Phật Học Vấn Đáp


Lúc miệng con đang niệm Phật, vọng niệm vẫn khởi dậy?
Thầy nói vậy, nhưng ngay lúc miệng con đang niệm Phật, vọng niệm vẫn khởi dậy?

8/19/2022 2:27:05 PM

Đây là bệnh chung của hành giả Tịnh độ. Miệng niệm Phật lâu ngày thành thói quen, miệng cứ niệm Phật (theo thói quen) mà tâm ý tự do rong ruổi đông tây, không có niệm Phật, nên vọng niệm mới khởi dậy.

Trường hợp này gọi là hữu khẩu vô tâm. Tổ Đức Nhuận nói: “Niệm Phật như vậy (hữu khẩu vô tâm) thét cho bể cuống họng cũng vô ích”. Bởi vậy cho nên lắm người niệm Phật đến nay đã mấy chục năm rồi mà vẫn trơ trơ, không thấy có lợi ích gì cả, đôi khi còn tăng thêm phiền não. Hoà thượng Trí Tịnh dạy: “Niệm Phật phải niệm rành rẽ, rõ ràng. Rành rẽ tức là từng tiếng, từng câu không có lộn lạo. Rõ ràng nghĩa là hễ niệm Nam là rõ tiếng Nam, Mô rõ tiếng Mô, A rõ tiếng A, cho đến Phật thì rõ tiếng Phật không có trại giọng (không thêm, không bớt dấu sắc, dấu huyền gì cả). Tiếng niệm Phật cùng với cái tâm của mình phải hiệp khắn nhau.

Nghĩa là cái tâm phải duyên theo tiếng, cái tiếng phải nằm trong cái tâm. Tâm tiếng phải là một. Hay nói tiếng ở đâu tâm phải ở đó. Tiếng niệm Phật, tâm phải ở câu Phật hiệu. Được vậy khi niệm Phật nhất định không có vọng niệm. Vì tâm vô nhị dụng (tâm một lúc không thể làm hai việc). Tâm đang niệm Phật thì đâu có thể niệm gì khác.

Trích từ:  Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp. Thượng Tọa Thích Minh Tuệ


Thẻ
Niệm Phật       

Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Từ Ngữ Phật Học Trong Phần Vấn Đáp



Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật