Phật Học Vấn Đáp


Tại sao cũng là thân phận một con người, nhưng khi ba nghiệp “thân-khẩu ý” tạo tác?
Thưa Hòa thượng, tại sao cũng là thân phận một con người, nhưng khi ba nghiệp “thân khẩuý” tạo tác, có người thọ quả báo, có người chẳng thọ quả báo? Phật nói những người này chẳng nằm trong phạm trù của nghiệp thiện ác, ý này nghĩa này như thế nào? Xin Hòa thượng giải bày cho đệ tử hiểu.

8/16/2022 1:03:41 PM
Câu hỏi của bạn rất hay. Bạn hỏi hạng người nào ba nghiệp “Thân Khẩu Ý” tạo tác mà không thọ quả báo? Đó là chư Phật Bồ Tát hóa thân đến thế gian này để độ sanh. Những gì họ tạo tác đó không có quả báo. Nguyên nhân gì vậy? Bởi vì những việc các ngài làm đều vô tâm, tức là chẳng có ý niệm vọng tưởng phân biệt chấp trước. Đây tức là điều mà trong nhà Phật thường nói: “Làm mà không làm, không làm mà làm!”. Làm là trên sự tướng cùng hạng phàm phu thông thường như chúng ta đang làm như nhau. Thân khẩu ý đều đang làm. Còn không làm là sao? Là họ từ trước đến nay chẳng khởi tâm động niệm nhất định chẳng có vọng tưởng phân biệt chấp trước. Hạng người này thì không thọ quả báo. Bạn hỏi họ là thân phận gì? Họ là pháp thân đại sĩ, Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, Phật trong thập pháp giới. Các ngài hoá thân vào các cõi để độ sanh, đều sống bằng trí tuệ, còn phàm phu phần nhiều sống bằng thức, đạo lý này phải hiểu thật rõ ràng, khi chưa chứng được pháp thân, chỗ làm đó đều có quả báo. Cho nên bậc khai ngộ cùng phàm phu chúng ta có khác. Sự khai ngộ này giảng như thế nào đây? Trong “Tứ thánh pháp giới” cùng lục đạo, phàm phu khác nhau. Lục đạo phàm phu khi thọ báo, họ chẳng biết cái nghiệp nhân đời trước. Còn những bậc thánh nhân của tứ thánh pháp giới, họ thọ quả báo họ biết tất cả, nên gọi là “không lầm nhân quả”. Họ biết được ta hôm nay thọ quả báo này là cái nhân thế nào nên hiện ra cảnh giới này. Họ rõ ràng minh bạch. Vậy sau khi chứng được pháp thân, thì phá một phần vô minh. Do đây, có thể biết tu hành chứng quả đích thật là khó khăn. Bạn có thể hiểu được đạo lý này thì bạn mới biết chỗ đáng quý của sự niệm Phật cầu sanh Tịnh độ. Đó là công đức chân thật, bất khả tư nghì. Quý vị nên biết niệm Phật cầu sanh Tịnh độ là thuộc về công đức chân thật! 
 
Trích từ:  Tịnh Độ Vấn Đáp. Hòa Thượng Thích Tịnh Không | Dịch Giả : Thích Nhuận Nghi


Thẻ
Nghiệp       

Câu Hỏi Ngẫu Nhiên


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật