Lục nhập là gì? Khải Thiên | Xem: 442


Câu Hỏi

Lục nhập là gì?

Trả Lời

Lục nhập (āyatana hay salāyatana) cũng còn gọi là sáu xứ hay còn gọi là sáu căn, bao gồm sáu nội xứ: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý; liên hệ đến sáu ngoại xứ, tức trần cảnh bên ngoài: vật chất, âm thanh, mùi, vị, sự xúc chạm, và đối tượng của ý thức hay tất cả sự vật, hiện tượng nói chung. Sau khi thụ thai, các căn của phôi thai sẽ từ từ phát triển thành thai nhi, và sau cùng được sinh ra như một hài nhi toàn diện (một em bé bình thường khi chào đời). Ở đây, trước hết duyên vào giới tính: nam hoặc nữ; (1) tâm cơ: tim; (1) mạng căn hay mầm sống;  (1) chất dinh dưỡng hay thức ăn nói chung; cộng với 10 yếu tố trừu tượng: (1) không gian; (2) biểu hiện qua thân và miệng; (3) sắc thái: nhẹ nhàng, mềm dẻo, thích ứng; (4) dấu hiệu: sinh, trụ, dị, diệt.

danh sắc nên sáu nội căn được phát triển. Rồi sau đó, nhờ có sự kết hợp tương quan giữa căn thân và trần cảnh nên mới sinh khởi các thức thuộc về giác quan (nhãn thức, nhĩ thức, tĩ thức, thiệt thức, thân thức, và ý thức). Ví dụ ý thức của mắt (mắt thấy), ý thức của tai (tai nghe), ý thức của mũi (mũi ngửi)... Điều đáng lưu ý ở đây là trong tương quan danh sắc, thì danh nhằm chỉ đến các tâm sở (các trạng thái của tâm); ngược lại, trong tương quan lục nhập, thì sáu thức giác quan thuộc về tâm vương mà không phải là tâm sở (xem thêm ở câu hỏi 07). Như vậy, mặc dù tâm vương luôn dẫn đầu các tâm sở, nhưng ở đây thì ngược lại, tâm sở làm điều kiện cho tâm vương sinh khởi. Ví dụ đối với thị giác, nếu chúng ta không có tiếp xúc, tác ý, và tập trung để nhìn thì sẽ không thấy; mà không thấy thì sẽ không có nhận thức hay hiểu biết nào trổi dậy. Trên thực tế, một tri giác hay nhận thức của bất kỳ một giác quan nào cũng chỉ xuất hiện khi có sự tiếp xúc giữa căn và trần. Ví dụ, để có một cái thấy, con mắt phải tiếp xúc (nhìn) với một đối tượng cụ thể thì mới hình thành nên một nhận thức, tức là nhận thức của con mắt (nhãn thức). Tương tự như thế đối với các giác quan của tai, mũi, lưỡi... Đây là ý nghĩa “duyên danh sắc nên lục nhập sinh khởi”.
 

Trích từ: Cẩm Nang Của Người Phật Tử Tập 2