“Khẳng định hư không pháp giới tất cả chúng sanh chính là tự tánh”, đây chính là “vào tri kiến Phật”, đó là chân tướng của Vũ trụ nhân sanh.
Đặc biệt là thời đại hiện tại, nếu không có sự nhận biết này, thì kiếp nạn của mình và tất cả chúng sanh, không cách gì tránh khỏi. Muốn nhận biết cái sự thật này, thì cần phải “Thâm nhập Kinh tạng”, mà kinh tạng thì tuyệt nhiên không phải là chỉ “ Đại Tạng Kinh”, mà là lời Phật dạy trong bất cứ bộ kinh điển nào, chân lý mà bộ kinh điển đó hàm chứa, thì có thể giải quyết được vấn đề. Chân lý hàm chứa trong bất cứ kinh luận nào cũng là như nhau, cho nên “pháp môn bình đẳng, không có sai biệt”.
Tu học Phật pháp căn cứ vào bất cứ bộ kinh điển nào, đều có thể vào được tri kiến Phật. Cho đến chọn lựa một bộ kinh nào, một pháp môn nào, đó là duyên phận, căn tánh, yêu thích và hoàn cảnh sinh hoạt khác nhau của mỗi người. Chư Phật Như Lai vì người căn tánh lanh lợi giới thiệu “kinh Hoa Nghiêm” “Kinh Pháp Hoa”, vì người căn tánh trung hạ giới thiệu “kinh Vô Lượng Thọ” nói cho cùng, chúng sanh căn tánh trung hạ thì vẫn chiếm đa số. Còn pháp môn Tịnh Độ không chỉ là một mình Thích Ca Mâu Ni Phật giới thiệu, mà mười phương ba đời tất cả chư Phật Như Lai đều giới thiệu, vậy còn có thể sai chăng? V
ấn đề chính là phải thâm nhập vào chân lý mà kinh tạng hàm chứa, và chân tướng vũ trụ nhân sanh mà kinh đã nói; nếu không thể thâm nhập, thì không thể hàng phục được phiền não tập khí, nếu không thể hàng phục được phiền não tập khí thì nhất định tạo nghiệp, tạo nghiệp thì quyết định tổn hại chính mình, cũng tổn hại tất cả chúng sanh.
Tổn hại chính mình không hề gì, tương lai đọa địa ngục biến súc sanh, đó là tự làm tự chịu; Thế nhưng tổn hại nhiều chúng sanh, thì tội lổi này sẽ rất nặng. Đoạn dứt pháp thân huệ mạng của tất cả chúng sanh, thì không tội nào nặng hơn, bởi vì tội nghiệp này mới sẽ đọa địa ngục. Họ từ vô lượng kiếp đến nay, lần này được thân người, có cơ hội nghe được Phật pháp, bạn làm cho duyên phận này của họ mất đi, cái tội này nặng không? kết tội mà trong kinh Phật nói, chúng ta phải hiểu được cái hàm nghĩa trong đó.
Trái lại, giúp đỡ tất cả chúng sanh có cơ hội nghe được Phật pháp, có cơ hội tu học Phật pháp, đây là công đức bật nhất của thế xuất thế gian pháp. Ở thế gian tuy là có nhiều tiền của, khi chết một phân chia tiền cũng không thể mang đi, nên gọi là “không mang được thứ gì, chỉ có nghiệp theo mình”. Cái gì có thể mang đi? Giúp chúng sanh nhận được cơ duyên giáo hóa, thì công đức này có thể mang đi.
Trong xã hội hiện tại có rất nhiều người có địa vị, có tiền của, mà không biết được sự thật và đạo lý này, không có trí tuệ, không biết được rõ ràng cái gốc của “kiết hung họa phước”, cho nên vẫn là không thể hướng đến việc tốt mà tránh đi việc xấu, những nhân quả báo ứng này, chúng ta không những xem thấy từ trong ghi chép của người xưa rất nhiều, nếu chúng ta hơi lưu ý thì ở xã hội hiện tại nơi nào cũng đều có thể xem thấy.
Ngày nay chúng ta có may mắn gặp được cái nhân duyên này, chân thật là “ trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp”, nếu chúng ta vẫn không biết nắm lấy, không biết được tu phước, trái lại còn tạo nghiệp, chướng ngại cái nhân duyên này, thì tội nghiệp sẽ rất nặng. Cho nên gặp được duyên phận rất thù thắng, rốt cuộc rồi là tốt, hay là không tốt, rất là khó nói, phải xem bạn dùng cái tâm thế nào. nếu bạn dùng là tâm thiện, bằng lòng thành tựu chúng sanh, đây là việc tốt. Nếu như chính mình có ý nghĩ muốn khống chế chiếm hửu, cái duyên phận này sẽ giúp bạn đọa vào địa ngục A Tỳ. Đây đều la sự thật, hoàn toàn khác biệt ở trên sự nhận biết.