, hoặc hồn dẫn dắt vòng quanh trong mộng; hoặc danh lợi lôi cuốn, mưu đồ không thành. Bởi thế dẫn đến ngày thường bị lôi kéo đánh đập mất tinh thần, mặt mày ủ rũ, thậm chí ngồi nằm bất an, thống khổ quên ăn bỏ ngủ vân vân, cuối cùng bức hiếp đến nỗi chạy vào không đường, chỉ có con đường tự sát. Phật nói: [Kẻ được thân người, như kẻ sĩ trên tay, kẻ mất thân người như đất đại địa.] Nó khó như thế, sao không trân trọng để mà xem.
Ngã Phật là một đại y vương, có thể trị bệnh về phần nội tạng của tất cả chúng sanh, không luận thân bệnh, tâm bệnh, tóm lại có thể trị tận gốc, như đau đầu trị đầu, đau chân trị chân, mà thầy thuốc của thế tục dĩ nhiên không giống nhau. Cho nên muốn trừ căn bệnh nội kết cơ bản của gió tự sát, tất nhiên phải hiểu rõ lý giải Phật giáo, nhân vì Phật giáo chuyên nghiên cứu tâm lý con người và thái độ của bệnh tư tưởng trên.
Kẻ tự sát, đầu tiên nguyên nhân tư tưởng hẹp hòi, hạn chế cá nhân nơi tiểu thiên địa, họ không biết ngoài tiểu thiên địa còn có đại thế giới trời cao biển rộng. Giả sử gặp đến vấn đề nan giải, phiền não nội kết ứ động, liền không thể tự xử. Phiền não thống khổ, đều do tư tưởng hẹp hòi đây sanh khởi. Trên sự thật, chỗ có phiền não thống khổ, giống như hình tượng trong gương, mặt trăng trong nước, có ảnh của nó mà không thật thể, tìm nó hoàn toàn không thể được. Nếu đem tư tưởng hẹp hòi đả phá bỏ ngoài tai, tự quán chiếu tâm nó, tức có thể giải thích phiền não giống như băng, thì thống khổ tiêu tan, trở mình tỉnh ngộ, như nằm mộng được giác ngộ, mở mắt xem đến đại thế giới của trời cao biển rộng, tất nhiên không gặp tầm mắt hẹp hòi. Đông đảo chúng sanh cố chấp kẻ mình thấy thì nhiều, kẻ giác ngộ thì ít, mặc dù kẻ có trí báo cho nó biết đều là hư vô, nhưng người nó cũng kiên trì không tin, vẫn hướng về phiền não thống khổ chui luồn vào bên trong, càng chui càng sâu, kết quả bị trói buộc, không thể tự ra, lún xuống sâu luân hồi, vĩnh viễn chịu sanh tử, đâu có thể không oan uổng?
Tu đạo trong Phật giáo, tức là phương pháp rất tốt để đối trị căn bản phiền não thống khổ. Tu là tu lý, đạo là đạo lộ. Người tu đạo, chính là tu đạo lộ của lý trong tâm. Thí dụ như đạo lộ trong thế gian, đầu tiên cần yếu thông suốt con đường lưu thông không bị trở ngại, nếu như không lưu thông, người và xe bế tắc liền ngừng lại xe bị chật nứt thành lo âu. Tâm lộ của con người tôi thì cũng như thế, trọn ngày nào ba độc tham sân si làm trở ngại, tâm lộ bế tắc, đi bên trái không thông, đi bên phải cũng không vượt qua, bốn phương tám mặt, không có con đường để đi, kết quả sản sanh các thứ thống khổ ra đời, thử hỏi thống khổ do đâu mà đến?
Tri cứu căn nguyên, từ vọng tưởng sanh, vọng tưởng vốn không có nguồn gốc, quả như có nguồn gốc, có thể đem ra trao cho người xem thấy. Đã là vọng tưởng, nhìn lại gọi là nghĩa tâm tư, vốn không chỗ có, vọng tưởng đã là không, vậy khổ từ đâu đến? Cho nên Phật nói các khổ hoàn toàn là do vọng tưởng tạo những điều quái lạ, nếu không vọng tưởng, thống khổ hoàn toàn không. Chỉ vì chúng sanh mê hoặc không biết, say đắm sanh mộng tưởng, hư vọng tạo nghiệp, hư vọng thọ khổ. Trong “Kinh Lăng Nghiêm” Phật đối với A Nan nói: [Thí dụ như có người nói đến ô mai chua, nước trong miệng chảy ra, như thế nói chua không từ ô mai sanh, cũng không phải từ miệng vào. Tư tưởng bị chà đạp treo trên vách núi, còn tâm dưới chân lại bị chua chát, như vậy chua chát không sanh từ vách núi, cũng không phải chun vào từ dưới chân.] Do đây chứng minh, tất cả thống khổ, đều từ vọng tưởng sanh, nếu không vọng tưởng, thống khổ do đâu mà có?
Thí dụ như, có một chồng vợ đối đãi nhau tha thiết, ăn ở với nhau nhiều năm, chiếu cố nhau đậm đà, không lúc nào không hòa thuận, hình ảnh không lìa nhau; một trong hai người, bổng nhiên vô thường cướp đi mạng sống, một người còn lại, nhất định sầu khổ không tự kềm chế, thống khổ khó nhẫn, hoàn cảnh đổi thay, cũng sầu mặt ủ mày chau che lấp sâu thẫm, buồn thảm sầu mãi không vui. Thử hỏi thống khổ từ đâu sanh ra? Phật nói đây là ái biệt ly khổ (yêu nhau mà bị xa lìa là khổ), nếu như hai người ngày trước không yêu nhau kết tụ thì ngày nay nào có thống khổ vì biệt ly. Quả như một người còn sống, ngồi cô độc nơi gian nhà nhỏ, hoặc đứng lại trước sân nhà, tinh thần tập trung trước sân nhà, suy nghĩ tìm kiếm người bạn đời trước, hai người một lần đi đến một chỗ nơi xem hát, du lịch, bơi lội, đá cầu, lúc đó có biết bao cam mật khoái lạc, hiện tại người bạn yêu đã từ tần, lập tức thành vĩnh biệt, khó vui lại lần thứ hai, càng tưởng lại càng thống khổ, thậm chí tưởng đến thần kinh thác loạn, thống khổ khó gọi. Giả sử lúc này lỡ như có bằng hữu, nó và người yêu đi xem hát, mình bổng nhiên đầu tiên cảm thấy sầu lo nổi lên, lúc đó chúng nó đang tiến vào hí viện, mắt xem trên vũ đài, nào hồng nam lục nữ, ca xướng vũ múa, một đám càng hoan hỷ, tâm hoa mình càng phẩn nộ, lúc này tư tưởng bạn yêu của mình nhớ lại đã mất từ lâu, thống khổ cũng chấm dứt. Sau khi trở về nhà, tư tưởng người yêu đã chết khởi lên, thống khổ trở lại tái sanh, như đây khổ lạc quanh co lật lại, tất cả đều do vọng tưởng sanh ra.
Phật nói tâm sanh các pháp đều sanh; nơi trong không thống khổ, thống khổ bổng nhiên sanh. Thử hỏi thống khổ rốt ráo là có hay là không? Quả như là có, khi ở hý viện, tại sao không có khổ não? Quả như là không, khi trở về nhà, tưởng lại phát khởi hình ảnh cái chết của bạn yêu, tại sao thống khổ lại sanh ra? Lại tiến thêm một bước để nghiên cứu, thống khổ do nội tâm sanh chăng, do ngoại cảnh sanh chăng? Quả như thống khổ do nội tâm sanh, tâm vốn thường trụ, thống khổ cũng nên thường trụ, trên sự thật không phải vậy, thống khổ khi có khi không. Quả như thống khổ do ngoại cảnh sanh, ngoại cảnh cùng ta đều không quan hệ, cảnh có thống khổ, sao ta lại không biết. Như thế quanh co, suy cùng tìm dần dần, thống khổ triệt đễ do ai đem lại? Tìm lại tận gốc rễ, nhưng là hư vọng, hoàn toàn tìm không thể được.
Người tôi hiện tiền, chỗ thấy chỗ nghe, tất cả sự vật, đều là chỗ hiện vọng tưởng. Thử đề cử cảnh mộng làm thí dụ, người tôi chính khi ở trong mộng, không biết mình là mộng, cảnh vật trong mộng, thương ghét lìa hợp, tất cả đều thật. Bổng nhiên tĩnh lại, mới biết thương ghét trong mộng, tất cả đều là hư vọng. Người tôi chưa đến minh tâm kiến tánh, chỗ đại thấu suốt đại ngộ, còn nương vô minh vọng tưởng, chi phối nhân sanh tuần hoàn xoay vần, người mắt sáng quán thấy, dụ như những sự vật trong mộng, chỗ đương sanh ra, theo chỗ diệt tận, huyễn vọng qua lại nhau, huyễn vọng qua lại đây không phải chân.
Giả sử người tôi muốn tiêu trừ phiền não thống khổ, tưởng được đến nhân sanh chân chánh khoái lạc, đầu tiên nhu yếu chân kính nghiên cứu chân đế của Phật giáo, kỹ lưỡng tinh tế tìm hiểu, tận cùng nguyên lý tinh sáng, sau đó mới dẫn đạo giáo lý Phật đà, phải chắc chắn thiết thực, tu tập thiền định, đình chỉ chấm dứt vọng niệm, vọng niệm không khởi, vọng cảnh không sanh, ngoài tâm không cảnh, ngoài cảnh không tâm, tâm cảnh nhất như, lúc này có phiền não thống khổ phát sanh hay sao? Chỗ gọi phiền não tức bồ đề, sanh tử tức niết bàn là thế.
Trích từ: Phật Học Vấn Đáp